1- Xuất khẩu (Exporting)
Phương thức xuất khẩu có tác dụng quan trọng đối với tiếp thị quốc tế. Khi lựa chọn phương thức xuất khẩu, nhà xuất khẩu phải xem xét sự giống nhau giữa thị trường nước ngoài và thị trường trong nước, những công việc cần thiết, biểu thuế và việc giao hàng, các đòi hỏi về lịch trình, thời gian tiến hành các công việc có liên quan, hiểu biết về hàng hoá và lợi thế cạnh tranh.
Có 2 hình thức xuất khẩu đó là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp
+ Xuất khẩu trực tiếp:bán cho khách hàng ở nước khác: nhà phân phối (distributer) , đại lý (agent).Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và qui mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu thị trường, thị hiếu của
Trang 26 khách hàng … Nhưng ngược lại, nếu các doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này không phải là ít.
+Xuất khẩu gián tiếp: Thông qua nhà phân phối hoặc xuất xuất khẩu ở chính
quốc.Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước. Ðể bán được sản phẩm của mình ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp. Với thực chất đó, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ, chưa đủđiều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
Thuận lợi:
Vốn và chi phí ban đầu thấp Thu thập kinh nghiệm, kiến thức Đạt hiệu quả về qui mô
Khó khăn:
Phí vận chuyển cao Hàng rào thương mại Vấn đề với đại lý đặc quyền
2- Liên minh chiến lược (STRATEGIC ALLIANCES). a- Thuận lợi:
Liên minh chiến lược được xem như là một hình thức liên doanh có hiệu quả giữa các công ty hiện tại và tương lai về một số hoạt động nhất định. Liên minh giúp khắc phục điểm yếu của công ty, làm tăng lợi thế cạnh tranh.
Khi xâm nhập thị trường nước ngoài liên mình chiến lược giúp cho việc xâm nhập dễ dàng hơn, nhanh chóng và giảm được chi phí đầu tư.
Liên doanh tạo ra cơ hội đầu tư mở rộng hoạt động nhanh chóng, phát triển quy mô kinh doanh.
Các doanh nghiệp nhỏ muốn tăng trưởng thích thành lập liên minh vì chúng có thể tạo điều kiện tiếp cận công nghệ, kỹ năng, marketing, sản xuất, phân phối và các năng lực khác một cách nhanh chóng và không tốn kém. Các nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp tham gia liên minh tăng trưởng nhanh hơn, tăng năng suất nhanh hơn và có doanh thu cao hơn những doanh nghiệp chỉ hoạt động độc lập.
Trang 27
b-Khó khăn:
Phải chia sẽ lợi nhuận với các thành viên trong liên minh dễ dẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi, bất đồng ý kiến và có thể dẫn đến tan rã liên minh.
Việc phải hợp tác với nhau dẫn đến biết được những điểm yếu điểm mạnh của nhau sẽ là nguy cơ tạo nên các đối thủ cạnh tranh mới.
Chính vì thế một liên minh hiểu quả nên cần có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu.
3. Liên doanh (JOINT VENTURES).
a-Thuận lợi:
Có nhiều lợi ích từđối tác địa phương, có thể xâm nhập thị trường dễ dàng và sát với thị hiếu người tiêu dùng Singapore hơn do những hiểu biết về văn hóa, xã hội, con người, phong tục tập quán, ngôn ngữ, kinh nghiệm làm việc với người bản xứ do đối tác hỗ trợ trực tiếp. Không tốn nhiều thời gian cũng như chi phí để tìm hiểu. Ngoài ra văn hóa Singapore còn mang màu sắc văn hóa phương Đông, có nhiều đặc điểm gần gũi Việt Nam thuận lợi cho việc liên doanh, hợp tác làm ăn.
