Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng khách hàng tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương - Chi nhánh Thăng Long (Trang 32)

mở rộng tín dụng khách hàng tiêu dùng cá nhân của NHTM:

+ Mơi trường kinh tế

• Tốc độ tăng trưởng: Ngân hàng sẽ dễ dàng huy động vốn và sử dụng vốn khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Khi đó mức sống của người dân cũng khơng ngừng được nâng cao, thu nhập ổn định, nhu cầu của người dân cũng thay đổi theo chiều hướng phong phú đa dạng hơn. Vì vậy, CVTD sẽ có mơi trường thuận lợi để phát triển. Ngược lại khi nền kinh tế suy thối thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng vốn, đặc biệt là sử dụng vốn để CVTD, vì lúc này người tiêu dùng có xu hướng chững lại trong chi tiêu.

• Lạm phát: Khi lạm phát tăng, sức mua của đồng tiền giảm mạnh, thu nhập thực tế của người dân giảm, người dân sẽ có xu hướng đầu tư vào tài sản hoặc ngoại tệ mạnh, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh. Việc huy động vốn cũng như CVTD sẽ khó khăn hơn.

• Lãi suất: Khi lãi suất huy động vốn cao thì lãi suất cho vay cũng cao hơn, khơng khuyến khích khách hàng vay tiêu dùng.

• Thất nghiệp: Khi thất nghiệp tăng, thu nhập của người dân sẽ thấp hoặc không ổn định dẫn đến khả năng thanh toán nợ vay cá nhân giảm, làm tăng rủi ro của ngân hàng, ngân hàng sẽ có xu hướng giảm CVTD.

+ Mơi trường văn hóa - xã hội

• Thái độ, thói quen tiêu dùng có tác động đáng kể đến CVTD, cụ thể là quyết định của người tiêu dùng. Ở Việt Nam, người dân có thói quen sử dụng tiền mặt hơn là sử dụng các hình thức thanh tốn qua tài khoản thanh tốn. Vì vậy, rất khó khăn trong việc phát triển các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

• Trình độ dân trí:

Trình độ dân trí là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến quyết định sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng. Ở những nước phát triển, trình độ dân

trí cao, người ta chủ yếu thanh tốn qua ngân hàng vì nó tiện lợi và đảm bảo an tồn. Ở Việt Nam thì người dân lại chưa có thói quen này. Một mặt có thể do trình độ dân trí, mặt khác cũng có thể do lối làm ăn nhỏ lẻ của người dân.

• Yếu tố xã hội:

Yếu tố xã hội bao gồm: quy mô dân số, mật độ dân cư, tháp dân số, kết cấu dân số, trật tự an toàn xã hội,… ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ cho vay giữa ngân hàng với khách hàng. Thông thường nơi nào tập trung nhiều những người có địa vị xã hội thì nơi đó có cơ hội phát triển mạnh CVTD vì họ có thu nhập cao và ổn định, họ cũng nhận thức được những tiện lợi mà CVTD mang lại. Còn nơi nào tập trung những người lao động chân tay thì khó phát triển CVTD vì những người này thường có xu hướng tích trữ tiền tại ngân hàng.Vì vậy, đây được xem là nguồn cung tín dụng khơng những đối với tín dụng thương mại mà cịn đối với CVTD.

+ Mơi trường chính trị pháp luật

Ngân hàng là một trong những ngành kinh tế chịu sự giám sát, quản lý chặt chẽ của luật pháp và các cơ quan chức năng của Chính phủ. Hoạt động của ngân hàng được điều chỉnh bởi các quy định của Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật dân sự và các quy định khác. Khi những văn bản pháp luật quy định rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ là hành lang pháp lý vững chắc, góp phần vào sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trong hoạt động cho vay. Mặt khác cũng sẽ khuyến khích đầu tư trong nước, gọi vốn từ nước ngồi,.. từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngược lại, khi những quy định của luật pháp không rõ ràng, không đồng bộ, không ổn định và kịp thời sẽ làm cho khả năng mở rộng CVTD bị giảm sút.

