Cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu luận văn tư tưởng hồ chí minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của đảng ta vào quá trình thực hiện công nghiệp (Trang 57 - 67)

I. Mục tiêu phương hướng phát triển của công tyQHQT-ĐTSX

2. Một số kiến nghị đối với nhà nước về hoạt động nhập khẩu

2.1: Cải cách thủ tục hành chính

hiện hợp đồng nhập khẩu xe máy.

* Nhận hàng và kiểm tra hàng hoá:việc tiếp nhận hàng hoá là một bước quan trọng trong khâu nhập khẩu, nên công ty cần chú ý khi nhận đựợc bộ chứng từ thì cần kiểm tra chi tiết và đối chiếu với chứng từ mua hàng, nếu thiếu xót thì bổ sung.

* Thanh toán: khi làm thủ tục thanh toán công ty cần phải giám sát chặt chẽ và kiểm tra tỷ mỷ bộ chứng từ nhận hàng và nếu bộ chứng từ không hợp lệ thì sẽ từ chối trả tiền đến khi nào bên bán bổ sung. Bởi vì nếu chứng từ không hợp lệ mà công ty vẫn thanh toán thì sẽ không nhận được hàng, đồng thời bị bên bán chiếm dụng vốn.

Bên cạnh đó, công ty cần sắp xếp sử dụng vốn, nguồn nhân lực theo đúng trình độ chuyên môn. Có chế độ thưởng phạt đi kèm với lợi ích thiết thực của con người từ đó thúc đẩy nhân viên trong công ty đóng góp sức mình vì lợi ích của công ty.

2. Một số kiến nghị đối với nhà nước:

2.1: Cải cách thủ tục hành chính và ban hành các chính sách văn bản hợp lý: lý:

Hiện nay, thủ tục hành chính ở Việt Nam, đặc biệt là thủ tục xuất nhập khẩu còn rất nhiều hạn chế. Trước hết là thủ tục xin giấy phép nhập khẩu. Bên cạnh đó là việc làm thủ tục nhập khẩu tại cửa khẩu do việc kiểm tra thủ tục giấy tờ, cũng như kiểm tra hàng hoá, do thủ tục và một phần do trang thiết bị chưa hiện đại. Do đó, chính phủ phải có các văn bản qui định tới các cơ quan hữu quan để rút ngắn thời gian xét duyệt trong việc cấp giấy phép.

Nhà nước nên ban hành các chính sách văn bản pháp luật một cách nhất quán để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hợp tác ký kết hợp đông kinh doanh.

2.2: Tăng cường công tác quản lý nhập khẩu của Nhà nước:

Để thực hiện được điều này thì các cơ quan chức năng phải xây dựng cơ chế điều hành xuất nhập khâủ lâu dài và nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về xuất nhập khẩu. Cần phát hiện ngăn chặn kịp thời việc buôn lậu qua biên giới. Như thế mới đưa chính sách nhâpk khẩu vào phục vụ nhu cầu trong nước tốt, và góp phần bảo vệ nền sản xuất trong nước.

2.3: Tăng cường công tác quản lý ngoại tệ, ổn định tỷ giá:

Nhà nước cần có qui định chặt chẽ trong quản lý ngoại tệ để đảm bảo ổn định tình hình kinh doanh cho các doanh nghiệp nhập khẩu, tránh tình trạng đầu cơ tích luỹ ngoại tệ, tạo nên một thị trường ảo về khan hiếm ngoại tệ. làm cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và doanh nghiệp tham gia kinh doanh nhập khẩu nói riêng phải mua ngoại tệ với giá cao hơn để thanh toán hợp đồng. Và như vậy giá bán sản phẩm sẽ cao hơn, làm cho sản phẩm của công ty giảm tính cạnh tranh.

Cụ thể là thực hiện điều tiết cung, cầu ngoại tệ mạnh ( USD ) một cách hợp lý, đồng thời Nhà nước cần theo dõi chặt chẽ sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và những ngoại tệ mạnh.

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Nhà nước cần có chính sách ổn định tỷ giá hối đoái, cân bằng cung cầu về ngoại tệ. Để làm được điều này, Nhà nước cần hạn chế tình trạng đầu cơ, tích luỹ ngoại tệ.

2.4: Thuế nhập khẩu:

Thuế luôn là một nguông thu quan trọng của ngân sách nhà nước , việc thu thuế nhập khẩu còn có tác dụng bảo vệ nền sản xuất trong nước. Tuy

nhiên chính sách nhập khẩu hiện nay còn nhiều bất hợp lý, trong việc đánh thuế nhập khẩu. Để sửa chữa những bất hợp lý này Nhà Nước nên có sự chọn lọc trong quyết định thuế suất một cách hợp lý.

Nhà nước cần chú ý hơn trong vấn đề thuế quan, nên có những chính sách ưu tiên về thuế để nhà nhập khẩu hàng hoá về phục vụ tiêu dùng trong nước. Thoả mản nhu cầu cải thiện đời sống nhân dân.

