Công ty cho thuê tài chính I hoạt động trong lĩnh vực cho thuê máy móc, thiết bị, nhất là các thiết bị phục vụ sản xuất Nông - lâm - ngư nghiệp tạo điều kiện công nghiệp hóa nông nghiệp, thâm canh, tăng năng suất. Đây là điều kiện bước đầu giúp nông dân có thể phát triển sản xuất kinh doanh trong điều kiện vốn đầu tư còn bị hạn chế. Ngoài ra, công ty còn đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần giải quyết khó khăn về vốn phát triển kinh
doanh của các doanh nghiệp. Việc nhận tài trợ cho thuê là giải pháp thay thế cho vốn vay ngân hàng để mua thiết bị, đáp ứng nhu cầu vốn về máy móc, thiết bị cho nền kinh tế của nước ta nói chung và của các doanh nghiệp sản xuất Nông - lâm - ngư nghiệp nói riêng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình CNH - HĐH.
3.2.2. Các loại tài sản có thể dùng để cho thuê:
Trong một vài năm tới, công ty cho thuê có thể hướng hoạt động cho thuê của mình vào một số hướng chính như sau:
- Cho thuê các phương tiện vận chuyển phục vụ cho nhu cầu hàng hóa chuyên chở hành hóa nông sản.
- Cho thuê các máy móc, thiết bị chuyên dùng
- Cho thuê các máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, thiết bị văn phòng, thiết bị xây dựng
- Thực hiện các dịch vụ về tư vấn đầu tư đối với các tổ chức kinh tế và dân cư thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài.
- Hợp tác với nhà sản xuất trong và ngoài nước để cho thuê dưới hình thức các nhà sản xuất bán máy móc, thiết bị cho công ty theo phương thức trả chậm.
So với năm 1994 thì nhu cầu vốn trung, dài hạn cho các máy móc, thiết bị năm 2003 sẽ tăng khoảng 8 lần trong đó: máy móc nông nghiệp tăng gấp 7,2 lần, thiết bị chế biến nông sản tăng gấp 10 lần, thiết bị chuyên dùng cho đánh bắt và chế biến thủy hải sản tăng 4,1 lần, thiết bị vận chuyển tăng 16,8 lần, thiết bị văn phòng tăng 31,9 lần, thiết bị xây dựng tăng 42,5 lần. Do đó, hình thức cho thuê tài sản sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu vốn trên.
3.2.3. Thị trường cho thuê:
a/ Thị trường cho thuê tại nông thôn.
Khách hàng chủ yếu là hộ nông dân thuê mua các loại máy móc- thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: máy bơm, máy cày, máy sấy, tầu bè, ngư lưới công cụ đánh bắt thuỷ hải sản
b/ Thị trường cho thuê tại khu tập trung dân cư.
Khách hàng chủ yếu là các hộ kinh doanh, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thuê mua các loại máy móc thiết bị chế biến nông thuỷ sản, du lịch, vận chuyển
- Các doanh nghiệp: khách hàng chủ yếu thuê mua máy móc, thiết bị chuyên dùng, phương tiện vận chuyển. Ngoài ra, công ty có thể mua lại tài sản của doanh nghiệp rồi lại cho chính doanh nghiệp đó thuê.
- Công nhân: có thể cho các khách hàng này thuê các thiết bị sử dụng có giá trị như: xe máy, dụng cụ gia đình, ...
- Đầu tư cơ sở hạ tầng gồm: điện, nước cho khu quy hoạch mới hay cho khu vực nông thôn.
3.2.4. Khả năng tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trong hoạt động cho thuê: thuê:
3.2.4.1. Khả năng về nguồn vốn:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có thể cấp vốn trung và dài hạn cho công ty cho thuê của mình, bao gồm các nguồn sau:
* Nguồn vốn tự có và dự trữ sau khi đã sử dụng nguồn vốn này để mua sắm tài sản cố định, cho vay, đầu tư chứng khoán... tuy số vốn còn lại không lớn nhưng cũng có khả năng dùng để tài trợ cho cho nghiệp vụ cho thuê.
