Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thì năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện một tỉ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỉ lệ địi hỏi tài trợ cho những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời đạt được những mục tiêu doanh nghiệp đặt ra. Năng lực cạnh tranh có thể được chia thành 3 cấp:
+ Năng lực cạnh tranh quốc gia: Là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân.
+ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Là khả năng duy trì và mở
rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận và thị phần mà doanh nghiệp đó đạt được.
+ Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ: Được đo bằng thị phần
của sản phẩm dịch vụ trên thị trường. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của nó, dựa vào chất lượng, tính độc đáo của sản phẩm, dịch vụ, yếu tố công nghệ chứa trong sản phẩm dịch vụ đó.
Ba cấp độ năng lực cạnh tranh có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, tạo điều kiện cho nhau, chế định nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc gia cao phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao vì mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lại dựa trên năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Nền kinh tế có sức cạnh tranh cao sẽ tạo điều kiện và môi trường cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Theo Michael Porter: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là tổng
hợp khả năng nắm giữ và chiếm lĩnh thị trường của chủ thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được hiệu quả tối ưu trong một môi trường kinh doanh cụ thể”.
Cũng theo tác giả, năng lực cạnh tranh được đánh giá dựa trên năng suất, giá trị của hàng hoá dịch vụ làm ra tính trên một đơn vị nhân lực, vốn và tài nguyên của một quốc gia. Năng suất cao tạo ra mức lương cao (cho người lao động), đồng tiền mạnh (cho một quốc gia), lợi nhuận hấp dẫn trên một đồng vốn (cho doanh nghiệp) và cuối cùng là mức sống cao (cho người dân).
Theo Warner, Trung tâm kinh tế quốc tế Australia, thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là năng lực tồn tại và phát triển mà không cần sự hỗ trợ của Nhà nước.
Theo Van Duren thì năng lực cạnh tranh của được hiểu là năng lực tìm kiếm lợi nhuận và duy trì thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước.
Như vậy, trên thực tế đang tồn tại rất nhiều quan niệm về năng lực cạnh tranh, song tựu trung lại, có 4 vấn đề cơ bản sau:
Một là, trong điều kiện kinh tế thị trường, phải lấy yêu cầu của khách hàng
là chuẩn mực đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi lẽ yêu cầu của khách hàng vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sản xuất, kinh doanh. Cùng một loại sản phẩm, các nhóm khách hàng khác nhau sẽ có những nhu cầu rất khác nhau.
Hai là, yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh trong việc lôi kéo khách hàng phải
là thực lực của doanh nghiệp. Thực lực này chủ yếu được tạo thành từ những yếu tố nội tại của doanh nghiệp và được thể hiện ở uy tín của doanh nghiệp.
Ba là, khi nói tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp luôn hàm ý so
sánh với doanh nghiệp hữu quan (các đối thủ cạnh tranh) cùng hoạt động trên thị trường. Muốn tạo nên sức mạnh thực thụ, doanh nghiệp phải tạo nên lợi thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Nhờ có lợi thế này, doanh nghiệp có thể giữ được khách hàng của mình và lơi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
Bốn là, các biểu hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp có quan hệ ràng
buộc lẫn nhau. Một doanh nghiệp có sức cạnh tranh mạnh khi có khả năng thoả mãn đầy đủ nhất tất cả những yêu cầu của khách hàng. Song khó có doanh nghiệp nào đạt được điều này vì thường có lợi thế về mặt này lại yếu thế về mặt khác. Bởi vậy, việc đánh giá đúng đắn những mặt mạnh và mặt yếu của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với việc tìm giải pháp tăng năng lực cạnh tranh.