Chi phí mở cửa hàng, xâm nhập thị trường và phát triển tại thị trường Singapore thường khá cao trong khi phần đông các doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ, liên doanh giúp chia sẻ chi phí và các rủi ro khi kinh doanh tại thị trường địa phương. Hình thức liên doanh khá có lợi vì các đối thủ cạnh tranh ta là phần lớn là ở các nước công nghiệp, hoặc nước có tốc độ phát triển cao, thường mạnh về vốn, công nghệ, trình độ quản lý nên việc xâm nhập thị trường của ta cần nhiều sự chia sẻ kinh nghiệm tại địa phương.
b- Khó khăn:
Tỷ lệ vốn góp có thể dẫn đến mâu thuẫn và tranh chấp quyền kiểm soát giữa các công ty đầu tư nếu mục tiêu của đối tác địa phương thay đổi, hoặc trong trường hợp đưa ra ý kiến khác về chiến lược công ty. Nhiều nghiên cứu cho thấy mâu thuẫn về chiến lược và mục tiêu thường nảy sinh trong liên doanh, và thường dẫn đến chấm dứt liên doanh đặc biệt là khi liên doanh giữa các công ty khác quốc gia.
Đặc biệt có thể gặp rủi ro bị thâu tóm hoặc đầy ra ngoài liên doanh khi việc kinh doanh ngày càng có hiệu quả và cần phải có những chiến lược hợp lý trong từng bước liên doanh ở mỗi giai đoạn.
II. PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG SINGAPORE HIỆN NAY. PHƯƠNG THỨC LỰA CHỌN.
Trên thực tế, doanh nghiệp nước ta đa phần là vừa và nhỏ, đối với mặt hàng cà phê chúng ta có hai đại gia là Trung Nguyên và Vinacaphe. Sản phẩm của họ khi đưa sang Singapore đều là và phê hòa tan và tới thời điểm này họ vẫn chưa đưa xuất khẩu trực tiếp sản phẩm cà phê hạt qua đây. Tuy, đảo quốc sư tử là quốc gia tự do thương
Trang 28 mại vào bậc nhất thế giới nhưng đó cũng đồng nghĩa với việc cạnh tranh khốc liệt. Doanh nghiệp nước ta tới thời điểm hiện tại không thể chọn những phương thức như xuất khẩu trực tiếp, liên doanh hay nhượng quyền. Hình thức dạng hợp đồng thương mại xem ra là hợp lí với 4 con đường xâm nhập dưới đây.
Có 4 con đường đểđưa sản phẩm cà phê hạt sang Singapore. - Trực tiếp bán sản phẩm cho công ty Singapore ở Việt Nam - Bán sản phẩm cho công ty trung gian mua hàng hóa quốc tế. - Mua bán trực tiếp trên sàn giao dịch SICOM
- Dựa trên giá cả tại thị trường NewYork và LonDon, bán hàng hóa qua kênh Xúc Tiến Thương Mại.
Trong đó, phương thức mua bán trên sàn SICOM là hợp lí hơn cả
Sicom là sàn giao dịch hàng hóa, thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX), là thị trường giao dịch quản lý bởi chính phủ Singapore. Các mặt hàng đã được giao dịch trên Sicom gồm có cao su, vàng và sắp đến là cà phê Robusta.
Tại sao nên chọn sàn giao dịch SINCOM? Có hai lí do chính : thứ nhất là múi giờ chênh nhau không nhiều nên thời gian giao nhận hàng bảo đảm hơn và thứ hai là chất lượng cà phê tuân theo chuẩn châu Á sẽ tốt hơn cho doanh nghiệp Việt. Thêm vào đó sàn giao dịch phản ánh đúng mức giá của châu Á; doanh nghiệp có thể giao hàng thực tế tại kho của SICOM ở TP.HCM. Nếu hàng hóa gặp lỗi hoặc bị trả về, doanh nghiệp sẽ xử lý và ứng phó nhanh hơn so với khi giao hàng tại các nước châu Âu. Lợi thế thứ 2 dẫn đến lợi thế thứ 3 là giảm chi phí lưu kho và vận chuyển
Bên cạnh đó, giao dịch trên sàn ở châu Á sẽ phản ánh đúng hơn mức giá của cà phê các nước vì sử dụng chuẩn chất lượng cà phê châu Á như của Việt Nam, Indonesia. Trong khi chuẩn chất lượng cà phê Robusta trên sàn Liffe cao hơn của Việt Nam nên các doanh nghiệp vẫn thường phải ký hợp đồng với giá trừ lùi.