+ Môi trường công nghệ

Các ngân hàng phải nắm bắt và ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng. Đặc biệt trong lĩnh vực CVTD như cơng nghệ thẻ, hệ thống máy tính và phần mềm hiện đại giúp ngân hàng giải quyết cơng việc nhanh

chóng, hiệu quả và chính xác cao. Từ đó tăng quy mô, chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng vị thế của ngân hàng trong cạnh tranh. Bên cạnh việc áp dụng cơng nghệ hiện đại thì các ngân hàng cũng cần phải chú trọng vào đào tạo cán bộ nhân viên có trình độ có thể

Chương 2

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG –

CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.1 Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương - Chi nhánh Thăng Long ( Ocean bank - Thăng Long )

2.1.1 Sơ lược quá trình phát triển Ocean bank - Thăng Long

Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Ocean bank) tiền thân là ngân hàng thương mại cổ phần Nông thôn Hải Hưng, được thành lập cuối năm 1993 với vốn điều lệ là 300 triệu đồng và chỉ đơn giản là nhận tiền gửi và cho vay hộ nông dân trên địa bàn nông thôn Hải Dương.

Sau 14 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Nơng thơn Hải Hưng chính thức được chuyển đổi mơ hình hoạt động thành ngân hàng cổ phần đô thị theo quyết định 104/QĐ-NHNN ngày 09/01/2007 của Ngân hàng Nhà nước và được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Dương.

Ocean bank được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt và hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng vào tháng 6 năm 2007, tăng gấp 5,9 lần năm 2006. Ngày 18/01/2009, Ocean bank ký kết và cơng bố cổ đơng chiến lược là Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam). Tháng 4/2009, Ocean bank đã tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2010, số vốn điều lệ của Ocean bank sẽ tăng lên 3.000 tỷ đồng và đến năm 2013 là 5.000 tỷ đồng.

Qua 16 năm xây dựng và trưởng thành Ocean bank đã trở thành một thương hiệu uy tín trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, là đối tác tài chính tin cậy của nhiều tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, dự án, hộ kinh doanh và đông đảo nhân dân cả nước. Năm 2007, Ocean bank đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng ngoạn mục thể hiện ở các chỉ tiêu về tổng tài sản và lãi: tăng gấp hơn 10 lần năm 2006, là 1 trong 3 doanh nghiệp có đóng góp cho

ngân sách nhà nước cao nhất tỉnh Hải Dương. Tính đến tháng 11/2009, Tổng tài sản của ngân hàng đạt 27.500 tỷ đồng, lợi nhuận luỹ kế đạt 280 tỷ đồng, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đặt ra cho năm 2009; tổng huy động vốn đạt 24.590.508 tỷ đồng, tăng 144,65% so với kế hoạch năm, trong đó vốn huy động từ thị trường 1 chiếm 72%.

Mạng lưới Ocean bank liên tục được củng cố và mở rộng, hiện Ocean bank có tất cả 80 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước; phát triển đồng bộ, đa dạng hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa năng hiện đại như: cho vay tiêu dùng, thấu chi, phát hành thẻ ATM, thẻ quốc tế VISA, dịch vụ tài khoản thông minh,…Năm 2009, Ocean bank cũng ký kết thỏa thuận hợp tác tồn diện, cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng trọn gói cho nhiều đối tác lớn như: Cơng ty cổ phần Chứng khốn dầu khí, Cơng ty trách nhiệm hữu hạn MTV Lọc - Hóa dầu Bình Sơn; thu xếp vốn, tài trợ, đồng tài trợ cho nhiều dự án lớn của Tổng công ty Sông Hồng, Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển xây dựng Invesco, dự án mua tàu chở xăng dầu trọng tải lớn, xây dựng nhà máy nhiên liệu sinh học Bio Ethanol,…Hoạt động thanh toán được đẩy mạnh, đặc biệt là thanh toán quốc tế, quan hệ với mạng lưới ngân hàng đại lý lớn trên thế giới nhanh chóng được thiết lập và mở rộng. Ocean bank đã lọt vào bảng công bố xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2007, 2008 (VNR500). Năm 2008, Ocean bank đã được vinh dự đón nhận cúp vàng giải thưởng “Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển” do Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trao tặng. Năm 2009, Ocean bank được UBND tỉnh Hải Dương trao bằng khen với thành tích trong hoạt động kinh doanh tiêu biểu và những đóng góp quan trọng cho phát kiển kinh tế địa phương. Ngoài ra, Ocean bank còn được trao bảng vàng, cúp vàng Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu 2009, cúp vàng Thương hiệu chứng khốn Việt Nam uy tín 2009.

