Xây dựng hệ thống thông tin đất đai:

Một phần của tài liệu Kinh Kế Chính Trị (Trang 29 - 36)

III. Nội dung chính sách quản lí đất đai

2.3 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai:

2.3.1 Khái quát chung về hệ thống thông tin đất đai: 2.3.1.1Hệ thống thơng tin đất đai là gì?

Theo Điều 3 Luật đất đai 2013 đã đưa ra định nghĩa về hệ thống thông tin đất đai cụ thể như sau:

“Hệ thống thông tin đất đai là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất thơng tin đất đai.”

Như vậy, thông qua khái niệm mà Luật đất đai năm 2013 đưa ra, ta nhận thấy, hệ thống thông tin đất đai sau khi được thành lập đã tạo lên một cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất. Thơng qua đó, hệ thống thông tin đất đai đã cung cấp một nền tảng mà dữ liệu về đất đai trên địa bàn cả nước sẽ được chia sẻ rộng rãi tới các bộ, ban, ngành khác. Chính bởi vì vậy mà đã góp phần thúc đẩy tính minh bạch và sự tiếp cận của cộng đồng để cập nhật và khai thác thông tin đất đai đáng tin cậy.

Thông qua hệ thống thông tin đất đai mà việc khai thác, chia sẻ các thông tin đất đai giữa các cơ quan và các bên liên quan như cơ quan thuế, công chứng, ngân hàng, cơ quan thanh tra, điều tra, tư pháp để thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành, đặc biệt là những thông tin liên quan đến nguồn gốc sử dụng đất, giá đất và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo tính bền vững và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều, cho thấy những hiệu quả lâu dài đối với hoạt động quản lý đất đai của các cơ quan chức năng.

2.3.1.2 Nguyên tắc xây dựng, quản lí, khai thác hệ thống thơng tin đất đai:

Việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai phải được thực hiện theo nguyên tắc sau đây: – Thứ nhất: Việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai cần được xây dựng theo một hệ thống thiết kế thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước; cung cấp dữ liệu đất đai cho nhiều đối tượng sử dụng và phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng.

– Thứ hai: Việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai cần phải bảo đảm tính an tồn, bảo mật và hoạt động thường xuyên.

– Thứ ba: Một nguyên tắc rất quan trọng nữa đó là việc xây dựng hệ thống thơng tin đất đai cần bảo đảm tính mở, cho phép chia sẻ với hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của các ngành, các cấp có liên quan.

Nguyên tắc quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai được quy định cụ thể như sau: – Thứ nhất: Nguyên tắc quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai phải phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

– Thứ hai: Việc quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai phải bảo đảm tính chính xác, trung thực, khách quan.

– Thứ ba: Việc quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai phải bảo đảm tính khoa học, thuận tiện cho khai thác và sử dụng.

– Thứ tư: Việc quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai phải bảo đảm tính cập nhật, đầy đủ và có hệ thống.

– Thứ năm: Sử dụng dữ liệu đúng mục đích là một nguyên tắc rất quan trọng đối với q trình quản lý, khai thác hệ thống thơng tin đất đai.

– Thứ sáu: Khi khai thác và sử dụng dữ liệu phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.

– Thứ bảy: Một nguyên tắc rất quan trọng nữa đó là cần phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Như vậy, để việc xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai diễn ra hiệu quả và đạt được mục đích thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải đảm bảo các nguyên tắc được nêu cụ thể bên trên. Có như vậy thì hệ thống thơng tin đất đai mới trở thành công cụ đắc lực để Nhà nước nhanh chóng kiểm sốt được các giao dịch “ngầm” về đất đai, thơng qua đó mà kịp thời ngăn chặn các giao dịch phi pháp, đồng thời cung cấp thơng tin hữu ích để cảnh báo và bảo vệ người dân. Cũng từ đó, thay đổi tư duy và phương pháp làm việc của bộ máy các cấp, từ chỗ bị động sang chủ động hơn trong việc việc cung cấp dịch vụ đất đai cho các bên liên quan đáp ứng đúng nhu cầu phát triển của đất nước.

2.3.2 Quy định về xây dựng hệ thống thông tin đất đai:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hệ thống thơng tin đất đai bao gồm: – Thứ nhất: hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai.

Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai cần phải bảo đảm vận hành theo mơ hình được pháp luật quy định và quy định sau đây:

Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai bao gồm các hệ thống, thiết bị sau: + Hệ thống các máy chủ.

+ Hệ thống lưu trữ. + Thiết bị mạng. + Máy trạm.

+ Thiết bị ngoại vi.

+ Các thiết bị hỗ trợ khác.

Hạ tầng mạng kết nối sẽ sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, mạng diện rộng ngành tài nguyên và môi trường hoặc mạng truyền số liệu do các nhà dịch vụ cung cấp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, ưu tiên sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

– Thứ hai: hệ thống phần mềm hệ điều hành, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng. Hệ thống phần mềm cần phải bảo đảm theo thiết kế tổng thể của hệ thống thông tin đất đai được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và đáp ứng các yêu cầu cơ bản như sau:

+ Hệ thống phần mềm cần bảo đảm nhập liệu, quản lý, cập nhật được thuận tiện đối với toàn bộ dữ liệu đất đai.