Một số qui tắc khi doanh nghiệp muốn giao dịch trên sàn SICOM
Tóm tắt quy định hợp đồng
Quy định Cà phê Robusta trên Sicom
Nguồn gốc
cà phê Robusta do doanh nghiệp cung cấp, sẵn sàng xuất đến địa điểm bất kỳ đã thỏa thuận
Trang 29 Đơn vị giá đô la Mỹ Thời gian hợp đồng, tính theo tháng 6 tháng liên tiếp Giờ giao dịch (giờ Singapore) Đăng ký giao dịch : 07-09h45 ; 12- 15h45 Giao dịch điện tử : 10-12h (phiên sáng); 16-22h (phiên chiều) Ngày giao dịch
cuối ngày thhàng ứ 15 dương lịch của tháng giao Ngày chốt giá 4 ngày sau ngày giao dịch cuối
Hóa đơn kho hàng
Hóa đơn xuất bởi Quản lý kho được Sicom chấp nhận ở Việt Nam (*) và Singapore
Chất lượng Robusta loại hảo hạng, gồm loại 1 và loại 2
(*) Công ty Steinweg Warehousing Vietnam,huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương và ICD Biên Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Ta dễ dàng nhận thấy, việc giao dịch trên sàn là phương án tối ưu cho doanh nghiệp Việt Nam khi đưa sản phẩm cà phê hạt ra thị trường Sinapore. Chỉ cần đáp ứng những qui định trên đảm bảo nguồn cung ứng, nhanh nhạy trên thị trường chứng khoán là khả năng thành công rất cao.
Trang 30
KẾT LUẬN
Từ việc phân tích các yếu tô vĩ mô ta có thể thấy, đảo quốc sư tử là một thiên
đường để bất cứ ai đủ mạnh có thể hái ra tiền nơi đây. Đối với Việt Nam, chúng ta đa phần chưa đủ mạnh, chính vì vậy khi xâm nhập thị trương
" Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về môi trường vĩ mô của Singapore. Ta có thể thấy, nhu cầu về cà hạt ở thị trường này sẽ không ngừng tăng lên. Có rất nhiều phương thức xâm nhập khi hướng tới thị trường này như xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp, liên doanh, nhượng quyền.... tuy nhiên phương thức bán trực tiếp trên sàn SICOM là thuận lợi nhất. Với phương thức này, các doanh nghiệp sẽ ít gặp các vấn đề liên qua tới thủ tục, hơn nữa khi sàn giao dịch đã là một kênh trung gian thì các doanh nghiệp sẽở thế cân bằng hơn và không có hiện tượng bị ép giá. Tuy nhiên, việc niêm yết trên sàn đòi hỏi chúng ta cần có kiến thức nền về sàn giao dịch chứng khoán, hơn nữa luôn nhanh nhạy với thị trường để không những đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài mà còn mang lại giá trị cao
Hiện nay, có nhiều bài báo nói về hiện tượng đẩy giá hay ép giá trên sàn SICOM do nhà đầu cơ, nguyên nhân làm cho sàn này hoạt động không hiệu quảđối với sản phẩm cà phê. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cũng như ban điều hành sàn giao dịch sẽ có phương pháp thích hợp để ngăn chặn hiện tượng này.
Trang 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba_l%C3%BD_Nh%E1%B A%ADt_B%E1%BA%A3n 2. http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n 3. http://atpvietnam.com/vn/quocte/67180/index.aspx 4. http://www.tailieu.vn/ 5. http://www8.ocn.ne.jp/~risk21/license.htm 6. http://www.japan-guide.com/e/e2036.html
7. Bài viết: “mua lại và sát nhập: có thể là hình thức cho các công ty việt nam muốn đầu tư ra nước ngoài?” của NGUYỄN THỊ THUỶTrường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 8. http://www.citypopulation.de/&rurl 9. http://esa.un.org/unpd/wpp2008/all-wpp-indicators_components.htm&rurl 10.www.thptluongvanchanhpy.edu.vn/Tin.../con_nguoi_Nhat_ban.doc 11.http://phuongly.net/2010/dac-diem-chung-cua-nguoi-nhat.htm 12.http://www.kokeshi39.com/vn/?act=newscat&cat_id=16&id=38&menu_id=53 13.http://www.stockbiz.vn/News/2010/7/25/129470/dan-so-gia-de-doa-kinh-te- nhat-ban.aspx