Nhằm mục đích mở rộng mạng lưới chi nhánh hoạt động để phục vụ khách hàng, đưa hoạt động của ngân hàng đến với các địa bàn dân cư, vùng

kinh tế, tạo điều kiện tốt nhất để phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phát triển quy mô hoạt động tạo lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh doanh, tháng 3/2009 ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương - Chi nhánh Thăng Long chính thức đi vào hoạt động. Trụ sở chính đặt tại 18 Láng Hạ, phường Thành Cơng, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội với tên gọi “ Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương - Chi nhánh Thăng Long” ( viết tắt là ngân hàng Đại Dương - Chi nhánh Thăng Long ). Ngày 3/4/2009, ngân hàng Đại Dương - Chi nhánh Thăng Long chính thức khai trương. Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển về quy mô mạng lưới của Ocean bank, nằm trong chiến lược hoạt động của Ocean bank. Chi nhánh Thăng Long của Ocean bank được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các đơn vị trong hệ thống Ocean bank. Khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền ở mọi nơi trong hệ thống Ocean bank trên toàn quốc và được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng.

Tuy mới thành lập, nhưng Ocean bank - Thăng Long lại là “Đơn vị huy

động vốn xuất sắc nhất ” của Ocean bank (Trích: “Thơng điệp năm mới 2010 gửi tồn thể cán bộ nhân viên của Chủ tịch Hội đồng quản trị Hà Văn Thắm”)

và là chi nhánh có doanh số hoạt động lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội cả về phạm vi, quy mô và chất lượng hoạt động với sản phẩm dịch vụ phong phú dành cho nhiều đối tượng khách hàng.

• Ngân hàng cá nhân: Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh tốn, sản phầm cho vay, thanh tốn quốc tế.

• Ngân hàng doanh nghiệp: Sản phẩm cho vay, thanh toán quốc tế, tiền gửi thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ chuyển tiền.

• Ngân hàng điện tử: Gồm bộ 3 dịch vụ Home Banking, Mobile Banking, Internet Banking; hệ thống thông tin ngân hàng của Ocean bank sẽ luôn nằm trong tầm tay của khách hàng, giúp khách hàng hoàn tồn làm chủ nguồn thơng tin tài chính q giá của mình.

• Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ.

Saving.

Tính đến hết tháng 3 năm 2010 Ocean bank - Thăng Long đã có 13 phòng giao dịch với hơn 110 cán bộ nhân viên.

Các sản phẩm và dịch vụ của Ocean bank - Thăng Long vô cùng đa dạng với công nghệ hiện đại và chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao, chiều lịng cả những khách hàng khó tính nhất.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức - nhân sự của Ocean bank - Thăng Long

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ocean bank - Thăng Long

Chức năng, nhiệm vụ các phịng ban chính của Ocean bank - Thăng Long

Phịng giám đốc Chi nhánh P.dịch vụ khác hàng Phịng Giám đốc Phịng Tín dụng Kế tốn kho Phịng quỹ Phịng Cơng nghệ thơng tin Phịng Tổ chức hành chính Phó giám đốc Các phòng giao dịch

* Chức năng: Phòng Giám đốc là phịng bao qt tồn bộ các phịng ban, điều hành hoạt động kinh doanh của cả chi nhánh, kết hợp với các phòng ban trong việc giải quyết các nghiệp vụ phát sinh, phê duyệt những báo cáo, phương hướng hoạt động cho chi nhánh ngân hàng.

