Tácđộng của KCN, KCX tới công ăn việc làm

Một phần của tài liệu Luận văn:Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào các KCN, pot (Trang 25 - 55)

II. Tácđộng của hoạt động KCN, KCX đối với sự phát triển kinh tế, xã hội,

1.3Tácđộng của KCN, KCX tới công ăn việc làm

1. Tácđộng về mặt kinh tế

1.3Tácđộng của KCN, KCX tới công ăn việc làm

Phát triển các KCN, KCX mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh mới rất có tìêm năng thu hút lao động giải quyết việc làm cho lao động xã hội.

Lực lượng lao động của các KCN, KCX gia tăng cùng với sự gia tăng của việc

thành lập mới mở rộng và các dự án mới trong các KCN, KCX. Trong thời kỳ năm 2001-2005 các KCN, KCX đã thu hút được 650.000 lao động trực tiếp

gấp 4 lần so với thời kỳ 1991-2000, hiện nay tính đến tháng 6 năm 2006 các

KCN, KCX đã thu hút được 865.000 lao động trực tiếp và 1,5 triệu lao động

gián tíêp.Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động các khu này còn

là nơi sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công

nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế.

2.Tác động của KCN, KCX đến xã hội.

Ngoài các tác động tích cực đến việc tăng trưởng kinh tế, cải thiện cơ sở hạ

tầng, giải quyết công ăn việc làm, hoạt động của các KCN, KCX cũng có một

số tác động xấu đến mặt xã hội.

- Trong thời gian qua đã xảy ra các cuộc đình công do mâu thuẫn giữa lợi ích

mô.Trong 10 năm qua cả nước đã xảy ra 1000 cuộc đình công, riêng 2 tháng

đầu năm 2006 cả nước đã có 150 cuộc đình công lớn nhỏ, số người tham gia

lên tới hàng trăm ngàn người. Mâu thuẫn chủ yếu là do chế độ thù lao tiền lương và xảy ra tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

-Việc hình thành các khu đô thị mới trong và ngoài hàng rào các KCN, KCX chỉ có thể trở thành hiện thực và có hiệu quả khi có sự đầu tư, phát triển đồng

bộ giữa các công trình hạ tầng kinh tế kỹ thuật, hạ tầng văn hoá xã hội. Các

nghiên cứu thống kê gần đây cho thấy, thực tế phát triển các công trình xã hội

khác ở các KCN, KCX chưa tương xứng với quy mô, tốc độ phát triển các sở

sản xuất, các công trình hạ tầng kỹ thuật. Giải quyết được vấn đề này là giải

quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với văn hoá và các vấn đề xã hội khác.

- Ở nhiều KCN, KCX, lượng công nhân tại địa bàn và các tỉnh lân cận tập

trung về rất lớn do yêu cầu tuyển dụng ngành nghề. Từ đó hình thành một cách

tự phát " những hộ công nhân mới trong và ngoài khu công nghiệp,khu chế

xuất". Cuộc sống của những cư dân công nghiệp này cũng diễn ra với tất cả

các nhu cầu của cuộc sống: đi, ở, ăn mặc, sinh hoạt vật chất văn hoá, hôn nhân gia đình. Nhưng những nhu cầu thiết yếu đó trên thực tế đã không đáp ứng được một cách đồng bộ, thậm chí ở mức tối thiểu, ngay từ khi quy hoạch và xây dựng KCN, KCX tại các địa phương.

- Trong quá trình phát triển các KCN, KCX tất yếu có sự giao thoa giữa thói

quen, nếp sống cũ mà cư dân mang từ quê hương bản địa đến các KCN, KCX với những thói quen, nếp sống văn minh mới hình thành ở đây. Vấn đề là làm

sao định hướng để những thói quen, nếp sống mới ấy không làm mất đi những

giá trị tốt, bản sắc truyền thống tốt đẹp có từ nhiều vùng quê, thành phố, tạo thành nét văn hoá chung tiêu biểu mang bản sắc riêng cho sự cộng đồng dân cư khu công nghiệp,khu chế xuất.

