* Mục tiêu : Học sinh hệ thống và phát triển kiến thức, hình thành các kỹ năng phân
tích tổng hợp, so sánh. Xây dựng tinh thần tự giác tích cực học tập của học sinh.
a. Nội dung đánh giá
* Phần tự học : Đọc tài liệu
Câu 1 : Anh (chị) hãy nêu cách chèn số trang tự động trong winword. Câu 2 : Anh chị hãy nêu cách tìm kiếm và thay thế trong văn bản.
Đáp án :
Câu 1 : Sử dụng Page number - Bước 1: Vào insert/Page number
- Bước 2: Xuất hiện hộp thoại : Page number
Hiệu chỉnh cho phù hợp với yêu cầu : Position: Chọn vị trí số trang
Alignment: Chọn căn lề số trang
* Nhấn Fomat để định dạng cách số trang. - Bước 3: Chọn ok
Câu 2
Tìm kiếm:
B1: Chọn Edit\ Find (hoặc Ctrl + F) để mở hộp thoại Find and Replace với trang
Find.
B2: Gõ nội dung cần tìm vào ô Find what.
B3: Nháy nút Find Next để tìm (nháy nút Cancel để kết thúc). Thay thế:
B1: Chọn Edit\ Replace (hoặc Ctrl + H) để mở hộp thoại Find and Replace với trang
Replace.
B2: Gõ nội dung cần thay thế vào ô Find what. B3: Gõ nội dung được thay thế vào ô Replace with. B4: Nháy nút Find Next để tìm.
B5: Có 2 cách thực hiện
+ Nháy nút Replace All để thay thế tất cả các cụm từ tìm được bằng cụm từ thay thế. Mục tiêu :
Phần vừa học :
Câu 1: Nêu các nguyên tắc chung khi thay đổi kích thức vị trí của hình ảnh, đồ họa, các ký tự đặc biệt, công thức toán học.
Đáp án : Chọn đối tượng cần thay đổi kích thước, sau khi chọn sẽ xuất hiện 8 ô vuông trắng bao xung quanh đối tượng, bạn có thể đặt con trỏ chuột vào 1 trong 8 ô vuông đó và kéo rê, kích thước của hình ảnh sẽ thay đổi theo chiều kéo.
Câu 2: Muốn chèn những đối tượng vào văn bản thì các bước làm chung là gì? Áp dụng cho cách chèn hình ảnh và văn bản.
Đáp án: * Chèn đối tường bất kì + Chọn vị trí cần chèn.
+ Trên các thanh thực đơn chính, tùy từng nhiệm vụ cụ thể mà lựa chọn nhóm thực đơn đúng.
+ Thực hiện các bước lựa chọn trên hộp thoại cho phù hợp với yêu cầu văn bản (nếu có)
+ Nhấp nút thực hiện : ok hoặc insert.
* Áp dụng:
+ Chọn vị trí cần chèn
+ Trên thanh thực đơn chính chọn Insert sau đó chọn Picture\Clip Art\Clip Art Xuất hiện hộp thoại clip art và thực hiện thac tác lựa chọn hình ảnh.
+ Trường hợp này khi kích vào hình ảnh thì hình ảnh đã xuất hiện trên màn hình soạn thảo mà đã lựa chọn. Đối với các công cụ chèn đối tượng khác thì có thêm mục thực hiện lựa chọn.
7- Trình bày giáo án
Bài soạn số 3
Chương 4: Hệ soạn thảo winword Tiết 3: Các công cụ soạn thảo văn bản
Trường : ……….. Môn học: Tin học đại cương
Bài dạy: Một số công cụ hỗ trợ soạn thảo văn bản Số tiết : 02 (Lý thuyết) Năm học: ……….. Lớp: ………. Ngày dạy:……… I. Mục tiêu bài học
a. Mục tiêu giáo dưỡng: Trang bị cho học sinh kiến thức là cách thao tác để sử
dụng hỗ trợ soạn thảo văn bản như : Định dạng ký tự lớn đầu dòng, chèn ký tự đặc biệt, phân cột cho tài liệu, định dạng khung và màu nền văn bản, đưa và làm việc với văn bản, vẻ hình trong văn bản, chèn chữ nổi (Word art) vào văn bản, đưa ký tự toán học vào văn bản.