* Nguồn vốn huy động : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có thể đưa ra chính sách huy động thích hợp để khai thác nguồn vốn trung, dài hạn của dân cư để tài trợ cho thuê.
* Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Do tính hấp dẫn của thị trường cho thuê Việt Nam nên hiện nay có nhiều tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực này quan tâm tới, vì đây là thị trường có nhu cầu lớn về máy móc trang thiết bị với uy tín ngày càng được nâng cao. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có thể liên doanh với các tổ chức tài chính nước ngoài để thực hiện có hiệu quả nghiệp vụ cho thuê. Với nhu cầu mở rộng nguồn vốn trung, dài hạn cũng như du nhập các kỹ thuật nghiệp vụ cho thuê thì việc liên doanh liên kết với các tổ chức tài chính nước ngoài là rất cần thiết.
* Nguồn đi vay và nhận tài trợ: Công ty có thể được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bảo lãnh để vay vốn của các định chế tài chính nước ngoài hoặc có thể nhận tài trợ từ các tổ chức tài chính nước ngoài thông qua việc mua trả góp hoặc cho thuê mua giáp lưng tài sản để tài trợ cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
Nghiệp vụ cho thuê còn khá mới mẻ đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Về thực chất, các Ngân hàng chỉ áp dụng kỹ thuật tài trợ bằng hình thức cho thuê để bổ sung và khắc phục nhược điểm của nghiệp vụ cho vay, nhằm đa dạng hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Do đó, tính phức tạp của giao dịch này chưa cao
Cho thuê là hình thức kết hợp giữa hai hoạt động cho vay và đầu tư tư bản vào tài sản cố định. Hoạt động cho thuê tuy mới mẻ nhưng Ngân hàng đã có kinh nghiệm về nghiệp vụ cho vay vốn cố định.
Ngân hàng có khả năng nắm bắt thông tin và có mạng lưới chi nhánh rải khắp nơi trên đất nước là rất phù hợp với việc tài trợ qua nghiệp vụ cho thuê
Hiện nay, tư cách tín dụng của người đi thuê được xem như là một trở ngại cho việc thực hiện cho thuê của các Ngân hàng nhưng qua hoạt động tín dụng thông thường thì Ngân hàng cũng đã có kinh nghiệm. Mặt khác, cho thuê là hình thức tài trợ ít rủi ro so với các hình thức tài trợ khác như cho vay, bán hàng trả góp...
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động cho thuê ở Công ty Cho thuê Tài chính I - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Công ty Cho thuê Tài chính I là một công ty độc lập nhưng lại chịu sự kiểm soát, chi phối của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Ngân hàng mẹ) nên sự phát triển và hoàn thiện của nó cũng là của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Sau đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ cho thuê ở Công ty Cho thuê Tài chính I.
3.3.1. Mở rộng mô hình tổ chức
Được thành lập vào ngày 14/7/1998 theo quyết định số 238/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và thực hiện Nghị định 64 CP của Chính phủ về hoạt động cho thuê, Công ty Cho thuê Tài chính I là một doanh nghiệp độc lập, có tư cách pháp nhân và là một doanh nghiệp thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Do đó, nó phải được hoạt động theo các quy định của pháp luật. Mặc dù chức năng và nhiệm vụ của công ty đã được nêu rõ trong điều lệ của công ty, nhưng có phải bao gồm thêm một số nghiệp vụ như sau:
- Được thực hiện các nghiệp vụ cho thuê theo thông lệ quốc tế - Được tư vấn và làm dịch vụ kỹ thuật cho khách hàng
- Được nhận vốn góp liên doanh từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước (nếu có sự đồng ý của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam)
- Được mở các chi nhánh trực thuộc trong và ngoài nước theo sự chỉ đạo của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
* Phòng tổng hợp
Phòng này có chức năng tổng hợp toàn bộ hoạt động của công ty, thực hiện công tác tổ chức và quản lý nhân sự, đề ra những phương hướng cho hoạt động của công ty trong tương lai, xây dựng bảng lương...
