- Phổ cập cấp I Người 9
- Phổ cập cấp II Người 22
- Phổ cập cấp III Người 14
4 Số năm nuôi lợn bình quân Năm 15,5
5 Số lao động BQ/hộ Người 3,4
6 Quy mô chăn nuôi của hộ (con/lứa)
- 5 đến 10 con Hộ 14
- 10 đến 15 con Hộ 11
- 15 đến 20 con Hộ 9
- Trên 20 con Hộ 11
7 Diện tích chuồng trại BQ/hộ M2 26,56
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Nhìn chung, các chủ hộ điều tra có tuổi đời khá cao, bình quân khoảng 44 tuổi và có số năm chăn nuôi lợn khá nhiều (khoảng hơn 15 năm). Trình độ của chủ hộ khá thấp, chỉ có 31% trong tổng số hộ được hỏi có trình độ cấp 3, khoảng 49% đạt trình độ cấp 2 và 20% mới chỉ phổ cập đến trình độ văn hóa cấp 1. Một điểm đáng chú ý là số lao động bình quân của một hộ cho việc chăn nuôi lợn là xấp xỉ 4 người. Quy mô chăn nuôi của hộ phổ biến là từ 5 - 10 con lợn và diện tích chuồng trại xấp xỉ 26,56m2.
* Cơ cấu đàn lợn ở hộ điều tra
Bảng 4.3: Cơ cấu đàn lợn của hộ chia theo độ tuổi Đơn vị điều tra Tổng
số
Chia ra theo độ tuổi (tháng tuổi)
1 - 3 3 - 12 >12
Xóm 3 289 131 153 5 Xóm 5A 204 121 71 12 Xóm 5B 258 204 54 0 II - Cơ cấu (%) 100,0 0 60,72 37,02 2,26
( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Theo số liệu điều tra , đàn lợn đang nuôi dưỡng tại xã Hưng Đạo có cơ cấu nhóm từ 1 - 3 tháng tuổi chiếm cơ cấu nhiều nhất, chiếm 60,72% tổng đàn; Nhóm từ 3 - 12 tháng tuổi là 37,02%; Nhóm từ 12 tháng tuổi trở lên chiếm cơ cấu ít nhất là 2,26%.
Hầu hết các hộ chăn nuôi đều bán lợn khi giá cao. Điều đó chứng tỏ các hộ rất quan tâm tới hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
- Hình thức chăn nuôi lợn và cơ cấu của nó ở các hộ điều tra
Bảng 4.4: Phương thức và mục đích chăn nuôi của các hộ điều tra
Chỉ tiêu Năm 2013
Số hộ Cơ cấu (%)
1. Phương thức chăn nuôi 45
+ Quảng canh - - + Bán công nghiệp - - + Công nghiệp 45 100 2. Mục đích chăn nuôi - Tận dụng 7 15,56 - Kinh doanh 38 84,44
( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
- Chăn nuôi quảng canh: Đây là phương thức chăn nuôi có từ lâu đời, đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là đầu tư vốn ban đầu ít, đàn lợn được thả rông, tự tìm kiếm thức ăn là chính và cũng tự đẻ, tự nuôi con; chuồng trại đơn giản, thời gian nuôi kéo dài. Do chăn thả tự do, môi trường chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh khiến đàn lợn dễ mắc bệnh, dễ chết nóng, chết rét, tỷ lệ nuôi sống thấp, hiệu quả kinh tế không cao.
- Chăn nuôi bán công nghiệp: Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến. Để áp dụng phương thức chăn nuôi này ngoài yêu cầu phải có nơi chăn thả rộng được bao bọc bởi hàng rào tre, nứa thì cần phải đầu tư xây dựng chuồng trại.
- Chăn nuôi công nghiệp: Chăn nuôi theo phương thức này đòi hỏi phải đầu tư xây dựng chuồng trại, lợn được nuôi nhốt hoàn toàn. Hiện nay, 100%
số hộ chăn nuôi ở xã Hưng Đạo áp dụng chăn nuôi theo phương thức này do nó có nhiều ưu điểm trong khâu quản lý, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh; lợn được nuôi theo phương thức này được ăn uống, tiêm phòng… theo đúng quy trình kỹ thuật sẽ có phẩm chất, chất lượng và phát triển tốt.