b. Mục tiêu giáo dục : Xây dựng cho học sinh tính tham thích môn học, có tinh thần
kỷ luật cao, tính ham hiểu biết tìm tòi sáng tạo.
c. Mục tiêu phát triển : Trang bị kỹ năng cho học sinh như thực hiện được các thao
tác định dạng ký tự lớn đầu dòng, chèn ký tự đặc biệt, phân cột cho tài liệu, định dạng khung và màu nền văn bản, đưa và làm việc với văn bản, vẻ hình trong văn bản, chèn chữ nổi (Word art) vào văn bản, đưa ký tự toán học vào văn bản.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Sách giáo khoa, Sách tham khảo. 2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.
III. Trọng tâm của bài và chuẩn bị bài dạy
+ Các chức năng của công cụ hỗ trợ soạn thảo văn bản :Drop cap, symbol,
columns, borders and shading, picture, drawing, word art, equation
IV. Hoạt động dạy học
1. Tổ chức ổn định lớp và tạo tâm thế học tập. (2 phút)
Kiểm tra số học sinh vắng :…..
2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
Đặt câu hỏi phần trước đã học để cũng cố kiến thức Câu 1: Trình bày cách khởi động winword
C1: Kích đúp chuột vào biểu tượng trên nền màn hình (Destop). C2: Menu Start/Programs/Microsoft Word
C3: Kích chuột vào biểu tượng của Word trên thanh Microsoft Office Shortcut Bar của nền màn hình.
…
Câu 2: Nêu thao tác sao chép văn bản?
Đáp án:
+ Chọn (bôi đen) phần văn bản muốn sao chép và nháy nút lệnh Copy trên thanh công cụ chuẩn
+ Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần sao chép và nháy nút Paste trên thanh công cụ chuẩn
( Nhấn Ctrl + C và sau đó nhấn Ctrl + V)
3. Giảng bài mới
Đặt vấn đề : (1 phút)
Bài trước chúng ta đã học và làm quen về một số thao tác cơ bản trong soạn thảo văn bản như sao chép, di chuyển, định dạng văn bản. Hôm nay chúng ta sẽ học bày một số công cụ hỗ trợ soạn thảo văn bản để có một văn bản đặt hiệu quả như mong muốn.
Tiểu luận phương pháp dạy học
Sinh viên: Lê Thị Ánh Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đình Yên
gian động của trò – phương tiện)
7 phút
1.1. Định dạng ký tự lớn đầu dòng
- Chọn ký tự (chữ) cần sử dụng. Chọn Format \ Drop Cap:
xuất hiện hộp thoại drop cap -None : Bình thường.
-Dropped: Đoạn văn bản sẽ tự
động lui vào nhường chỗ cho ký tự được chọn.
-In Margin : Ký tự được chọn
sẽ tự động chiếm một cột.
-Font : Thay đổi kiểu chữ cho ký
tự
-Lines to drop : Số dòng văn
bản mà ký tự được chọn sẽ chiếm . -Distance from text : Khoảng
cách từ ký tự đến đầu văn bản.
Ví dụ :
• Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, trực quan.
* Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề: - GV:
+ Đưa ra hai văn bản: Một văn bản đã định dạng và một văn bản chưa định dạng ký tự đầu dòng.
+ Đặt câu hỏi : Sự khác biệt của hai văn bản là gì?
- HS trả lời: Ký tự đầu dòng lớn hơn ký tự khác, kiểu chữ khác so với trong đoạn, chiếm 3 dòng đầu tiên.
- GV: Để tạo ra văn bản như thế ta cần sử dụng công cụ hỗ trợ soạn thảo văn bản – Giới thiệu tiêu đề bài học.
* Phương pháp thuyết trình kết hợp với trực quan:
- GV: Giảng nội dung
- HS : Quan sát và ghi nhận thông tin
- Phương tiện sử dụng : Phấn bảng, tranh minh họa.
