Đánh giá chuỗi cung ứng NesCafé

Một phần của tài liệu (Thảo luận Quản trị chuỗi cung ứng) Tìm hiểu sự thành công và thách thức của chuỗi cung ứng NesCafé (Trang 26 - 30)

1. Thành công

- Không ngừng phát triển các loại sản phẩm mới để đa dạng hóa lựa chọn của khách hàng đồng thời thích nghi với văn hóa tiêu dùng của nhiều địa phương khác nhau.

- Dịch vụ logistics thuê ngoài phục vụ sát nhu cầu thực tế tại từng quốc gia và những ứng dụng kỹ thuật mới trong logistics.

- Phát triển khả năng dự đoán nhu cầu và với các nhà cung cấp trên khắp thế giới để đảm bảo các nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng

- Chiến lược mua ngồi ngun liệu kết hợp với các biện pháp cân bằng mức tồn kho để đảm bảo nguồn cung bền vững.

- Thực hiện tốt lưu trữ và vận chuyển các sản phẩm một cách an toàn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng một cách đầy đủ và đúng lúc

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị chuỗi cung ứng để dòng sản phẩm lưu chuyển nhanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng

2. Hạn chế

Đối với sản phẩm của NesCafé thì đến nay vẫn tn theo một cơng thức chung cho toàn cầu, chưa thấy được sự thay đổi rõ rệt hay những đặc trưng riêng của mỗi quốc gia trong từng sản phẩm gói cà phê hịa tan của mình

3. Giải pháp chiến lược

 Xây dựng mơ hình tổ hợp sản xuất, ổn định diện tích cà phê

Bước đầu tiên cho giải pháp này là xây dựng được mơ hình liên kết sản xuất cho các nông hộ, thành lập được các hợp tác xã chuyên canh về cây cà phê, vận động người trồng cà phê tham gia vào hợp tác xã đó và cam kết tạo ra giá trị tăng thêm cho cà phê của họ làm ra. Từ đó đưa các mơ hình sản xuất bền vững cho cây cà phê như chứng chỉ 4C, VietGap, UTZ… mà các nước đã và đang được áp dụng.

Bước thứ hai, khi đã thành lập được các Hợp tác xã chuyên canh cây cà phê và các hộ nông dân tham gia vào thì từng bước áp dụng các quy chuẩn, áp dụng khoa học kỹ thuật, thành lập được tổ kỹ thuật có trách nhiệm tham gia tập

phê nhỏ lẻ và ít áp dụng kỹ thuật vào sản xuất gây thiệt hại về mặt năng suất cũng như tuổi đời của cây cà phê.

Bước cuối cùng là ổn định diện tích trồng cà phê trên mỗi nơng hộ, để việc chăm sóc và thu hoạch được diễn ra một cách tốt nhất mang lại hiệu quả cao nhất cho các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị. Chỉ nên mở rộng diện tích khi nhu cầu thị trường tăng và thực hiện việc tái canh khi vườn cà phê già cỗi cho năng suất thấp.

 Cải tiến thương mại và xuất khẩu

Kiểm soát đầu mối sản xuất cà phê, nhất là doanh nghiệp nhỏ ít vốn, thiếu kinh nghiệm xuất khẩu, khơng có nhà máy chế biến và kho chứa đủ lớn, thiếu thông tin về ngành cà phê.

Hỗ trợ các doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu cà phê, đào tạo cán bộ có nghiệp vụ chun mơn giỏi, ngoại ngữ thành thạo, hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, xây dựng website cho doanh nghiệp, làm việc trực tiếp với các nhà rang xay trong nước và trên thế giới.

Khuyến khích các cơng ty xuất khẩu đầu tư liên kết với các nông hộ trồng cà phê, lập đại lý thu mua, nâng cấp hệ thống kho bãi, nhà máy chế biến cà phê nhân xô hiện đại đạt chất lượng để xuất khẩu trực tiếp với các nhà rang xay quốc tế.

 Dự báo thị trường, chỉ dẫn địa lý cho cà phê Việt Nam

Công tác dự báo thị trường là một trong những nghiệp vụ rất khó, địi hỏi mỗi cá nhân hay tổ chức khơng những phải có hiểu biết sâu rộng về ngành đang nghiên cứu, mà còn am hiểu những ngành khác để cho ra một dự báo mang tính gần đúng nhất của thị trường

 Cải thiện kỹ thuật công nghệ, đào tạo nhân lực cho ngành cà phê

• Áp dụng tiến bộ kỹ thuật là then chốt

Trong nghề trồng cà phê, vấn đề tạo hình được xem như một biện pháp kỹ thuật bắt buộc với mục đích tạo cho cây cà phê có bộ tán cân đối, khai thác triệt để khơng gian riêng có của mỗi cây, tạo sự cân bằng giữa sinh trưởng, ra hoa và đậu quả, đồng thời, ổn định được sản lượng của vườn cây.

