4. GIẢI PHÁP CẢI TIẾN TÍCH HỢP AN TỒN MẠNG IOT
KẾT LUẬN Kết luận
Kết luận
Luận án đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về IoT, thực hiện phân tích tổng thể về các giao thức cùng các cơ chế sẵn có để bảo vệ an tồn bảo mật hệ thống IoT, cho thấy những điểm yếu còn tồn tại trong an tồn bảo mật thơng tin IoT.
24
- Luận án đã đề xuất giải pháp phịng chống tấn cơng từ chối dịch vụ với cơ phương thức cải tiến Overhearing
- Xây dựng các giải pháp sử dụng mã hoá xác thực hạng nhẹ cho các thiết bị tài nguyên yếu trong đó cải tiến các giao thức bảo mật như DTLS, CurveCP, Quark kết hợp cùng Overhearing phịng chống tấn cơng từ chối dịch vụ và tấn công chủ động cũng như tấn công thụ động và tấn công trung gian, ứng dụng hiệu quả trên các thiết bị IoT tài nguyên yếu.
- Kết quả đóng góp quan trọng nhất trong luận án là đã đề xuất xây dựng được một mơ hình kiến trúc an ninh tương đối đầy đủ, cải tiến các cơ chế bảo mật và tích hợp thành cơng các phương thức độc lập vào cùng một hệ thống, bảo vệ cơ bản đầy đủ các thành phần và điểm yếu bảo mật của hệ thống IoT, cung cấp các giải pháp trên cơ sở lý thuyết và thực tế đã cho thấy tính hiệu quả, sự khả thi, phù hợp và tiết kiệm lớn về chi phí, thời gian, góp phần to lớn vào sự phát triển mạnh mẽ, ứng dụng IoT vào mọi lĩnh vực. Giải pháp thực hiện tuần tự, nghiên cứu, thử nghiệm kỹ lưỡng nhiều lần, chứng thực tính khả thi, hiệu quả, tính mới mẻ, ổn định và an toàn của giải pháp.
- Kết quả mơ phỏng thí nghiệm được thực hiện trên một số thiết bị thực nhằm kiểm nghiệm tính đúng đắn và hiệu quả của cơ sở lý thuyết và mơ hình mơ phỏng.
Luận án đã giải quyết được các bài toán mục tiêu ban đầu. Các giải pháp có tính mới, khơng có biểu hiện sao chép hay vi phạm bản quyền công bố khoa học nào trước đó. Các kết quả luận án đi kèm với các cơng trình của tác giả và cộng sự đã được cơng bố trên các tạp chí, hội thảo, hội nghị trong nước và thế giới có uy tín, có chỉ số ISSN, ISBN, Scopus.
Một số hạn chế của luận án
Luận án mới thực hiện trong phạm vi giới hạn, quy mơ nghiên cứu nhỏ, đối tượng cịn hạn chế chưa có điều kiện thực hành thực tế trên mơ hình thực lớn hơn để củng cố các kết quả của các giải pháp đóng góp của luận án.
Đề xuất, hướng nghiên cứu tiếp theo
Để tiếp tục phát triển những kết quả mà luận án đã đạt được, giải quyết các vấn đề còn hạn chế, mở rộng phạm vi nghiên cứu, đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án:
Thứ nhất, tích hợp thuật tốn mã hóa hạng nhẹ vào các giao thức bảo mật
của IoT đối với thiết bị mạng. Thứ hai, các giao thức bảo mật truyền thống không phù hợp với sự đa dạng về hình thái và khả năng giao tiếp giữa các vật thể trong IoT. Thứ ba, nghiên cứu về các cơ chế nén trong giao thức IPv6 nhằm tận dụng khả năng định danh của IPv6. Thứ tư, nghiên cứu một giải pháp về điện tốn đám mây tồn diện, kết hợp các giải pháp an ninh phù hợp và thông minh đối với từng dạng thức khác nhau của vật thể kết nối. Thứ năm, nghiên cứu mơ hình an ninh nhiều lớp để hạn chế thiệt hại do tấn công mạng gây ra.