+ Hệ thống phần mềm cần bảo đảm yêu cầu bảo mật thơng tin và an tồn dữ liệu trong việc cập nhật, chỉnh lý dữ liệu đất đai; bảo đảm việc phân cấp chặt chẽ đối với quyền truy cập thông tin trong cơ sở dữ liệu.

+ Hệ thống phần mềm phải thể hiện thông tin đất đai theo hiện trạng và lưu giữ được thông tin biến động về sử dụng đất trong lịch sử.

+ Hệ thống phần mềm phải thuận tiện, nhanh chóng, chính xác trong việc khai thác các thông tin đất đai.

– Thứ ba: Các cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.

Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia cần phải bảo đảm theo thiết kế tổng thể của hệ thống thông tin đất đai và chuẩn dữ liệu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia tại Trung ương sẽ được xây dựng từ các nguồn dữ liệu về đất đai được lưu trữ tại Trung ương thơng qua việc tích hợp và đồng bộ từ cơ sở dữ liệu đất đai của các địa phương cũng như q trình tích hợp kết quả điều tra cơ bản và các dữ liệu, thơng tin có liên quan đến đất đai do các Bộ, ngành cung cấp và các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.

Cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương được xây dựng thông qua các nguồn sau: + Các kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính.

+ Việc đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thống kê, kiểm kê đất đai.

+ Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. + Thông qua giá đất và bản đồ giá đất.

+ Việc điều tra cơ bản về đất đai; thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

+ Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.

Cần lưu ý rằng, đối với các thành phần của hệ thống thông tin đất đai được cơ quan nhà nước xây dựng hoặc thuê các nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo các quy định của pháp luật.

2.2.3 Quy định về quản lý hệ thống thông tin đất đai:

Theo quy định tại Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường quy định về quản lý hệ thống thông tin đất đai được phân chia như sau:

– Thứ nhất: Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định sau đây:

+ Xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia và thực hiện dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai;

+ Tích hợp kết quả điều tra cơ bản và các dữ liệu, thơng tin có liên quan đến đất đai do các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan cung cấp;

+ Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc xây dựng, quản lý, cập nhật và khai thác hệ thống thông tin đất đai và thực hiện dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai tại địa phương; + Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành quy định về phân quyền truy cập vào hệ thống thông tin đất đai; quản lý việc kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu với cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương;

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Tài ngun và Mơi trường phê duyệt phần mềm trong hệ thống thông tin đất đai.

– Thứ hai: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc xây dựng, quản lý, cập nhật và khai thác hệ thống thông tin đất đai tại địa phương. – Thứ ba: Sở Tài ngun và Mơi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các công việc sau đây:

+ Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thông tin đất đai trong phạm vi tồn tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

+ Chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương; Trung tâm công nghệ thông tin quản lý hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn, an ninh, bảo mật cơ sở dữ liệu của địa phương;

+ Chỉ đạo việc xây dựng, quản lý, khai thác và cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh.

Như vậy, pháp luật hiện hành đã quy định khá rõ ràng về việc quản lý hệ thống thông tin đất đai. Trong bối cảnh hiện nay, khi đã xây dựng được hệ thống thông tin đất đai, hồn thiện được chế độ cơng khai, chia sẻ thơng tin cũng như đảm bảo q trình quản lý hệ thống thơng tin đất đai diễn ra theo đúng các quy định của pháp luật thì hệ thống hơng tin đất đai đã góp phần đáng kể trong việc tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, giảm chi phí hành chính, tạo thuận lợi và kích thích các giao dịch về đất đai trên địa bàn cả nước.

Ví dụ như để hồn thành mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin đất đai tạo nền tảng cho việc xây dựng “Chính phủ điện tử” và tích hợp “Cổng dịch vụ cơng quốc gia”, trong những năm qua ngành Quản lý đất đai đã và đang nỗ lực thực hiện xây dựng hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai. Đồng thời đang triển khai kết nối liên thông cơ sở dữ liệu đất đai với cơ quan thuế và các điều kiện cần thiết để vận hành Cổng dịch vụ công quốc gia liên quan đến giao dịch đất đai.

Đến nay, tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên 43 triệu thửa đất và hơn 22 triệu hồ sơ quét, đồng thời đã ứng dụng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu đất đai cho công tác quản lý và các giao dịch liên quan đến đất đai.

Cơ sở dữ liệu đất đai hồn chỉnh là cơng cụ đắc lực để Nhà nước kiểm soát được các giao dịch “ngầm” về đất đai, kịp thời ngăn chặn các giao dịch phi pháp, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích để cảnh báo và bảo vệ người dân. Đồng thời, thay đổi tư duy và phương pháp làm việc của bộ máy các cấp, từ chỗ bị động sang chủ động hơn trong việc việc cung cấp dịch vụ đất đai cho các bên liên quan. Nguồn thu dịch vụ thu được từ các giao dịch đã đảm bảo chi trả cho bộ máy quản lý và vận hành mà khơng cần sự đầu tư kinh phí của Nhà nước như trước đây. Từ những hiệu quả của cơ sở dữ liệu đất đai mang lại, việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm tạo nền tảng cơ bản cho công tác quản trị đất đai tập trung, thống nhất trong phạm vi cả nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, chia sẻ với các bộ ngành; hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; cải thiện vị trí của Việt Nam về chỉ số dịch vụ cơng trực tuyến trong chỉ số phát triển Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc".

Một phần của tài liệu Kinh Kế Chính Trị (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)