Kinh phí đầu tư

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI:KẾ HOẠCH THÀNH LẬP QUÁN CƠM CHAY THIỀN VỊ docx (Trang 31 - 39)

5. Kế hoạch Marketing

7.1. Kinh phí đầu tư

Kinh phí đầu tư bao gồm thuê mặt bằng, thiết kế kiến trúc, xây dựng cơ bản (bao gồm chi phí thi công và nhân công), chi phí hoàn thiện (trang trí nội thất), trang thiết bị, chi phí điện nước, lương nhân viên và các chi phí khác.

1- Thành lập doanh nghiệp: 3.000.000 VND

2- Thuê mặt bằng: 30.000.000 VND/tháng

3- Thiết kế kiến trúc: 120.000 VND/m2

4- Nguyên vật liệu: - VND

5- Trang thiết bị: 171.064.000 VND

6- Tuyển dụng & Đào tạo nhân viên: 5.000.000 VND

32

8- Lương nhân viên + Bảo hiểm: 90.000.000 VND/tháng

9- Website: 20.000.000 VND/năm

10- Quảng cáo trên báo: 30.000.000 VND

11- Marketing: 50.000.000 VND

12- Chi phí khác: 5.000.000 VND

Ghi chú: Tiền thuê mặt bằng ký hợp đồng 1 năm. Đặt cọc trước 3 tháng khi ký hợp đồng

(90 triệu), 9 tháng còn lại mỗi tháng 30 triệu.

Tổng nguồn vốn đầu tư trước kinh doanh: 388.464.000 VND

Như vậy tổng nguốn vốn cần thiết để mở quán là 388.464.000, đầu tư toàn bộ một lần trước khi quán bắt đầu kinh doanh, khi quán bắt đầu kinh doanh thì:

Chi phí hàng tháng (dự tính) là: 130.000.000 VND

Ghi chú: Chi phí hàng tháng trên bao gồm thuê mặt bằng, lương nhân viên và chi phí

điện nước, không bao gồm nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu được tính riêng căn cứ theo mức doanh số bán ra.

CHI PHÍ TRƯỚC KHI KINH DOANH Chi phí trước KD 1 Thành lập doanh nghiệp 3,000,000 VND 2 Thuê mặt bằng 90,000,000 VND 3 Thiết kế kiến trúc 14,400,000 VND 4 Nguyên vật liệu - VND 5 Trang thiết bị 171,064,000 VND

6 Tuyển dụng & Đào tạo 5,000,000 VND

7 Điện, nước - VND

8 Lương nhân viên + BH - VND

9 Website 20,000,000 VND

10 Quảng cáo trên báo 30,000,000 VND

11 Chi phí Marketing 50,000,000 VND

12 Chi phí khác 5,000,000 VND

33 CHI PHÍ HÀNG THÁNG Chi phí hàng tháng 1 Thuê mặt bằng 30,000,000 VND 2 Nguyên vật liệu - VND 3 Điện, nước 10,000,000 VND

4 Lương nhân viên + BH 90,000,000 VND

TỔNG CỘNG 130,000,000 VND

7.2. Doanh thu ợi nhuận

Căn cứ mức tiêu thụ của các nhà hàng mà nhóm đã khảo sát, phương pháp ước tính doanh thu hòa vốn sử dụng căn cứ theo số lượt khách vào quán, và mức chi tiêu trung bình mỗi người mỗi lượt, phương pháp này có thể làm thấp doanh thu thực tế của nhà hàng nhưng không phản ánh sai lệch kết quả kinh doanh, từ đó đề ra mục tiêu bán hàng làm sao thu hút đủ số lượng khách theo kế hoạch nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận.

Mức trung bình trong 3 tháng kinh doanh đầu tiên là 100 lượt khách/ngày, các chiến lược Marketing sẽ nhằm đạt được lượng khách ổn định trong giai đoạn này. Từ tháng thứ 4 trở đi nhà hàng đã bắt đầu có tiếng và duy trì 1 lượng khách nhất định, tuy có thể thấp hơn nhưng tính bình quân cho cả năm thì mục tiêu vẫn là phải đạt được như mức ban đầu. Dự tính mức chi bình quân 1 người trong năm đầu là 50.000 đ/người/lượt.

 Doanh thu trung bình 1 ngày là 100*50.000 = 5.000.000 bao gồm doanh thu từ kinh doanh các món chay và các loại chè, sinh tố trái cây, nước giải khát.

 Doanh thu một tháng là 28*5 = 140 triệu.