- Việc quy hoạch các thiết chế văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, các dịch vụ văn

hoá…cần được đặt ra ngay từ đầu trong dự án xây dựng và phát triển các

KCN, KCX ở địa phương. Nhu cầu về sự thụ hưởng về vật chất đến một lúc nào đó sẽ được đáp ứng và thỏa mãn; nhưng nhu cầu và đòi hỏi hưởng thụ đời

sống văn hóa tinh thần sẽ không bao giờ ngừng lại, chỉ có ngày càng phong

phát triển CNH- HĐH đất nước, đòi hỏi phải xây dựng đựơc mô hình văn hoá

trong cộng đồng dân cư các KCN, KCX. Đây không phải là vấn đề của riêng các KCN, KCX mà còn lợi ích cho sự phát triển kinh tế của các địa phương

trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Khi chưa có thiết chế văn

hoá chung cho các KCN, KCX, tất yếu các dịch vụ văn hoá "tự phát" sẽ mọc lên, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của cư dân. Nếu không đựơc định hướng đúng,

quản lý tốt, các hoạt động này sẽ biến tướng trong quá trình phát triển, làm nảy sinh tiêu cực, là mảnh đất tốt cho tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý,

nghiện hút, cờ bạc, lối sống lai căng xa lạ bám rễ với tốc độ không lường trước được.

- Việc đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng ở các KCN, KCX chưa được quan tâm đúng mức. Do tốc độ thị hoá nhanh, cộng với việc lo phát triển kinh tế tài chính, nên việc quy hoạch xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ sinh hoạt ăn ở đi lại học hành khám chữa bệnh ở các KCN, KCX hầu như chưa được

quan tâm.

+ Do áp lực của việc làm, của thu nhập, của số lượng lớn lao động dồn về các

KCN, KCX trong khi các cơ sở chưa phát triển đồng bộ, phần lớn công nhân

trong các KCN, KCX phải chấp nhận sống và sinh hoạt trong những điều kiện

tạm bợ về nhà ở điện nước, sinh hoạt; đa phần các cư dân KCN, KCX phải

thuê những căn hộ tối thiểu của người dân hàng rào KCN, KCX để sinh sống. Điều này đã gây khó khăn, bức xúc trực tiếp cản trở đến đời sống hàng ngày của người dân lao động, tạo tâm lý không an tâm cho người lao động. Với lực lượng công nhân trẻ chưa có gia đình và những người dân mới lập gia đình,

đây là vấn đề lo ngại về lâu dài và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc

sống, chất lượng ngành nghề, chất lượng sản xuất kinh doanh… của cá nhân,

gia đình, cộng đồng và doanh nghiệp, đồng thời gây khó khăn trong quản lý,

các doanh nghiệp trong KCN, KCX và cho điạ phương có KCN, KCX.

+ Mặt khác việc hưởng thụ bình đẳng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y

tế, chế độ giáo dục, chăm sóc khi ốm đau, bệnh tật, vấn đề tăng chất lượng dân

số… chưa được đáp ứng đã làm nảy sinh nhiều khó khăn, phức tạp về xã hội. Đây cũng là áp lực đối với điạ phương khi giải quyết những phát sinh ngoài ý

muốn, ngoài khả năng của họ như gánh nặng về đầu tư khám chữa bệnh, việc giải quyết học hành cho con em dân cư KCN, KCX, các tệ nạn xã hội.

- Một vấn đề không kém phần quan trọng là cần nhanh chóng thành lập các tổ

chức chính trị xã hội như tổ chức Đảng, Công Đoàn, Đoàn thanh niên… trong

các KCN, KCX nhằm đảm bảo quyền lợi chính trị xã hội cho cư dân công

nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các liên doanh, doanh nghiệp tư nhân.

3.Tác động của KCN, KCX đến môi trường. 3.1 Tác động

- Không dễ quản lý như chất thải, vịêc xử lý các chất thải của các nhà máy trước khi thải ra môi trường cũng đang làm đau các nhà quản lý. Theo ước tính

mỗi khu công nghiệp thải khoảng 3000- 4000 m3 nước thải / ngày đêm. Như

vậy tồng lượng công nghiệp của các KCN, KCX trên cả nước lên khoảng

500000-700000m3/ngày đêm.

