Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. (Trang 120 - 123)

55 3.2.1 Năng lực chiếm lĩnh và mở rộng thị trường

3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH

3.4.1. Những kết quả đạt được

1) Sự phát triển của khu vực doanh nghiệp dược đã góp phần thúc đẩy hệ thống cung cấp thuốc phủ rộng khắp toàn quốc

Hệ thống cung cấp thuốc đảm bảo cung ứng đủ thuốc đến cả các khu vực biển đảo, vùng sâu, vùng xa. Hệ thống phân phối thuốc với khoảng 61.000 cơ sở bán lẻ. 100% doanh nghiệp nhập khẩu và lưu thơng thuốc có quy mơ lớn đều đạt

tiêu chuẩn về Thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP). Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông phân phối thuốc trong thời gian qua đều biến đổi theo chiều hướng tích cực so với các năm trước. Nhìn chung thị trường dược phẩm đã đi vào ổn định, bảo đảm tốt việc cung cấp đủ thuốc có chất lượng cho nhu cầu phịng và chữa bệnh của Nhân dân. Tình trạng khan hiếm thuốc, đầu cơ, tăng giá đột biến đã được kiểm soát và hầu như khơng xảy ra trên tồn quốc. Ngồi ra, Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia trực thuộc Bộ Y tế được thành lập, 63/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức đấu thầu tập trung; bảo đảm cạnh tranh công bằng, minh bạch trong đấu thầu, giá mua thuốc đã giảm nhiều, hạn chế tối đa chênh lệch giá bất hợp lý.

2) Các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam đã từng bước khẳng định được năng lực cạnh tranh, nhất là trên thị trường nội địa

Về năng lực chiếm lĩnh và mở rộng thị trường: mức độ duy trì thị phần trên thị trường nội địa của các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam ngày một tốt hơn, với khoảng 52,5% nhu cầu tiêu dùng dược phẩm trong nước.

Về năng lực sản xuất và đổi mới cơng nghệ: Việt Nam có 289 doanh nghiệp sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu (năm 2010) đến ngày 31/12/2019 là 599 doanh nghiệp. Số lượng các cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn theo nguyên tắc GMP tăng đều, từ 101 nhà máy năm 2010 tăng lên 237 nhà máy năm 2021. Một số nhà máy sản xuất đã và đang tiếp tục đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất để đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn như EU-GMP, JAPAN-GMP.

Về năng lực tài chính: các chỉ tiêu tài chính thể hiện năng lực duy trì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khá tốt, nhất là các chỉ tiêu về hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS).

3) Các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam đã thích ứng và từng bước lựa chọn được lối đi có lợi thế

Cùng với việc sản xuất, kinh doanh loại hình Tân dược, hiện nay nhiều doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam đã từng bước tăng mức đầu tư cho sản xuất, kinh doanh loại hình Đơng dược. Hướng đi này tạo nên lợi thế và năng lực cạnh

tranh tốt cho doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam bởi vì các doanh nghiệp nước ngồi chưa tập trung phát triển dịng sản phẩm này và họ cũng khơng có lợi thế về sản phẩm, về thị trường đối với các dòng sản phẩm này trong giai đoạn hiện nay.

Hiện nay, các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài đang tập trung chiếm thế mạnh trong việc cung cấp thuốc và dược phẩm cho thị trường tại các thành phố lớn. Vì thế, các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam lại đang tập trung cho thị trường ở nông thôn - một bộ phận không nhỏ trong tổng dân số Việt Nam hiện nay.

4) Doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam từng bước lớn mạnh thông qua việc đầu tư sản xuất các loại thuốc công nghệ cao

Việt Nam đã sản xuất được một số thuốc địi hỏi trình độ cơng nghệ cao, yêu cầu kỹ thuật ngặt nghèo như thuốc đông khô, thuốc tiêm truyền, thuốc giải phóng có kiểm sốt, thuốc cơng nghệ sinh học, sản xuất được các thuốc generic tương đương sinh học so với thuốc phát minh... Đặc biệt, Việt Nam đã sản xuất được 11 loại vắc xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Thuốc sản xuất trong nước đã nằm trong nhóm tác dụng dược lý theo hệ thống phân loại theo mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical code) của Tổ chức Y tế Thế giới.

5) Sự hỗ trợ của nhà nước cho khu vực doanh nghiệp dược phẩm đã được hình thành và phát triển

Trong giai đoạn vừa qua, Nhà nước đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực dược phẩm, trong đó có doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh. Sự hỗ trợ này được thể hiện trên nhiều góc độ khác nhau như: khuôn khổ pháp luật liên quan đến ngành dược và doanh nghiệp dược phẩm ngày càng hoàn thiện, sự điều tiết và tạo tiền đề cho phát triển ngày càng rõ ràng, đã có một số chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực dược phẩm.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w