* Đầu tư của các hộ cho chăn nuôi lợn
Đầu tư cho chăn nuôi lợn của các hộ chủ yếu là chi phí sản xuất đó là: con giống, thức ăn, thú y, chuồng trại.... Qua điều tra thực tế có thể thấy: 100% các hộ chăn nuôi lợn đều xây chuồng để chăn nuôi với nhiều mức giá trị và giá trị sử dụng, có thể phân loại chuồng ra làm 3 loại như sau:
Bảng 4.5: Đầu tư chuồng trại các hộ chăn nuôi
Phân loại Giá trị (tr.đồng) Số hộ Tỷ lệ
Chuồng trại kiên cố Trên 10 triệu 8 17,78 Chuồng trại bán kiên cố Từ 2 đến 10 triệu 30 66,67
Chuồng trại tạm bợ Dưới 2 triệu 7 15,56
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Những chuồng trại tạm bợ cũng đã giảm bớt, đến nay chỉ có 7 hộ, chiếm 15,56% còn có những chuồng trại tạm bợ (chủ yếu là hộ nghèo). Chuồng trại bán kiên cố vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, 66,67%. Trong khi đó, chuồng trại kiên cố đã được các hộ tu sửa với những vật liệu chắc chắn, độ bền cao và thời gian sử dụng trên 20 năm chỉ chiếm 17,78%. Đây là những hộ có kinh nghiệm và có những bước đi lâu dài cho việc chăn nuôi lợn.
Ảnh 2: Chuồng trại chăn nuôi lợn của hộ
4.1.4 Các khâu trong chăn nuôi lợn
4.1.4.1 Giống
Giống là yếu tố có tính chất quyết định và đột phá về năng suất, chất lượng, đồng thời là nơi phát huy tốt nhất việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, để nâng cao hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm. Việc sử dụng những giống lợn tốt sẽ cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, có khả năng thích nghi với điều kiện nuôi dưỡng tại địa phương
Bảng 4.6: Nguồn cung ứng giống chăn nuôi lợn của các hộ điều tra
ĐVT: %
Nguồn cung ứng giống Lợn
Tự cung ứng 55,56
Từ nhừng người thân quen 24,44 Từ các chợ, trại giống 4,44
Từ các lái buôn 15,56
4.1.4.2 Nguồn thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn
Qua điều tra khảo sát thực tế tại một số hộ chăn nuôi lợn ở xã Hưng Đạo nguồn thức ăn chủ yếu vẫn là sử dụng các thức ăn công nghiệp và luôn được các hộ kết hợp các loại thức ăn kết hợp như ngô, cơm, rau các loại để giảm một phần chi phí…. Có thể thấy lượng thức ăn cung cấp cho chăn nuôi lợn của các hộ chăn nuôi rất đầy đủ và ổn định.
Bảng 4.7. Thức ăn cho chăn nuôi lợn ở các hộ điều tra Loại thức ăn Nguồn Tự cung cấp (%) Mua ngoài (%) - Cám ngô 100 - - Cám tổng hợp - 100 - Cám đậm đặc - 100
- Thức ăn khác (khoai, sắn, rau…) 100 -
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Thức ăn cho chăn nuôi lợn cũng khá phong phú, các hộ đã tận dụng tối đa nguồn thức ăn mà gia đình tự cung cấp được kết hợp cùng với các loại cám tổng hợp, cám đậm đặc, giúp cho sự phát triển của lợn có thể đạt được mức tốt nhất và một phần cũng làm giảm đáng kể chi phí mà người dân bỏ ra để mua các nguồn thức ăn bên ngoài. Trong những năm gần đây, nhu cầu về thịt lợn của người tiêu dùng đang lên cao, người chăn nuôi không ngừng mở rộng quy mô về số lượng đàn lợn nên các loại cám có chứa các thành phần kích thích tăng tưởng, hàm lượng dinh dưỡng cao được các hộ chăn nuôi tin dùng và sẵn sàng giảm dần các nguồn thức ăn tự nhiên để chạy theo lợi nhuận. Tuy nhiên, giá thức ăn công nghiệp vốn đã cao, những năm gần đây có xu hướng tăng, dẫn đến chi phí đầu tư chăn nuôi cao, người chăn nuôi không có lãi, không đủ vốn tái đầu tư chăn nuôi, ảnh hưởng đến quyết định mở rộng sản xuất chăn nuôi của hộ, qua đó tác động đến sự phát triển chăn nuôi nói chung của toàn xã.