- Theo số liệu thống kê, trong số 131 khu công nghiệp đã xây dựng xong và

đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, 10 khu công nghiệp đang

xây dựng, các khu công nghiệp còn lại thì chưa xây dựng. Ngay cả các khu

công nghiệp đã có trạm xử lý chất thải tập trung, thì chất lượng thực tế của các

công trình này vẫn còn hạn chế, chưa đạt được những tiêu chuẩn quy định, gây

ô nhiễm môi trường, đặc biệt là một số khu công nghiệp tập trung các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, thuộc da, ngành hoá chất… độc hại cao.

Ngoài ra tại các khu công nghiệp,khu chế xuất ô nhiễm khí bụi và tiếng ồn là loại hình khó kiểm soát và không được quan tâm. Khí thải của các cơ sở sản

xuất chứa nhiều chất độc hại được xả trực tiếp vào môi trường, ảnh hưởng đến

sức khoẻ của nhân dân quanh vùng.

- Theo kết quả quan trắc, nồng độ chất SO2, CO, NO2 gần các khu công

nghiệp hoặc trong các khu công nghiệp đang gia tăng. Nồng độ bụi tại ven các

trục giao thông chính đều đã vượt quá chỉ tiêu cho phép từ 2-6 lần. Tại nhiều nhà máy cơ khí, luyện kim, công nghiệp hoá chất, công nghiệp vật liệu xây

dựng, công nghiệp chế biến thuỷ sản… trong khu công nghiệp, nồng độ bụi và

khí độc hại trong không khí, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-5 lần.

- Cùng với đó, người dân đang phải gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ

việc phát triển các khu công nghiệp ở địa phương, sự ô nhiễm nước sinh hoạt,

sự thoái hoá đất đai do những chất thải độc hại từ khu công nghiệp gây ra…

3.2 Nguyên nhân dẫn đến những tác động trên.

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường trong các khu

công nghiệp, trong đó phải nói đến công tác quy hoạch các khu công nghiệp

còn nhiều điềm không hợp lý, như việc bố trí các khu công nghiệp gần đường

giao thông, khoảng cách quá gần khu dân cư, do đó ô nhiễm trong khu công

nghiệp dễ dàng gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Thêm vào đó là

việc nhận thức về việc bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp của chính

quyền địa phương chưa cao, chưa đánh giá đúng mức về vấn đề môi trường

với phát triển bền vững. Các cơ quan Nhà nước ở địa phương và chíng quyền địa phương và trung ương chưa có chế tài giám sát chặt chẽ việc xây dựng các

khu công nghiệp theo quy hoạch và theo đúng dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, trong báo cáo khả thi các hạng mục xử

lý chất thải nước thải và bảo vệ môi trường, trên thực tế không được triển khai.

Ông Trần Nguyên Hiền, Trưởng phòng Quản lý môi trường, Sở tài nguyên và

môi trường thành phố HCM cho biết: "Trong 9 KCN, KCX của thành phố HCM chưa có hệ thống xử lý chất thải tập trung thì chưa có hệ thống xử lý nước thẳ tập trung, còn lại các khu công nghiệp khác mới đang lên kế hoạch".

Mặt khác chi phí xây dựng chất thải cùng với việc chưa có cơ chế hỗ trợ thoả đáng từ phía nhà nước, là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư

chậm triển khai các hệ thống này.

- Ngoài ra, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong các KCN, KCX còn

chưa hoàn chỉnh. Chưa hình thành hệ thống các quy định thống nhất về công

tác quản lý quản lý môi trường theo các loại hình ô nhiễm rắn,lỏng, khí và

chưa thích hợp với đặc điểm của các khu công nghiệp – đòi hỏi quản lý ô

nhiễm theo từng ngành và theo cả hệ thống trogn khu công nghiệp là chưa phù

nghiệp còn chậm đổi mới và không có chế tài mang tính bắt buộc. Ngoài cơ

chế hỗ trợ theo quyết định 183 năm 2003 của Thủ tướng chình phủ, thì cơ chế

hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý chất thải ở các khu công nghiệp vẫn chưa được hình thành. Hơn nữa việc có nhiều đầu mối quản lý các KCN, KCX cũng

dẫn đến hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý môi trường trong

KCN, KCX chưa được tốt.