Trước tình hình đó, nhà nước ta đã có những nghị định mới, phù hợp với tình trạng xuất nhập khẩu thực tế như hiện nay và những chính sách mới cũng có nhiều những khuyến khích để các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu. Để biết rõ hơn xem phụ lục về nghị định số 94/98/NĐ-CP

LỜI KẾT

Với chính sách mở cửa thị trường ở nước ta, đã đem lại những thành quả to lớn cho nền kinh tế nước nhà. Giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội giao lưu và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hoạt động TMQT được đẩy mạnh, kim ngạch xuất khẩu của ta sang thị trường các nước ngày càng tăng, và hoạt động nhập khẩu cũng vậy, đã phần nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, và đặc biệt đối với hoạt động nhập khẩu xe máy đã tạo ra cho thị trường sôi động trong những năm qua.

Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tại công ty QHQT- ĐTSX, với đề tài : “ Hoàn thiện qui trình nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT-ĐTSX”, đã nêu lên được thực trạng nhập khẩu xe máy tại công ty và cũng xin đưa ra một số những giả pháp để hoàn thiện qui trình nhập khẩu xe máy. Thời gian thực tập tại công rất có ích, giúp em củng cố lại được những kiến thức đã học trong nhà trường và áp dụng vào thực tế.

Trong khi hoàn thành bài viết này em rất cám ơn sự chỉ bảo tận tình của các anh chị tại công ty và đặc biệt là của cô giáo hướng dẫn TS. Đào Bích Hoà đã giúp em hoàn thành bài viết này. Trong bài viết không tránh khỏi những sai sót và thiếu logic, em rất mong được sự góp ý chân thành .

Em xin chân thành cám ơn.

Sinh viên thực hiện:

PHỤ LỤC 1

NGHỊ ĐỊNH SỐ 94/98/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ

V/V: luật sửa đổi và bổ sung một số điều của luật thuế xuất khẩu nhập khẩu của chính phủ

---o0o---

Điều 1: thuế suất, thuế nhập khẩu:

1. Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu gồm thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt:

a. Thuế suất ưu đãi cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ với Việt Nam.

b. Thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có xuất xứ từ nước không có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ đối với Việt Nam.

Thuế suất thông thường áp dụng thống nhất cao hơn 50% so với thuế suất ưu đãi ở mục a, nhưng không quá 70% so với thuế suất ưu đãi.

Thuế suất thông thường = thuế suất ưu đãi + (thuế suất ưu đãi x 50%) c. Thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có suất xứ từ nước hoặc khối nước mà Việt Nam hoặc khối nước đó đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại.

Điều 2: Hàng xuất khẩu, nhập khẩu được xét miễn thuế:

- Hàng nhập khẩu chuyên phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học, giáp dục và đào tạo được miễn thuế theo danh mục hàng hoá nhập khẩu do bộ tài chính thống nhất với các bộ, ngành có liên quan quy định. -Hàng nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và của bên nước ngoài hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được miến thếu theo các quy định tại nghị định 12/CP năm 1996.

- Hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp đầu tư trong nước theo luật khuyến khích đầu tư trong nước được miễn thuế nhập khẩu theo điều 25 luật khuyến khích đầu tư trong nước.

- Hàng là quà biếu, quà tặng các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các tổ chức cá nhân Việt Nam.

Điều 3: kê khai nộp thuế

Tổ chức cá nhân mỗi lần có hàng hoá được phép nhập khẩu phải kê khai, nộp tờ khai hàng hoá nhập khẩu cho cơ quan hải quan nơi có cửa khẩu hàng hoá và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai.

Đối với cửa khẩu có lượng hàng nhập khẩu lớn, được phép mở thêm một số địa điẻm làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá và thu thuế nhập khẩu.

Điều 4: thời hạn nộp thuế nhập khẩu:

Đối với hàng là máy móc, thiết bị nguyên vật liệu, phương tiện vận tải nhập khẩu để phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh là 30 ngày.

Điều 5: Căn cứ tính thuế:

1. Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Giá tính thuế:

 Đối với hàng nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu(CIF), bao gồm cả chi phí vận chuyển(F), phí bảo hiểm(I). Nếu nhập khẩu bằng đường bộ là giá mua theo điều kiện biên giới với Việt Nam .

 Đối với trường hợp nhập khẩu có bao gồm hàng bảo hành theo hợp đồng, thì giá tính thuế trên hợp đồng là giá bao gồm cả phần bảo hành.

3. Tỷ giá tính thuế: giá tính thuế được tính bằng đông Việt Nam, tỷ giá để làm cơ sở xác định giá tính thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu là tỷ giá mua, bán thực tế bình quân trên thị trường liên ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên báo Nhân dân hàng ngày.