Từ năm kinh doanh thứ 2 trở đi, lượng khách mục tiêu phải tăng lên, mức trung bình đề ra là 150 lượt khách/ngày. Có điều chỉnh giảm và tăng theo từng tháng nhưng mức điều chỉnh không đáng kể, chủ yếu là vào tháng 5 dương lịch vì đây là mùa lễ Phật Đản, tháng 3 (sau Tết Nguyên Đán) và rằm tháng 7 (xá tội vong nhân). Mức chi trung bình 1 lượt khách tăng lên 60.000 đ mỗi lượt.

 Doanh thu trung bình 1 ngày là 150*60.000 = 9.000.000 bao gồm doanh thu từ kinh doanh các món chay và các loại chè, sinh tố trái cây, nước giải khát.

 Doanh thu một tháng là 28*9 = 252 triệu.

Năm thứ 3 là năm đặt mục tiêu có doanh thu cao nhất vì đây là lúc cửa hàng đã khẳng định uy tín và thương hiệu quen thuộc đối với bộ phận dân cư. Lượt khách vẫn duy trì bình quân là 150 mỗi ngày nhưng mức chi tiêu của từng khách hàng nhiều hơn, vào khoảng 75.000 đ/người từ đó giúp doanh thu của quán tăng mạnh.

34

 Doanh thu trung bình 1 ngày là 150*75.000 = 11.250.000 bao gồm doanh thu từ kinh doanh các món chay và các loại chè, sinh tố trái cây, nước giải khát.

 Doanh thu một tháng là 28*11,25 = 315 triệu.

Cũng từ năm thứ 3 trở đi là cửa hàng đã bắt đầu thu hồi đủ lượng vốn đầu tư ban đầu, công việc kinh doanh lúc này đem lại lợi nhuận thực sự. Chi tiết trình bày trong bảng sau:

DOANH THU DỰ KIẾN TỪNG NĂM

(đơn ị tính: tri u đồng)

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

DOANH THU 1,500 2,700 3,375 2,250 2,250

GIÁ VỐN 300 540 675 450 450

LÃI GỘP 1,200 2,160 2,700 1,800 1,800

CHI PHÍ 1,558 1,560 1,560 1,560 1,560

LÃI TRƯỚC THUẾ -358 600 1,140 240 240

THUẾ -90 150 285 60 60

LÃI RÒNG -269 450 855 180 180

KHẤU HAO 34 34 34 34 34

LỜI/LỖ -235 484 889 214 214

Với kết quả kinh doanh mục tiêu như vậy thì thời gian hòa vốn là 1 năm 6 tháng. Tỷ suất sinh lời kinh doanh trên vốn bỏ ra ban đầu sau 5 năm là 190%.

8. Quản trị rủi ro

8.1. Quản trị rủi ro từ hách h ng

Đối tượng chính mà Thiền Vị Quán nhắm tới là người có thu nhập khá, độ tuổi từ 18-45. Với nhóm đối tượng khách hàng này, đa phần là giới trí thức bao gồm: sinh viên, nhân viên văn phòng, lao động trí thức có trình độ và hiểu biết. Với nhóm khách hàng này, nhu cầu ăn uống đã không còn đơn thuần là nhu cầu sinh lý nữa. Ăn vừa để cung cấp năng lượng cho cơ thể để có thể sống và làm việc, nhưng mặt khác, ăn cũng chính là một cách để giảm căng thẳng thường ngày. Ăn ngon, ăn đẹp chính là nhu cầu của họ. Thức ăn vừa phải có mùi vị thơm ngon, lại vừa phải trình bày đẹp mắt, nhân viên phục vụ lại cần phải chu đáo, niềm nở, có thái độ tôn trọn . Chính vì khách hàng mục tiêu có yêu cầu cao như vậy, trong khi số lượng quán ăn, nhà hàng cùng phân khúc rất nhiều, nên từ đó có thể nảy sinh một số rủi ro như sau:

35

1/ Bất cứ một sơ suất nào của quán đều có thể để lại ấn tượng không hay cho khách hàng, gây ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh của quán. Do đó cần phổ biến cho tất cả nhân viên trong quán, kể cả bảo vệ và tạp vụ, ý thức được tầm quan trọng của việc làm hài lòng khách hàng, luôn có thái độ niềm nở, thoải mái đối với khách hàng và đồng nghiệp.