Áp dụng tạo hình đơn thân, cây được hãm ngọn. Khi được tạo hình đơn thân, cây cà phê được hãm ngọn ở độ cao khoảng 1.5 mét, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, cắt cành, phịng trừ sâu bệnh, thu hoạch.

Giống luôn là yếu tố kỹ thuật quan trọng hàng đầu, tạo ra bước đột phá trong việc tăng năng suất, phẩm chất cây trồng cũng như các đặc tính chống chịu sâu bệnh. Từ năm 2000 trở về trước, hầu hết diện tích cà phê của Việt Nam đều trồng bằng hạt, trong đó, phần lớn là người nơng dân tự chọn giống là chính. Do trồng bằng hạt khơng qua quy trình chọn lọc, tỷ lệ cây cho năng suất thấp, hạt bé, bị nhiễm bệnh gỉ sắt trong vườn khá cao, trung bình từ 5% đến 10%.

Những năm gần đây, Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên đã lai tạo, tuyển chọn thành công 16 giống cà phê mới phục vụ tốt yêu cầu phát triển cà phê bền vững. Các giống cà phê mới này không những cho năng suất cao, đạt từ 4,5 đến 7 tấn cà phê nhân/ha, kháng cao với bệnh gỉ sắt, mà cịn có kích cỡ hạt được cải thiện. Khuyến cáo, hướng dẫn cho các nơng hộ, các doanh nghiệp kỹ thuật bón phân cân đối dựa vào độ phì của đất và năng suất cây trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí phân bón.

Tưới nước đã trở thành biện pháp mang tính quyết định đến năng suất cà phê ở Tây Nguyên và các nơng hộ có khuynh hướng sử dụng lượng nước tưới quá cao so với nhu cầu của cây cà phê. Qua các nghiên cứu, khuyến cáo các nông hộ, các doanh nghiệp chỉ cần tưới 390 lít nước/gốc, với chu kỳ 22 đến 24 ngày/lần tưới. Nếu chu kỳ tưới là 30 ngày, lượng nước tưới tương đương 530 lít/gốc vẫn đạt năng suất bình quân 3,5 tấn cà phê nhân/ha, giảm gần 50% lượng nước tưới so với trước đây.

Nhân rộng việc sản xuất cà phê có chứng nhận, xác nhận như 4C, UTZ Certified, Liên minh rừng mưa (Rainforest Alliance Certified) đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm cà phê nhân, đồng thời thu hoạch tỉ lệ quả chín phải đạt từ 90% trở lên, chế biến theo đúng quy trình để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê nhân của Việt Nam.

Theo Đề án tái canh cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên, giai đoạn 2014-2020 là khoảng 120.000ha, trong đó, trồng tái canh 90.000ha và ghép cải tạo 30.000ha.

Theo quy trình tái canh cà phê vối, khuyến cáo các nơng hộ, doanh nghiệp thực hiện các giải pháp kỹ thuật nghiêm ngặt từ khâu chặt bỏ cà phê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh đến khâu khai hoang, rà rễ, thu gom rễ nhằm loại bỏ nguồn dịch hại trên đồng ruộng, luân canh với các loại cây trồng khác ít nhất 2 năm sau khi nhổ bỏ vườn cà phê già cỗi, sử dụng các giống mới cà phê đã được cơng nhận để đưa vào trồng.

PHẦN KẾT LUẬN

VIệc tìm được những chuỗi cung ứng thích hợp đã góp phần giúp NesCafé nói riêng và Nestlé nói chung đã ngày càng phát triển và khẳng định vị thế của mình, trở thành cơng ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới. Có thể thấy, chuỗi cung ứng có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp, và Quản trị chuối cung ứng cũng đã trở thành môn học được đưa vào giảng dạy, và trở thành môn học bắt buộc đối với nhiều chuyên ngành.

Một phần của tài liệu (Thảo luận Quản trị chuỗi cung ứng) Tìm hiểu sự thành công và thách thức của chuỗi cung ứng NesCafé (Trang 26 - 30)