CÁC CHỨC DANH TRONG BẾP VÀ NHIỆM VỤ CHO TỪNG VỊ TRÍ

Một phần của tài liệu bao_cao_thuc_tap_ve_khac_san_crowne_plaza_4048 (Trang 37 - 39)

Trong bộ phận bếp của Highland Coffee có cơ cấu nhân sự gồm 14 người, trong đó có: - 1 bếp trưởng - 2 bếp phó - 9 nhân viên - 2 tạp vụ Nhiệm vụ:

- Bếp trưởng: là người có vai trị quan trọng nhất trong việc điều hành mọi việc trong nhà bếp. Để mọi hoạt động sản xuất chế biến trong nhà bếp đạt được những nhu cầu trong công việc, bếp trưởng là người có cái nhìn bao qt mọi hoạt động của nhân viên trong bộ phận, là người hiểu rõ năng lực cũng như trình độ khả năng đáp ứng cơng việc của nhân viên. Bếp trưởng còn phải hiểu biết thị trường, hiểu biết nhu cầu ăn uống như: Khẩu vị, tập quán, khả năng thanh toán, …Hơn nữa bếp trưởng cũng là người nắm bắt được đặc tính, nguồn cung ứng, tình thời vụ để đưa ra kế hoạch phù hợp. Dựa vào món ăn bán ra trong ngày, tuần, tháng, … để có thể chủ động đưa ra số lượng nguyên vật liệu dữ trữ. Bếp trưởng phải là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất chế biến trong bộ phận bếp của mình trước quản lý nhà hàng và người bếp trưởng của Highland Coffee.

- Bếp phó: là người thay mặt bếp trưởng điều hành mọi công việc khi bếp trưởng vắng mặt và chịu trách nhiệm trước mọi quyết định của mình. Giúp việc cho bếp trưởng làm mọi việc cần thiết theo yêu cầu của bếp trưởng và là cánh tay đắc lực của bếp trưởng. Đôn đốc các nhân viên khi cần thiết. Thực hiện những nhiệm vụ mà bếp trưởng phân cơng và đơi khi có cơng việc đột xuất nảy sinh, bếp trưởng có thể phân cơng cho bếp phó các cơng việc khác.

- Nhân viên bếp: là người trực tiếp tham gia vào quá trình chế biến món ăn. Trước khi gia nhập vào gia đình Việt Thái quốc tế, điều kiện để gia nhập vào đội ngũ bếp phải là người đã được học qua trường lớp về chế biến món ăn và được đào tạo ở những trường có uy tín như: thương mại du lịch, cao đẳng du lịch Hà Nội, …Sau khi xét đủ điều kiện, qua 2 vòng phỏng vấn, nhân viên sẽ được đi học đào tạo, học nội quy, phương hướng kinh doanh, mục tiêu của cơng ty. Sau đó nhân viên sẽ được chuyển về bếp trung tâm tại Cột Cờ Hà Nội và được đào tạo về kĩ năng chế biến các món ăn trong thực đơn Highland Coffee. Các cơng thức chế biến, cách sử dụng bảo quản thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm, cách thức chế biến, khả năng thực hành… Cuối cùng sau khi đã thành thạo cách chế biến món ăn… nhân viên mới sẽ chuyển về các điểm Highland Coffee chính thức tham gia vào các hoạt động kinh doanh của gia đình Việt Thái và trở thành những người trực tiếp chế biến ra các món ăn tới khách hàng.

Không chỉ được đào tạo về công thức món ăn, nhân viên bếp cịn được hướng dẫn các chỉ tiêu về cảm quan, về dinh dưỡng, về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tất cả nhằm đưa đến cơng thức chế biến món ăn tốt nhất để phục vụ sản phẩm món ăn có chất lượng cao nhất, phù hợp với mục tiêu, định hướng về tiêu thụ mà công ty và Highland Coffee Crowne Plaza đề ra.

Bếp ở Highland Coffee Crowne Plaza có 12 người, mỗi người được phân những nhiệm vụ khác nhau và phải chịu trách nhiệm về những cơng việc đó. Ví dụ những người được phân bên sơ chế, cắt thái, làm đồ salad thì phải hồn thành thật tốt cơng việc. Những người bên bếp nấu chịu trách nhiệm làm ra các món ăn. Tuỳ theo trình độ tay nghề, khả năng đáp ứng và sức khoẻ mà bếp trưởng phân nhiệm vụ cho từng người. Tuy nhiên trong khoảng thời gian nhất định ln có sự thay đổi để tất cả nhân viên bếp nắm chắc hết khả năng thực hành các món của cả bếp nóng lẫn bếp lạnh.

Một phần của tài liệu bao_cao_thuc_tap_ve_khac_san_crowne_plaza_4048 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w