2/ Ở Việt Nam, nói đến ăn chay, nhiều người nghĩ ngay đến đạo Phật. Điều đó gây cản trở người theo đạo khác như đạo Cao Đài, đạo Thiên Chúa,… tới các nhà hàng, quán chay. Để khắc phục, Quán đã thiết kế bài trí hợp lý, vừa tạo cảm giác yên tịnh, nhưng không khiến thực khách liên tưởng tới Phật giáo. Mặt khác, thông điệp của Quán là : “Ăn chay, sống thiện, nhân hạnh phúc” , cũng chính là một cách làm mờ đi yếu tố Phật giáo, tô đậm tính THIỆN mà bất cứ tôn giáo nào cũng hướng tới. Thông điệp mà Quán muốn gửi gắm, lấy ý tưởng từ chính những người ăn chay, dù cho họ ăn chay vì mục đích gì, thì thực chất vẫn là mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vả lại, con người ai cũng muốn được sống yên bình, hạnh phúc. Do đó, thông qua những món ăn chay được các đầu bếp chuẩn bị bằng cả tấm lòng, Quán muốn thực khách cảm nhận được sự bình yên trong tâm hồn, tạm quên đi những lo lắng, căng thẳng thường ngày, thả cho lòng thanh tịnh. Góc thư pháp và những ấn phẩm về triết lý cuộc sống như : Nghĩ từ trái tim; Thắp sáng tâm hồn - Mở lòng mở cả hai tay; Đừng bao giờ từ bỏ ư c ơ; Chỉ có tình yêu là mãi mãi; Cho một khởi đầu m i; Quà tặng cuộc sống … Những cuốn sách được chọn lọc kỹ càng với nội dung là những mẩu chuyện về những hành động đẹp giản dị trong cuộc sống, hướng thực khách sống tốt hơn, đẹp hơn. Song song đó, chính lối hành xử tế nhị, niềm nở của nhân viên cũng góp phần tang không khí “thiện” trong quán. Đắm mình trong một không gian tràn ngập tính thiện, chắc hẳn thực khách cũng sẽ có suy nghĩ sống lương thiện hơn, tốt đẹp hơn.

3/ Rủi ro cũng có thể gặp phải khi khách bị dị ứng với 1 số thành phần trong món ăn, hoặc bị ngộ độc. Để đề phòng rủi ro này, ngay khi khách gọi món, nhân viên nên tìm hiểu xem khách có dị ứng với loại thực phẩm nào không và ghi vào order báo cho bộ phận bếp. Bộ phận bếp chú ý và loại bỏ những thực phẩm có chứa chất gây dị ứng cho khách. Đề phòng rủi ro gây ngộ độc cho khách vì bất cứ lý do gì, khâu chuẩn bị nguyên vật liệu phải được quan tâm hàng đầu. Rau củ quả được phân loại trước khi rửa, ngâm

36

qua bằng nước muối và rửa kỹ lại nhiều lần bằng nước sạch. Chú ý giữ gìn vệ sinh, nhất là khu vực bếp phải luôn sạch sẽ, làm tới đâu dọn tới đó. Khâu chọn nguyên liệu cũng cần được chú ý, chọn thực phẩm có nguồn gốc và thành phần rõ ràng để tạo niềm tin cho khách.

4/ Do tính chất đa phần thực khách thường đi chung với gia đình, bạn bè, đối tác,… nên tâm lý, nhu cầu của mỗi lứa tuổi là khác nhau. Nhân viên cần chú ý quan tâm tới từng đối tượng để phục vụ phù hợp. Ví dụ như em bé thì đồ ăn nên cắt nhỏ ( hỏi ý kiến ba mẹ bé trước), nếu trẻ quá nhỏ không nên phục vụ đũa, nĩa mà chỉ nên phục vụ muỗng,… Hành động giản đơn này giúp loại bỏ rủi ro về thái độ cảnh giác của thực khách khi tới lần đầu tiên, giúp họ có cảm giác gần gũi như được người trong gia đình quan tâm chăm sóc, để lại ấn tượng tốt.

8.2. Quản trị rủi ro từ đối thủ cạnh tranh.

Nhìn chung, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Thiền Vị Quán không nhiều, chỉ một số nhà hàng cùng phân khúc như: Nhà hàng chay Hoa Đăng, Thuyền Viên… Mỗi nhà hàng đều có những điểm mạnh nhất định, gây ra những rủi ro cho Thiền Vị Quán như sau:

1/ Các đối thủ ra đời từ trước, đã có thị phần nhất định với một lượng khách riêng. Điều này gây khó khăn cho Thiền Vị khi mới ra đời, do thực khách chưa biết chất lượng của quán mới ra sao, món ăn có ngon, giá cả có hợp lý, phục vụ có chu đáo bằng những quán đã có hay không. Tâm lý của người tiêu dùng nói chung khi xuất hiện một sản phẩm mới thì luôn e dè, nghi ngờ, không muốn đem mình ra làm vật thử nghiệm. Tuy nhiên, để khắc phục rủi ro trên, Thiền Vị quán đã có