* Phương pháp đàm thoại: - GV : Đặt câu hỏi
+ Ứng dụng này thường thấy trong những văn bản nào?
- HS : Đưa ra một số câu trả lời
+ Ứng dụng thường được trong các bài báo, tạp chí, đầu chương của tiểu thuyết, truyện ngắn, các văn bản phục vụ cho đời sống văn hóa.
- GV : Kết luận lại câu trả lời
- HS : Có thể đặt câu hỏi những điều chưa hiểu.
- GV : Kết luận lại câu trả lời - GV : Giải quyết câu hỏi của HS
4. Cũng cố kiến thức (5 phút)
Sau khi đã thực hiện giảng bài mới giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các những kiến thức đã được học: Những công cụ hỗ trợ soạn thảo văn bản vừa học trên lớp ? Nhấn mạnh phần quan trọng là phần vẽ hình và thay đổi kích thước hình ảnh, đưa công thức toán học vào văn bản như thế nào.
5. Câu hỏi và hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. ( 5 phút)
Vì bài này mang tính thực hành cao nêu yêu cầu học sinh về nhà thực hiện các thao tác trực tiếp trên máy. Giáo viên đưa bài tập thực hành kèm theo.
- Tự học các phần sau : + Đánh số trang tự động
+ Công cụ hỗ trợ tìm kiếm và thay thế.
+ Làm quen với thanh công cụ Table and borders
- Yêu cầu học sinh về nhà đọc trước tài liệu “phần IV bảng biểu trong văn bản” (2 phút)
Sau khi thực hiện xong “Tiểu luận phương pháp dạy học” thì em đã hiểu hơn về hoạt động của người giáo viên. Người giáo viên phải là người có chuyên môn về lĩnh vực giảng dạy còn phải có năng lực sư phạm giỏi. Điều đó giúp cho học sinh biết các chiếm lĩnh tri thức một cách khoa học. Một giáo viên phải thiết kế cho môn học, chương học, bài học của mình một các hiệu quả sao cho học sinh đạt được các mục đích khi tham gia học tập và khi ra trường có nhiều cơ hội việc làm.
Khi làm tiểu luận em đã được thực hành cho môn “Tin học đại cương” em đã vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau để đạt được mục tiêu là dạy học theo quan điểm tích hóa. Vì phương tiện dạy học của trường còn chưa đáp ứng được với các phương pháp học hiện đại và quy định của môn cho nên chưa đạt hiệu quả tốt nhất đối với môn học này. Vì môn tin học đại cương mang tính thực hành cao đòi hỏi phải có phương tiện phù hợp để có hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên việc kết hợp các phương pháp lại với nhau một cách hợp lý sẽ là phương án tối ưu nhất.
Việc thực hiện thảo luận đi theo từng bước đã giúp em hình thành kỹ năng lập kế hoạch trước khi thực hiện giảng dạy, từ đó giúp ích cho em là sinh viên sư phạm kỹ thuật biết và làm được khi ra trường. Tiểu luận là môn học rất bổ ích cho công việc làm giáo viên sau này. Vì vậy khi được giao đề tài đòi hỏi sinh viên phải tích cực thực hiện và hoàn thành được bài tiểu luận.
Với sự giúp đỡ tận tình của các giáo viên hướng dẫn “Nguyễn Đình Yên” và các giáo viên trong khoa em đã hoàn thành bài tiểu luận của mình. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giúp em hoàn thành tốt học phần này!
• Tài liệu tham khảo:
[1]Giáo trình phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp- Bộ môn phương pháp luận phương pháp dạy học- Trường đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên.
[2] Sách phương pháp dạy kỹ thuật công nghiệp- Thầy Dương Phúc Tý- Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội – 2006
[3] Giáo trình tâm lý học - Bộ môn tâm lý giáo dục- Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên - 2010
[4] Giáo trình giáo dục học- Bộ môn tâm lý giáo dục- Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên – 2010
[5]Giáo trình Tin học Đại cương – Dùng cho các trường THCN ...