Giải pháp về xúc tiến quảng bá

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN VĂN HÓA ẩm THỰC VIỆT NAM đề tài đặc trưng trong văn hóa ẩm thực tỉnh thanh hóa (Trang 34 - 45)

Chương 3 : Đề xuất giải pháp nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực tỉnh Thanh Hóa

3.4 Giải pháp về xúc tiến quảng bá

- Xây dựng các sản phẩm du lịch ẩm thực gắn với các điểm đến: cụ thể nhằm tạo ra các trải nghiệm phong phú và khó quên cho du khách như các tour du lịch ẩm thực (food tour), kết hợp các chương trình du lịch nơng nghiệp, nơng thơn với khám phá đặc sản ẩm thực của địa phương, xây dựng các khu ẩm thực đường phố hoặc chợ ẩm thực đêm tại các điểm đến du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành hợp tác với các nhà hàng, các nghệ nhân ẩm thực xây dựng các chương trình dạy nấu ăn cho khách du lịch, hướng dẫn khách từ việc đi chợ lựa chọn nguyên liệu đến cách chế biến món ăn nhằm làm phong phú trải nghiệm của khách về nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam, dần hình thành và định vị thương hiệu sản phẩm du lịch ẩm thực của Việt Nam ra thế giới.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về du lịch ẩm thựcđể quảng bá du lịch ẩm thực và sử dụng hình ảnh ẩm thực để quảng bá chung cho du lịch Việt Nam: Trên cơ sở định

vị được các sản phẩm ẩm thực đặc trưng để phát triển và quảng bá, hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu có thể triển khai bằng việc các hình ảnh chất lượng cao, các video clip giới thiệu các món ăn, các chương trình trải nghiệm thực tế về ẩm thực để phát trên truyền hình, các sản phẩm phục vụ cho hoạt động quảng bá khác như sách ảnh, tập gấp cả bản in và bản điện tử; các thông tin, tư liệu, cơng thức chế biến món ăn, hướng dẫn về trải nghiệm văn hóa ẩm thực Việt Nam.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch ẩm thực và sử dụng ẩm thực để quảng bá cho du lịch Việt Nam. Một số kênh truyền thông, xúc tiến, quảng bá phù hợp, có thể được triển khai một cách có hiệu quả như:

 Thường xuyên tham gia vào các Lễ hội ẩm thực trong nước tại các vùng, miền gắn với các sự kiện xúc tiến và quảng bá du lịch hoặc lễ hội ẩm thực Việt Nam ở nước ngồi. Đây là cơ hội để Việt Nam nói chung và các tỉnh Thanh Hóa nói riêng giới thiệu, quảng bá các món ăn, các đặc sản ẩm thực của vùng miền đến khách du lịch cũng như tạo thêm các sản phẩm, điểm hấp dẫn cho du lịch ẩm thực.

 Quảng bá tại các hội chợ, sự kiện chuyên ngành về du lịch cả trong nước và quốc tế. Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã tham gia nhiều hội chợ du lịch quốc tế cũng như tổ chức nhiều chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam ở nước ngoài như các Hội chợ Japan Tourism Expo tại Nhật Bản, WTM tại Anh, ITB tại Đức, Kotfa tại Hàn Quốc, Travex luân phiên tại các nước Asean… Tại các sự kiện này, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý điểm đến có thể vừa quảng bá vừa bán trực tiếp các sản phẩm du lịch ẩm thực, giới thiệu sự hấp dẫn của ẩm thực Việt Nam qua các video clip, các ấn phẩm điện tử hoặc ấn phẩm in về ẩm thực. Thực tế cho thấy, hoạt động

quảng bá du lịch ẩm thực thường hấp dẫn hơn nhiều nếu khách tham quan được trực tiếp trải nghiệm và nếm thử các món ăn tại sự kiện.

 Đẩy mạnh quảng bá văn hóa ẩm thực và du lịch ẩm thực trên các kênh truyền hình trong nước và quốc tế. Đến nay, các chương trình truyền hình trong nước thường giới thiệu ẩm thực qua các chương trình văn hóa ẩm thực hoặc các chương trình dạy nấu ăn trên truyền hình, chưa thực sự có sự gắn kết với du lịch hoặc truyền thông ẩm thực như một sản phẩm du lịch cần trải nghiệm.

 Tăng cường quảng bá và truyền thông ẩm thực và du lịch ẩm thực địa

phương trên các website và mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Youtube… Đây là các kênh truyền thơng có mức độ lan tỏa cao, mang lại hiệu quả tích cực trong thời gian ngắn, đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid 19 đang chưa được kiểm soát như hiện nay. Các chiến dịch quảng bá cần được xây dựng với các nội dung và mục tiêu cụ thể, có sự phối hợp với các những người nổi tiếng, người có ảnh hưởng đối với việc quảng bá du lịch và ẩm thực như các nghệ nhân ẩm thực, các đầu bếp thế giới, các nghệ sĩ, hoặc đại sứ du lịch tại các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam.