* Phòng kế toán
Phòng này có chức năng hạch toán kế toán những hồ sơ xin thuê được duyệt, hạch toán lương và những nghiệp vụ phát sinh.
* Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ lập và thẩm định hồ sơ xin thuê, đưa ra quyết định cho hay không cho thuê đối với khách hàng. Ngoài ra, phòng này còn có chức năng nữa là thẩm định giá trị của tài sản thuê và các tài sản cũ đã qua sử dụng.
* Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Nhiệm vụ của phòng này là kiểm tra lại toàn bộ hoạt động của công ty, kiểm tra lại hồ sơ xin thuê của khách hàng... tìm ra những sai sót để giúp cho Giám đốc sửa sai và đề ra những quyết định đúng đắn.
3.3.2. Xây dựng chiến lược khách hàng
Ngày nay, không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không gắn việc kinh doanh của mình với thị trường. Mỗi doanh nghiệp luôn phải xây dựng cho mình một chiến lược khách hàng củ thể để từ đó có những định hướng cho hoạt động xản suất kinh doanh của mình. Nhưng theo mục 2.3.2 những hạn chế trong xây dựng chiến lược khách hàng, hiện nay công ty chưa có một chiến lược khách hàng cụ thể nào. Điều này sẽ gây khó khăn trong hoạt động và làm giảm sức cạnh tranh của công ty trên thị trường trong tương lai. Do đó, công ty nên xây dựng một chiến lược khách hàng định hướng cho hoạt động chính của công ty trong giai đoạn tiếp theo. Để làm được điều này, công ty phải tiến hành phân đoạn thị trường dựa vào nhu cầu của các doanh nghiệp và các ngành khác nhau, có thể thông qua số liệu của Tổng cục thống kê, thông qua các dự án phát triển trong tương lai của đất
nước, thông qua định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước sau đó tiến hành lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị những khách hàng mục tiêu, bởi vì hiện nay trên thị trường có 9 công ty cho thuê tài chính, mỗi công ty có một thế mạnh riêng và khả năng cạnh tranh cao. Bên cạnh đó, công ty phải có những chính sách ưu đãi cụ thể đối với những khách hàng trong giai đoạn thị trường mục tiêu của mình như giảm phí cho thuê, đưa ra những phương thức thanh toán tiền thuê linh hoạt cho bên thuê, nhằm thu hút khách hàng. Đồng thời công ty cần phải có những biện pháp mở rộng thị trường theo phương diện đa dạng hoá nhằm tránh rủi ro và tạo điều kiện cho phát triển toàn diện về mọi mặt cho công ty. Đây là công việc khó, do đó cần quán triệt đến từng cán bộ trong công ty và đặc biệt đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm trong công tác này đối với những cán bộ của phòng nghiên cứu thị trường.
Vấn đề lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị khách hàng mục tiêu có thể dựa trên một số tham kiến sau:
+ ở Việt Nam hiện nay, đa số các doanh nghiệp là vừa và nhỏ. Bên cạnh đó còn một mảng thị trường khá lớn với mức độ rủi ro thấp là các đơn vị hành chính, các trường học, bệnh viện có nhu cầu mua sắm thiết bị.
+ Khách hàng truyền thống của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trong hoạt động cho thuê lĩnh vực này hầu như chưa được khai thác.
