KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Từ các kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, đề tài đi đến một số kết luận như sau:
+ Quy trình sản xuất rau muống trên sơng Đáy thuộc khu vực phường Biên Giang, quận Hà Đơng, thành phố Hà Nội là quy trình trồng rau tự nhiên, khơng sử dụng phân bón. Đây có thể coi là tiền đề cho canh tác nông nghiệp hữu cơ tại khu vực nghiên cứu.
+ Rau muống được thu hái quanh năm, thu nhập từ sản xuất rau muống của các hộ gia đình là tương đối cao. Tuy nhiên, thu nhập không ổn định do phụ thuộc nhiều vào thời tiết và giá cả thị trường.
+ Thời gian chiết tối ưu nitrat từ rau muống là 35 phút và hiệu suất chiết đạt 76,98%. Phương pháp trắc quang dùng thuốc thử axit đisunfofenic để xác định hàm lượng nitrat trong rau muống cho kết quả tương đối chính xác, độ thu hồi của phương pháp khá cao, đạt 70,03%.
+ Hàm lượng nitrat trong rau muống và nước dùng để trồng rau (nước sông Đáy) tại khu vực nghiên cứu thấp hơn nhiều so với TCCP. Vì vậy, có thể khẳng định rau muống và nước sơng tại khu vực không bị ô nhiễm nitrat.
+ Tồn tại mối tương quan khá chặt chẽ giữa hàm lượng nitrat trong rau muống và nước trồng rau tại khu vực nghiên cứu (hệ số tương quan: R = 0,9943). Như vậy, có thể coi rau muống là một chỉ thị về mức độ ô nhiễm nitrat trong nước.
+ Hàm lượng nitrat tích lũy trong các bộ phận khác nhau của cây rau muống là khác nhau, cao nhất là trong lá rau (chiếm 44,71%) và thấp nhất là trong thân cây (chiếm 20,82%).
+ Hàm lượng nitrat trong rau muống bị mất đi qua đun nấu là thấp, chỉ đạt 10,09% so với tổng hàm lượng nitrat có trong rau. Như vậy, cần phải hạn chế hàm lượng nitrat tích lũy trong rau ngay từ khâu sản xuất.
53
+ Để đảm bảo hàm lượng nitrat trong rau muống trong điều kiện trồng thả nổi trên mặt nước cần phải kiểm soát nồng độ nitrat trong nước không vượt quá 5,5123 mg/l.
5.2. Tồn tại
Do hạn chế về mặt thời gian nên đề tài chưa có điều kiện lấy mẫu nhiều lần để phân tích lặp lại trong những khoảng thời gian khác nhau trong năm (các mùa khác nhau). Bên cạnh đó, do đề tài thực hiện vào thời điểm không phải là giai đoạn phát triển mạnh nhất của cây rau muống nên kết quả phân tích được cho giá trị thấp. Vì vậy, đề tài chưa thể đánh giá hàm lượng nitrat trong rau muống tại khu vực nghiên cứu ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau mà chỉ có thể đánh giá tại thời điểm lấy mẫu.
5.3. Kiến nghị
Trước những tồn tại trên, đề tài đưa ra một số kiến nghị như sau:
+ Trong các nghiên cứu tiếp theo cần phải tiến hành lấy mẫu phân tích khảo sát tại nhiều thời gian, thời điểm khác nhau trong năm (các mùa khác nhau) và được thực hiện phân tích bằng nhiều phương pháp khác nhau để so sánh kết quả nhằm thu được kết quả chính xác nhất.
+ Quy hoạch quy trình sản xuất rau muống tại khu vực nghiên cứu theo hướng canh tác nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - môi trường, đồng thời đảm bảo VSATTP cho người tiêu dùng.
54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1996), TCVN 6180: 1996 Chất lượng
nước – xác định nitrat phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixilic.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), QCVN 08 : 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.
3. UBND phường Biên Giang (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phường Biên Giang, quận Hà Đông giai đoạn 2008 – 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020.
4. Lê Đức, Nguyễn Xuân Cự, Trần Khắc Hiệp, Phạm Văn Khang, Nguyễn Ngọc Minh (2005), Một số phương pháp phân tích mơi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Phan Thị Thu Hằng (2008), Nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong đất, nước, rau và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích lũy của chúng trong rau tại Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ nông Nghiệp, Trường Đại học Thái Nguyên.
6. Nguyễn Thị Bích Nguyệt, Khuất Thị Thư, Vũ Thị Phương (2009), Đánh giá mức độ ô nhiễm nitrat (NO3-) trong cây rau muống tại xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, Chuyên đề nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Lâm Nghiệp.
7. Gaya.U I, Alimi.S (2006), “Spectrophotometric Determination of Nitrate in Vegetables Using Phenol”, Journal of Applied Sciences & Environmental Management,
Vol. 10, No. 1, March, 2006, pp. 79 – 82.
8. Mir. Shabir Ahmed (2009), “Extraction of NOx and Determination of Nitrate by Acid Reduction in Water, Soil, Excreta, Feed, Vegetables and Plant Materials”, Journal of
Applied Sciences & Environmental Management, Vol. 13, No. 3, September, 2009, pp. 57
– 63. 9. http://rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?ID=20&LangID=1&tabID=5&NewsI D=500 (cập nhật ngày 28/12/2006). 10. http://rausach.com.vn/forum_posts.asp?TID=652&PID=1629&title=d-Ing- nitrat-v-cht-Ing-nng-phm (cập nhật ngày 04/10/2007). 11. http://congnghehoahoc.org/forum/archive/index.php?t-2269.html (cập nhật ngày 26/02/2009). 12. http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.php?nid=10437 (cập nhật ngày 12/11/2009). 13. http://s.tin247.com/độc+nitrat.search.
55
PHỤ LỤC 1
MẪU BIỂU ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU MUỐNG TẠI KHU VỰC PHƢỜNG BIÊN GIANG
Người điều tra: ………………………………….
Ngày điều tra: …………………………………...
1. Họ và tên người được phỏng vấn: ………………………………………….
2. Diện tích rau muống của gia đình hiện tại là bao nhiêu? …………………..
3. Rau muống ở đây được trồng bằng hình thức như thế nào? ……………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
4. Diện tích mỗi bè rau khoảng bao nhiêu? …………………………………...
5. Khoảng cách giữa các bè là bao nhiêu? …………………………………….
6. Ơng (bà) có bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật cho rau không và lượng phun là bao nhiêu? Chu kỳ phun? ……………………………………………..
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
7. Rau ở đây được thu hoạch bằng hình thức như thế nào? Thời gian thu hái? ………………………………………………………………………………….……………
…………………………………………………………………….
8. Rau sau khi hái thường được đem bán ở đâu? Giá cả như thế nào? ………..
………………………………………………………………………………….
9. Ông (bà) hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng rau muống tại khu vực? ……………………………………………………………
………………………………………………………………………………….……………
…………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
10. Thu nhập từ việc sản xuất rau muống có đóng góp như thế nào đến kinh tế gia đình của ông (bà)? …………………………………………………………
56
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
(Nguồn: Ảnh do tác giả chụp ngày 19/03/2011)
Hình P.1: Một số điểm lấy mẫu nƣớc thải tại khu vực