37

kế hoạch marketing trước và ngay khi khai trương, giới thiệu về các món ăn, giá cả

trung bình và cung cách phục vụ tận tình độc đáo của quán. Kế hoạch quảng bá cho quán cũng được thực hiện trước đó 10 ngày trên các trang diễn đàn, trang mạng đông đảo

người truy cập theo kiểu đếm ngày, vừa giúp thực khách làm quen, biết đến Thiền Vị, vừa tạo tâm lý chờ đợi một sự kiện sắp diễn ra. Điều quan trọng là trong kế hoạch quảng bá, cần tạo được sự gần gũi quen thuộc cho

người xem, thể hiện được nhiệt tâm và linh hồn của quán, tránh quảng cáo rầm rộ, ồn ào ầm ĩ làm mất đi tính “tĩnh” mà quán đang theo đuổi. Tuy nhiên, không ồn ào không có nghĩa là quảng bá theo những cách nhàm

chán mà phải sáng tạo, vừa hiện đại, độc đáo mà vẫn phù hợp với phong cách của quán.

2/ Các đối thủ đi trước đều có những món ăn đặc trưng, đã tạo được vị trí trong lòng khách. Thiền Vị ra đời sau, nếu không mang được dấu ấn riêng, rất dễ bị đi vào quên lãng. Do đó, ngay từ đầu Thiền Vị đã tạo cho mình sự khác biệt, từ cách bài trí, cách quảng bá, cho tới việc lựa chọn các vật dụng trong quán, tuyển chọn và đào tạo nhân viên và ngay cả thông điệp gửi gắm đều được cân nhắc và lựa chọn kỹ càng. Đi vào hoạt động, Thiền Vị cần thể hiện được điểm khác biệt của mình một cách tốt nhất và duy trì sự khác biệt đó. Những người lập nên Thiền Vị quán tin rằng, với tất cả lòng nhiệt thành

38

và tâm huyết của mình, thực khách đến với Thiền Vị quán chắc chắn sẽ cảm nhận được và hài lòng.

3/ Các đối thủ cạnh tranh đều có những chương trình khuyến mãi hấp dẫn đối với thực khách. Thiền Vị quán cũng cần có những chương trình khuyến mãi hợp lý làm vừa lòng khách nhưng vẫn không làm mất đi giá trị hình ảnh của quán.

4/ Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, không thể không kể đến những đối thủ cạnh tranh không trực tiếp. Đó là những nhà hàng, quán cà phê có phục vụ cơm văn phòng, quán cơm văn phòng,.. trên đường Phan Xích Long và khu vực gần đó. Những đối tượng này cũng gây nên rủi ro rất lớn, khi mà đa phần người Việt vẫn giữ thói quen ăn mặn. Những đối thủ kể trên có thế mạnh là các món ăn mặn phong phú, ngon, giá cả hợp lý, ra đời trước Thiền Vị cả một quãng thời gian dài và đã trở nên quen thuộc với thực khách. Rủi ro ở đây là Thiền Vị không thể xác định được ai là người ăn chay, người thích ăn chay để mà quảng bá, nên chỉ có thể quảng bá rộng rãi đại trà. Vậy những người thích ăn mặn liệu có chọn Thiền Vị thay vì những quán ăn quen thuộc hay không?? Để giải quyết rủi ro này, thật khó mà cũng rất dễ. Thực khách dù có khó tính, dù còn hoài nghi nhưng lại đầy tò mò. Do đó, trong khi quảng bá, Thiền Vị cần nêu bật được yếu tố độc đáo khác lạ để kích thích trí tò mò, làm cho người ta háo hức, mong muốn tới khám phá thử xem nơi này như thế nào mà nghe có vẻ thú vị ghê. Công tác quảng bá trong thời gian đầu mang tính chất quyết định, còn về lâu dài, ấn tượng tốt đẹp có duy trì được hay không thì do chất lượng món ăn và chất lượng phục vụ của quán.

5/ Rủi ro cũng có thể tới từ chính những đối thủ cạnh tranh, khi mà họ giở những thủ đoạn không hay hòng làm mất uy tín của quán. Rủi ro này là nguy hiểm và khó tránh nhất, tuy nhiên ta có thể đề phòng bằng cách lựa chọn nguyên liệu từ những công ty lớn, uy tín, có nguồn gốc sản phẩm rõ ràng, để nếu có xảy ra rủi ro, thì chính những công ty cung cấp đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chứng tỏ sự trong sạch của quán với khách, bởi chất lượng nguyên liệu của Thiền Vị chính là uy tín của họ. Gắn máy camera tại các khu vực có thể quan sát được cửa ra vào, quầy thu ngân, kho chứa thực phẩm, khu bếp và khu vực sơ chế.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI:KẾ HOẠCH THÀNH LẬP QUÁN CƠM CHAY THIỀN VỊ docx (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)