+ Các ngành công nghiệp chế biến, y tế, giao thông vận tải luôn có nhu cầu trang bị phương tiện, thiết bị tiên tiến nhưng cũng gặp khó khăn về nguồn vốn. Hơn nữa, các máy móc thiết bị trong các lĩnh vực này thường phải nhập khẩu
+ Định hướng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là lấy khu vực kinh tế Nhà nước là chủ đạo nhằm phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Dựa trên những tham kiến này, công ty cho thuê tài chính I nên trọng tâm chú ý hoạt động cho thuê của mình vào các doanh nghiệp Nhà nước vừa và nhỏ, hoạt động trong các ngành nông- lâm- ngư- diêm nghiệp, công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến, các ngành xây dựng cơ bản, du lịch khách sạn. Bên cạnh đó cũng nên hướng tới các đối tượng thuộc khu vực hành chính sự nghiệp , giáo dục, y tế.
Chiến lược sản phẩm luôn luôn gắn liền với chiến lược khách hàng. Điều này có nghĩa là: Sau khi định vị được khách hàng mục tiêu thì công ty cũng đã lựa chọn được loại tài sản cho thuê thích hợp có thể phát triển trong tương lai. Từ đó, công ty hướng nỗ lực của mình vào các loại tài sản đó như tạo các mối quan hệ tốt đối với những nhà cung cấp các loại tài sản này, đào tạo cán bộ chuyên sâu hiểu biết rộng rãi về các loại tài sản này như có thể đánh giá được trình độ công nghệ, chất lượng tài sản. Tuy nhiên, xu hướng chung là chuyên môn hoá kết hợp với đa dạng hoá, hơn nữa do mới đi vào hoạt động nên công ty có thể vừa thực hiện dần dần trong việc tạo ra sự chuyên biệt trong những tài sản cho thuê của mình, đồng thời đáp ứng mọi nhu cầu khác nhau của khách hàng. Công ty cần định vị sản phẩm của mình theo hướng gia tăng năng lực sản xuất vật chất, đổi mới công nghệ cho các ngành sản xuất nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Hiện nay, tài sản chủ yếu cho thuê chủ yếu của công ty là các phương tiện giao thông vận tải như ô tô các loại. Điều nay theo như phân tích ở mục 2.3.4, thì đây là một điều bất cập cho công ty. Do đó, công ty nên tham khảo một số loại tài sản có thể dùng để cho thuê như.
+ Trong lĩnh vực nông nghiệp: Máy gặt, máy cày, máy tuốt, các loại thiết bị chế biến nông sản; các thiết bị dây chuyền trong sản xuất, chế biến phân bón…
+ Trong ngành xây dựng: Máy móc thiết bị thi công, đào đắp, san ủi, ôtô vận tải.
+ Trong ngành công nghiệp: Các loại máy chuyên dụng, máy dệt, máy cắt gọt tiện, máy ép nhựa, máy gia công đồ gỗ.
+ Trong ngành du lịch, khách sạn: Các loại xe du lịch, đồ dùng thiết bị phục vụ trong khách sạn.
+ Trong lĩnh vực y tế- giáo dục: Bao gồm cơ sở vật chất cho giáo dục như máy vi tính, các loại máy chuyên dùng trong y tế.
3.3.4. Mở rộng địa bàn cho thuê
Như đã phân tích trong phần thực trạng hoạt động cho thuê ở công ty cho thuê tài chính I, mặc dù địa bàn cho thuê trong nước tương đối rộng song công ty vẫn chưa đủ khả năng để mở rộng địa bàn hoạt động của mình. Trong xu thế phát triển hiện nay, việc quan trọng cần làm là phải xác định địa bàn hoạt động của mình, tạo ra lợi thế cạnh tranh và tăng cường doanh thu so với các công ty cho thuê khác. Do đó, ngay từ đầu, công ty vừa phải bảo
đảm cho hoạt động của mình vừa tăng cường mở rộng địa bàn hoạt động. Trong tương lai, nếu được sự cho phép của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước, công ty có thể mở rộng thêm quy mô hoạt động của mình ra nước ngoài. Để có thể làm được việc này, trước hết công ty cần phải nỗ lực liên tục mở rộng doanh số cho thuê, hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ, để từ đó mở rộng thêm các chi nhánh ở cả trong nước và nước ngoài.