4.1.4.3 Phòng trừ dịch bệnh và phòng chống thiên tai
Để tạo điều kiện thúc đẩy chăn nuôi lợn phát triển ngày một mạnh mẽ thì vấn đề phòng trừ dich bệnh một cách toàn diện là hết sức quan trọng. Các loại dịch bệnh thường xảy ra trên địa bàn là dịch tả, phù đầu, lở mồm long móng, nhưng với sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cán bộ thú y, các dịch bệnh được kiểm soát và ngăn chặn kịp thời.
Qua điều tra thực tế, mới chỉ có 80 - 90% hộ nông dân có tiêm phòng bệnh cho đàn lợn,một phần vì chi phí cao hoặc lúc các cán bộ đến thì chủ hộ vắng nhà. Về số hộ biết có phát sinh dịch bệnh trên địa bàn: Có 11,11% ý kiến trả lời là không biết, có 55,56% ý kiến trả lời là có biết 1 loại bệnh và có 33,33% ý kiến biết 2 loại bệnh.
Bảng 4.8: Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn giai đoạn 2011 - 2013 Vacxin 2011 2012 2013 Số lượng Tỷ lệ đã tiêm phòng Số lượng Tỷ lệ đã tiêm phòng Số lượng Tỷ lệ đã tiêm phòng
(con) (%) (con) (%) (con) (%)
LMLM 2130 85,20 2233 87,06 2247 88,29
Tả 2216 88,64 2307 89,94 2348 92,26
Phù đầu 2075 83,00 2138 83,35 2173 85,38
( Nguồn: Báo cáo của phòng thú y xã Hưng Đạo)
Tuy số đầu con được tiêm phòng ngày càng tăng nhưng tỷ lệ lợn được tiêm phòng của xã vẫn chưa đạt được con số tuyệt đối, điều đó đồng nghĩa với việc khả năng xuất hiện dịch bệnh đối với với đàn lợn của các hộ chăn nuôi trên địa bàn vẫn có thể xảy ra. Một số hộ chăn nuôi chưa nhận thức đầy đủ được tầm quan trọng của tiêm phòng dịch bệnh nên còn chủ quan trong công tác phòng trừ dịch bệnh. Mặt khác do đội ngũ cán bộ thú y của xã còn còn rất ít nhân lực, trình độ hạn chế chủ yếu là trung cấp và sơ cấp trong khi các hộ chăn nuôi luôn có nhu cầu mở rộng quy mô, dẫn đến công tác kiểm soát, phòng trừ dịch bệnh chưa thực sự hiệu quả.
Hộp 4.1: Ngoài việc tiêm phòng cho đàn lợn một số bệnh theo chương trình miễn phí thì gia đình tôi không tiêm phòng loại bệnh nào khác
phí thì gia đình tôi không tiêm phòng loại bệnh nào khác, lúc nào lợn bị bệnh thì mời cán bộ thú y đến chữa.
Bác Đặng Văn Toàn, Xóm 3, Xã Hưng Đạo * Phòng chống thiên tai
Qua điều tra thực tế tại địa bàn, 100% các hộ chăn nuôi đã thực hiện một số biện pháp phòng chống thiên tai cụ thể:
Về chuồng trại
- Gia cố, tu sửa, che chắn chuồng trại tránh gió lùa.
- Dự phòng các loại vật liệu để che chắn chuồng trại khi nhiệt độ xuống thấp như dùng bạt, bao dứa, tấm nilon lớn hoặc các vật liệu khác để che kín chuồng nuôi đảm bảo đủ ấm.
- Dự trữ chất đốt: củi, trấu... để đốt sưởi cho lợn trong những ngày rét đậm rét hại.
Về chăm sóc nuôi dưỡng
- Đảm bảo khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng và đảm bảo sức khoẻ cho đàn lợn để chống dịch bệnh.
- Thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, xử lý chất thải phát và vệ sinh môi trường xung quanh.
4.1.4.4 Khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật và tập huấn
Thực hiện tốt công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật và tăng cường tập huấn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất phát huy được các nguồn lực sẵn có, áp dụng triển khai sản xuất chăn nuôi một cách khoa học, giúp tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi.
* Khuyến nông
Trạm khuyến nông xã gồm 2 cán bộ có trình độ, năng lực và nhiệt tình trong công tác nên đã tập trung vận động nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật đưa toàn bộ giống mới có năng suất cao vào sản xuất cao vào sản xuất. Trạm khuyến nông xã luôn phối hợp với trạm khuyến nông huyện, tỉnh tổ chức mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân trong xã góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế của xã.
Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp trong quá trình chăn nuôi của từng hộ cũng như trong toàn xã, nên đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở của xã chưa đáp ứng được tốt yêu cầu của người sản xuất, còn gây nên những bức xúc trong một số bộ phận các hộ nông dân trong địa bàn xã, nguyên nhân cũng là do một phần trình độ cán bộ khuyến nông viên còn hạn chế và chế độ ưu đãi của xã dành cho các khuyến nông viên chưa thật sự nhiệt tình với công việc của mình. Điều này cũng đang là một yếu tố làm ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn của xã.
* Chuyển giao kỹ thuật
Các mô hình chuyển giao kỹ thuật được thực hiện từ năm 2009 trở lại đây bao gồm xây dựng các mô hình trình diễn chăn nuôi an toàn, tiêm phòng cho lợn…. Mặc dù việc chuyển giao kỹ thuật đã được quan tâm và hưởng ứng, tuy nhiên, số lượng người tham gia vẫn còn thấp. Do vậy, để phát triển bền vững chăn nuôi lợn, xã Hưng Đạo cần tổ chức, tiến hành hoạt động chuyển giao kỹ thuật với số lượng nhiều hơn, trên quy mô rộng lớn hơn nữa.
* Tập huấn
So với việc triển khai các lớp khuyến nông và các mô hình chuyển giao kỹ thuật, số lượng người tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về chăn nuôi là khá cao và tăng dần qua các năm. Các lớp tập huấn, hội thảo được tổ chức tương đối rộng khắp, có nhiều nội dung mới và bao quát được nhiều vấn đề liên quan đến chăn nuôi. Theo thống kê của xã, các chương trình tập huấn đã được phổ biến đến các thôn trước lịch tập huấn rất lâu, mọi người có thể đăng kí và tham gia. Tuy nhiên, qua quá trình trình điều tra cho thấy, các buổi tập huấn về các nội dung này chưa thật sự đến được với tất cả các hộ chăn nuôi. Trên thực tế, mỗi xóm chỉ có khoảng tầm 15 đến 20 hộ được tham gia, mỗi hộ chỉ được phép 1 người.
Hộp 4.2: Các chương trình tập huấn chưa thật sự đến gần hơn với người chăn nuôi
toàn nhà nào đi chứ chúng tôi không được đi.
Chị Lê Thị Lương, Xóm 5A, Xã Hưng Đạo
Nhìn chung, các chương trình tập huấn trên địa bàn xã Hưng Đạo mặc dù có những bất cập nhất định nhưng nhìn chung về cơ bản vẫn đáp ứng đủ những yếu tố cần thiết. Do đó, để phát triển bền vững chăn nuôi lợn thì công tác tập huấn cần phải được duy trì thường xuyên và mở rộng quy mô đến với từng hộ dân (đặc biệt là hộ nghèo), với những hộ chăn nuôi có nhu cầu cần thiết để nâng cao nhận thức và trình độ cho họ để ngành chăn nuôi lợn của xã phát triển bền vững hơn.
4.1.5 Liên kết giữa các tác nhân trong chăn nuôi lợn
Hầu hết các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Hưng Đạo đều liên kết với đại lý, doanh nghiệp chuyên bán các loại thức ăn chăn nuôi. Qua điều tra thực tế 88,89% số hộ trên tổng số hộ điều tra thường xuyên lấy ở các đại lý thức ăn lợn trong xã, số còn lại thường xuyên lấy ở các xã lân cận và ở thị trấn Hưng Nguyên. Hình thức liên kết là lấy trước số cám tại cơ sở bán thức ăn lợn một số lượng đầy đủ để phục vụ cho đàn lợn của hộ, người chăn nuôi chưa phải trả bất kỳ khoản chi phí nào, không cần có hợp đồng liên kết, người chăn nuôi chỉ cần ghi đầy đủ thông tin của hộ, sau đấy sẽ được lấy số cám về. Thời điểm liên kết là lợn bắt đầu tập ăn cám, và thời điểm lúc kết thúc là lúc lợn xuất chuồng, các hộ chăn nuôi sẽ phải hoàn trả số chi phí thức ăn đã mua tại đại lý, doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc liên kết này có thể sẽ gặp trở ngại gián tiếp bởi các tác động bên ngoài như dịch bệnh, thiên tai… những tác động này sẽ làm cho việc thu hồi vốn sản xuất của các hộ có phần thiếu hụt, thua lỗ, phần nào ảnh hưởng đến thời gian và việc thu hồi vốn của các doanh nghiệp, đại lý trong liên kết.
Đối với liên kết trong chuyển giao KHKT, phòng trừ dịch bệnh: Việc