Tại mỗi vùng du lịch nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, chính quyền địa phương cần có chính sách phát triển rõ ràng đối với du lịch ẩm thực, cần đẩy mạnh khuyến khích đầu tư, lựa chọn và phê duyệt những dự án gắn liền với bản sắc văn hóa ẩm thực địa phương, có tính kết nối với nhiều sản phẩm du lịch trong vùng, đảm bảo tính khả thi cao và mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Để quản lý tốt được việc vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực, cần có một cơ chế pháp lý chặt chẽ, đủ tính răn đe để nâng cao ý thức của người kinh doanh. Cùng với đó là một đội ngũ nhân lực thực hiện kiểm tra cơng tác vệ sinh an

tồn thực phẩm một cách thường xuyên, liên tục, kết hợp nhằm phát hiện sớm những biểu hiện mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại các điểm kinh doanh để có các biện pháp ngăn ngừa và xử lý kịp thời.

KẾT LUẬN

Ẩm thực là chiếc gương soi chân thực cho nền văn hóa của mỗi quốc gia, cũng là một cách để mỗi đất nước quảng bá nền văn hóa của họ. Mỗi nền văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia đều lớn lên và đi cùng với mỗi bước phát triển của đất nước đó, là một khía cạnh để đánh giá quốc gia đó có được một nền văn hóa phát triển rực rỡ, có sát cánh với nền ẩm thực đa dạng, phong phú, mn hình, mn vẻ của thế giới đang phát triển từng ngày.

Văn hóa trong đó có ẩm thực là phần thiết yếu khơng thiếu được trong đời sống. Cách ăn uống, cách làm ra món ăn cho ta nhận biệt được phong tục tập quán, đời sống vật chất và tinh thần của nhân nhân. Và văn hóa ẩm thực tỉnh Thanh Hóa - một trong 54 nét ẩm thực rất riêng, rất đẹp của Việt Nam đã góp phần giúp đất nước khẳng định được vẻ đẹp và cả vị trí nền văn hóa mình trên tồn thế giới.

Tiếp cận ẩm thực xứ Thanh dưới góc nhìn văn hóa, có thể thấy ẩm thực vùng này hết sức phong phú, đa dạng và cho dù có ảnh hưởng văn hóa ẩm thực của các khu vực khác thì nó vẫn có đặc điểm riêng. Món ăn nơi đây mang đậm dấu ấn của quê hương bản quán, là sự kết hợp giữa hai yếu tố: coi trọng sự nguyên sơ của tự nhiên kết hợp với sự chế biến vừa khơng q cầu kỳ, ln chú ý giữ gìn từ màu sắc đến hương vị. Những nét văn hóa của ẩm thực Thanh Hóa cũng nói lên phần nào đấy nét đẹp đời thường, giản dị, gần gũi trong phong cách ăn uống, sinh hoạt của người dân. Nét riêng ấy được tạo nên bởi truyền thống của con người xứ Thanh trọng truyền thống, gia tộc.

Bài viết về văn hóa ẩm thực Thanh Hóa là một cách để đề cao, ngưỡng mộ, để yêu và để góp phần làm đẹp thêm các giá trị văn hóa của mảnh đất giàu truyền thống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trần Quốc Vượng. Văn hóa Việt Nam – Tìm tịi và suy ngẫm, NXB Văn hóa dân tộc. Tạp chí văn hóa nghệ thuật. Hà Nội, 2000

Phan Ngọc. Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới. NXB Văn hóa thơng tin. Hà Nội, 1994

Trần Ngọc Thêm. Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện tại. NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 2015

Trần Văn Giàu. Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. NXB CTQG. Hà Nội, 2011

Trần Ngọc Thêm. Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Giáo Dục. Hà Nội, 1999 Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa http://thanhhoa.gov.vn/

Trang thơng tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa http://svhttdl.thanhhoa.gov.vn/

Trang báo điện tử https://baothanhhoa.vn/

PHỤ LỤC

Nem chua Thanh Hóa

Bánh gai Tứ Trụ

Chả tôm

Bánh lá (Bánh Răng Bừa)

Thịt trâu nấu lá lồm

Nước mắm Ba Làng (Tĩnh Gia, Thanh Hoá)

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN VĂN HÓA ẩm THỰC VIỆT NAM đề tài đặc trưng trong văn hóa ẩm thực tỉnh thanh hóa (Trang 34 - 45)