* Nhiệm vụ:

+ Kết hợp với phịng kế tốn, phịng vi tính trong việc quản lý tài sản và công cụ lao động, lập kế hoạch trang bị, sửa chữa, bảo trì hàng năm tài sản, cơng cụ lao động trong tồn Chi nhánh ngân hàng.

+ Thực hiện điều phối cơng việc hàng ngày.

+ Quản lý điều phối tồn bộ phương tiện vận chuyển.

Điều hành và quản lý cơng tác hành chính, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, văn bản của toàn chi nhánh Ngân hàng.

+ Quản lý điều hành cơng tác bảo vệ của tồn cơ quan, phịng cháy chữa cháy an tồn tuyệt đối.

+ Tổ chức và thực hiện công tác ngoại giao, tiếp tân, khai trương,hội họp của toàn hệ thống.

Phịng tín dụng - kinh doanh

* Chức năng: Phịng kinh doanh là phòng nghiệp vụ thực hiện cơng tác kinh doanh tín dụng ngân hàng, là nơi trực tiếp giao dịch với mọi đối tượng khác hàng có nhu cầu về tín dụng. Từ đó bằng kiến thức của mình xem xét có thể cấp tín dụng cho khách hàng được hay khơng, quản lý các sản phẩm, cấp tín dụng phù hợp với các chế độ tín dụng hiện hành và hướng dẫn của Ocean Bank nhằm đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả.

* Nhiệm vụ: Phịng tín dụng có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ tín dụng của khách hàng, thẩm định và xác định mức tín dụng cho khách hàng. Sau khi cán bộ có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng thì phịng kinh doanh có nhiệm vụ thực hiện:

+ Quản lý các hạn mức đã được phê duyệt.

+ Quản lý các tài sản nhận làm đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Nhà nước và của ngân hàng.

+ Phối hợp với các bộ phận liên quan trong việc cấp tín dụng, thu nợ, thu lãi, thu phí, quản lý hồ sơ tài sản, đảm bảo theo quy chế hướng dẫn hiện hành. Cán bộ tín dụng theo dõi lãi phải thu định kỳ, thơng báo cho phịng kinh doanh thu nợ, thu lãi kịp thời.

+ Kiểm tra giám sát các khoản vay theo từng phương án cho vay vốn, bảo lãnh.

+ Thường xuyên nắm bắt thông tin về khách hàng vay vốn và bảo lãnh theo quy định.

+ Xử lý hoặc đề xuất các biện pháp xử lý thích hợp trong các trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn vốn.

+ Theo dõi quản lý khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ cho vay bắt buộc. + Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay khi doanh nghiệp không trả được nợ đã thỏa thuận với ngân hàng.

+ Định kỳ phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính doanh nghiệp để có những chính sách tín dụng phù hợp với từng doanh nghiệp trong từng thời kì cụ thể.

+ Báo cáo, phân tích tổng hợp,… theo khách hàng, nhóm khách hàng, và theo sản phẩm dịch vụ.

+ Theo dõi việc trích lập dự phịng rủi ro theo quy định.

+ Phản ánh kịp thời những vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp giải quyết trình Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết.

+ Lưu trữ hồ sơ tài liệu theo quy định.

+ Tổ chức các khóa học nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ. + Làm công tác khác khi được Giám đốc giao.

+ Thực hiện tốt nội quy của cơ quan và tham gia tích cực các phong trào thi đua.

+ Đồn kết nội bộ, có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong công tác và đời sống nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

* Chức năng: Phịng kế tốn kho quỹ là phịng nghiệp vụ thực hiện cơng tác tài chính kế tốn của hoạt động ngân hàng và thực hiện chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và Ocean bank. Phối hợp với các các phòng nghiệp vụ tác nghiệp các hoạt động liên quan đến khách hàng và nội bộ ngân hàng.

* Nhiệm vụ:

+ Phối hợp với các phòng ban liên quan để quản lý tốt các tài khoản của khách hàng và các hoạt động của máy ATM.

+ Thực hiện công tác tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch và các quỹ

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng khách hàng tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương - Chi nhánh Thăng Long (Trang 32)