PHỤ LỤC 2

QUY ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG NHẬP KHẨU LÀ LINH KIỆN LẮP RÁP Ô TÔ, XE HAI BÁNH GẮN MÁY.

1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp xe máy, sản xuất ô tô, xe gắn máy hai bánh được nhập khẩu linh kiện để sản xuất, lắp ráp theo đúng giấy phép đầu tư đã cấp, phù hợp với năng lực sản xuất và các quy định hiện hành của Nhà nước về nội địa hoá và tiêu chuẩn phương tiện.

2. Doanh nghiệp trong nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô và xe gắn mấy hai bánh phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về nội đại hoá, về sở hữu công nghiệp theo luật pháp Việt Nam và quốc tế về chất lượng, tiêu chuẩn an toàn phương tiện. Doanh nghiệp chỉ nhập khẩu linh kiện đã sản xuất, lắp ráp theo đúng chương trình nội địa hoá và thực hiện tại cơ sở đã đăng ký,không nhượng bán và không nhập khẩu uỷ thác linh kiện ô tô, xe gắn máy các loại.

3. Việc nhập khẩu linh kiện ô tô, xe máy chỉ được phép thực hiện theo đường mậu dịch chính ngạch và việc thanh toán phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

4. Thủ tướng Chính phủ sẽ có quyết định cụ thể đối với hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, kể cả sản xuất phụ tùng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp ô tô, xe gắn máy hai bánh trong thời gian tới và hoạt động lưu thông ngành hàng này; trước mắt ngừng việc đăng kí tỷ lệ nội hoá đối với các nhãn mác mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình kỹ thuật TMQT. 2.Kỹ thuật đàm phán TMQT.

3.Các bản báo cáo của công ty về doanh thu,chi phí,sản lượng sản xuất.Quyển điều lệ của công ty.

4.Thời báo kinh tế Việt nam. 5.Báo Hải quan.

6.Incoterm 2000. 7.Các luận văn.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ... 1-2 NỘI DUNG

Chương 1: NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUI TRÌNH NHẬP KHẨU

HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT KHẨU ... 4

I. Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân... 4

1. Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hoá với nền kinh tế quốc dân... 4

2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hoá đối với doanh nghiệp ... 5

II. Quy trình nhâp khẩu hàng hoá ... 5

1. Nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh ... 5

2. Giao dịch, đàm phán và kí kết hợp đồng ... 7

3. Tổ chức thực hiện hợp đồng ... 11

3.1: Xin giấy phép nhập khẩu ... 12

3.2: Thuê phương tiện vận tải ... 12

3.3: Mua bảo hiểm ... 13

3.4: Làm thủ tục hải quan ... 14

3.5: Giao nhận hàng hoá ... 15

3.6: Làm thủ tục thanh toán ... 17

3.7: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại ... 19

3.8: Các chứng từ thường sử dụng trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng ... 20

Chương II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU XE MÁY TẠI CÔNG TY QHQY-ĐTSX ...22

I.Tổng quan về quá trình hình thành phát triển và kết quả hoạt động của công tyQHQT-ĐTSX ... 22

1.Quá trình hình thành và phát triền của công ty QHQT-ĐTSX. ... 27 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty QHQT-ĐTSX

trong thời gian qua ... 30

II. Phân tích thực trạng qui trình nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT-ĐTSX ... 32

1. nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh ... 33

2. Giao dịch , đàm phán kí kết hợp đồng sơ bộ ... 35

3. Giao dịch đàm phán kí kết hợp đồng cụ thể. ... 37

4. Tổ chức thực hiện hợp đồng. ... 39

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUI TRÌNH NHẬP KHẨU XE MÁY TẠI CÔNG TY QHQT-ĐTSX: ...44

I. Mục tiêu phương hướng phát triển của công ty QHQT-ĐTSX . 44 II. Giải pháp nhằm hoàn thiện qui trinh nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT-ĐTSX: ... 47

1. Các giải pháp đối với công ty QHQT-ĐTSX ... 47

1.1: Giải pháp trong nghiên cứu thị trường và lập PAKD ... 49

1.2: Giải pháp trong giao dịch đàm phán kí kết hợp đồng ... 49

1.3: Giải pháp trong tổ chức thực hiện hợp đồng ... 50

1.4: Một số giải pháp khác ... 53

2. Một số kiến nghị đối với nhà nước về hoạt động nhập khẩu ... 54

2.1: Cải cách thủ tục hành chính ... 54

2.2: Tăng cưòng công tác quản lý nhập khẩu của Nhà nước ... 54

2.3: Tăng cường công tác quản lí ngoại tệ ... 54

2.4: Vấn đề thuế nhập khẩu ... 54

KẾT LUẬN ... 55

PHỤ LỤC ... 56

Một phần của tài liệu luận văn tư tưởng hồ chí minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của đảng ta vào quá trình thực hiện công nghiệp (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)