III. Kết quả và những tồn tại trong hoạt động của các khu công nghiệp

và khu chế xuất .

A. Những kết quả đã đạt được.

Việc xây dựng và phát triển KCN, KCX thực hiện chiến lược, quy hoạch,

kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của ngành, địa phương, vùng lãnh thổ nói riêng trong quá trình triển khai nghị quyết của Đảng giai đoạn vừa qua(1991-2006) đã đạt được những kết quả sau:

1. Hình thành hệ thống các KCN, KCX trên cơ sở chiến lược, quy hoạch

tổng thể phát triển kinh tế xã hội trên cả nước.

Đến cuối tháng 12/2005 đã có 131 KCN, KCX đựơc thủ tướng chính phủ

quyết định thành lập, phân bố trên 47 tỉnh thành với tổng diện tích đất tự nhiên

26.986 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt18.044 ha.

Trừ vùng Tây Bắc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tất cả

các vùng còn lại đều thành lập KCN, KCX. Riêng 3 vùng kinh tế trọng điểm đã chiếm tới 73% số lượng KCN, KCX của cả nước (96 khu).

Quy mô trung bình của các KCN, KCX là 206 ha. Các vùng có điều kiện tương đối khó khăn, ít có lợi thế phát triển công nghiệp đựơc bố trí các KCN, KCX có quy mô trung bình thấp hơn, như vùng Tây Nguyên( 115,75 ha), vùng Đông Bắc Bắc Bộ(144,5ha); các vùng có điều kiện phát triển công nghiệp được bố trí cao hơn, như Đông Nam Bộ (253,3 ha), Đồng bằng sông

Hồng(173,7 ha).

Các KCN, KCX được thành lập và phát triển phù hợp với mục tiêu của kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Kế hoạch 5 năm 1991-1995 là giai

đoạn này là 12 với tổng diện tích đất tự nhiên là 2360 ha. Sau giai đoạn này, việc thành lập các KCN, KCX được đẩy nhanh, cụ thể trong kế hoạch 5 năm

1996-2000 thành lập 53 KCN, KCX với tổng diện tích đất tự nhiên 9706,12

ha, tăng 4,4 lần về số lượng và 4,1 lần về diện tích so với giai đoạn 1991-1995; kế hoạch 5 năm 2001- 2005 thành lập 66 KCN, KCX vói tổng diện tích 13.140,4 ha, tăng 24,5% về số lượng và 354% về diện tích so với kế hoạch 5 năm 1996-2000.

Các khu công nghiệp,khu chế xuất được hình thành lập và phát triển phù hợp với quy hoạch xây dựng và phát triển khu công nghiệp khu chế xuất cả nước và định hướng phát triển phân bố công nghiệp của địa phương. Phần lớn

các KCN, KCX ưu tiên thành lập đến năm 2000 được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 519 ngày 6/8/1996 số 713 ngày 30/8/1997và số

194/1998 ngày 01/10/1998( với tổng số 56 KCN, KCX được dự kiến thành lập) đã được thành lập và đi vào họat động. Các quy hoạch KCN, KCX đã

được quy hoạch và triển khai là một bước cụ thể hóa nghị quyết đại hội VII về

quy hoạch vùng, địa bàn trọng điểm về KCN, KCX phù hợp với tình hình phát triển và nhu cầu sử dụng đất của các địa phương.

2. KCN, KCX đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần

kinh tế trong và ngoài nước, phục vụ cho CNH- HĐH đất nước.

KCN, KCX ra đời và hoạt động trước hết vì mục tiêu huy động vốn đầu tư nước ngoài và thực hiện chính sách đầu tư nước ngoài theo quy định tại

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, được sửa đổi, bổ sung năm

1990 và 1992 và Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi, bổ sung năm 2000. Đặc

biệt từ luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1992, KCN, KCX đã được đề cập đến như một hình thức thu hút đầu tư nước ngoài, với các đặc điểm riêng biệt.

Các KCN, KCX với những chính sách ưu đãi và những điều kiện thuận

lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư nước

ngoài. Số dự án đầu tư nước ngoài và tổng vốn đăng ký vào KCN, KCX dần

Một phần của tài liệu Luận văn:Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào các KCN, pot (Trang 25 - 55)