Quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp

Một phần của tài liệu CUM CONG NGHIEP LONG AN (Trang 46 - 52)

II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 1 Phân khu chức năng

d. Mục tiêu và giải pháp thiết kế:

I.8. Quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp

Khu công nghiệp là nơi tập trung của nhiều các nhà máy sản xuất, ngành nghề, dịch vụ công nghiệp, là nơi tập trung của một lượng rất lớn nhân công, nhân viên, công nhân làm việc tại các nhà máy công nghiệp, do vậy lượng nước thải sản sinh ra từ các khu cơng nghiệp có số lượng và thành phần rất phức tạp với số lượng lớn nên ảnh hưởng của lượng nước thải này đối với môi trường

xung quanh và sức khỏe con người là cực kỳ nghiêm trọng. Để xử lý lượng nước thải này trước khi xả ra mơi trường bên ngồi thì các khu cơng nghiệp bắt buộc phải đầu tư các hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn nước thải ở đầu ra.

Nước thải khu cơng nghiệp có nguồn gốc từ đâu

Nước thải khu công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình hoạt động máy móc và những hoạt động phục vụ sản xuất trong khu công nghiệp. Nước thải khu cơng nghiệp rất đa dạng, nó sẽ phụ thuộc vào loại hình cơng nghiệp, sản phẩm sản xuất trong khu cơng nghiệp đó,…

Phân loại nguồn nước thải khu công nghiệp

Nước thải sinh hoạt: của cán bộ công nhân viên trong các khu vực vệ sinh, nhà bếp, khu văn phòng,…Nguồn nước thải sinh hoạt này thường chứa một số các chất như: hóa chất tẩy rửa, vi sinh vật, vi khuẩn, BOD5, COD,…Đây là các chất vô cùng độc hại gây ra một số bệnh: giun sán, virus, các bệnh liên quan đến hệ hơ hấp và tiêu hóa.

Nước thải từ q trình sản xuất cơng nghiệp: tùy thuộc vào từng ngành sản xuất thì thành phần nước thải này sẽ có đặc trưng riêng:

Cơng nghiệp thực phẩm: BOD, chất rắn lơ lửng, các loại thuốc trừ sâu độc hại, hormone tăng trưởng, màu vật chất, axit hoặc kiềm,…

Nhà máy điện: các chất rắn lơ lửng: thủy ngân, chì, Crom, selen, asen, cadimi, hoặc lưu huỳnh dạng khí, trơ đáy và tro bay,…

Sắt và cơng nghiệp thép: các sản phẩm khí hóa: naphthalene, benzen, xyanua, amoniac, phenol, cresol, anthracene,…các chất ơ nhiễm: dầu mỡ động vật, các hạt rắn, axit sunfuric, axit hydrochloric,…đây đều là các chất phát sinh trong quá trình nung, sản xuất, tẩy rửa và xử lý bề mặt.

Công nghiệp giấy và bột giấy: TSS, BOD, chloroform, furan, dioxin, phenol, COD và các chất rắn lơ lửng.

Dầu công nghiệp: Bao gồm các lĩnh vực như rửa xe, nhà kho chứa nhiên liệu, nhà xưởng, trung tâm giao thông vận tải, nhà máy phát điện,…Nước thải từ các khu vực này thường chứa: các dung môi, dầu nhờn, sạn, chất tẩy rửa và hydrocacbon.

Quy trình xử lý nước thải khu cơng nghiệp

Nước thải từ các khu công nghiệp gây tác hại rất nghiêm trọng đến môi trường xung quanh cũng như đến sức khỏe của con người, do vậy các khu công nghiệp bắt buộc phải chấp nhận đầu tư một hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đạt tiêu chuẩn để giải quyết vấn đề này. Quy trình xử lý bao gồm các bước như sau:

Song chắn rác: quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp bắt đầu từ song chắn rác. Nguồn nước thải công nghiệp sẽ được thu về bể thu gom. Đi qua thiết bị cào tự động có tác dụng giữ lại phần rác thơ vào thùng chứa trong bể thu gom. Tại đây, cũng được gắn các thiết bị đo nồng độ pH, SS của nước thải công

nghiệp đầu vào. Đây chính là khâu xử lý quan trọng nhất quyết định đến 99% hiệu quả của hệ thống xử lý.

Bể thu gom: Tại đây được gắn các máy bơm và đồng hồ đo lưu lượng nước thải đầu vào. Bể được xây dựng theo mơ hình âm bên dưới, vừa có tác dụng thu gom lượng nước thải từ nhà máy vừa có tác dụng bơm nước thải tại đây qua hệ thống gồm 3 bơm chìm luân phiên hoạt động trong 30p lên hệ thống xử lý nước thải KCN. Đồng thời tại đây cũng diễn ra q trình lắng để lọc đi chất cặn có trong nước thải.

Lọc rác tinh: Trước khi đi lên hệ thống xử lý nước thải KCN chính thì nước thải từ bể thu gom sẽ đi qua lọc rác tinh. Tại đây được bố trí 2 máy bơm với nhiệm vụ giữ lại các phần tử rác có kích thước từ 0.75mm trở lên, sau đó nước thải mới đi đến bể tách dầu mỡ.

Bể tách dầu mỡ: đúng như tên gọi, bể tách dầu mỡ có nhiệm vụ chính là tách các phân tử dầu lẫn trong nước thải qua hệ thống máng gạt ở trên bề mặt nước thải (khối lượng riêng của dầu mỡ nhẹ hơn nước nên chúng sẽ nổi lên trên). Các váng dầu mỡ được thu gom lại và đưa về bể chứa dầu và được đưa đến các công ty xử lý và khử những thành phần độc hại. Sau đó lượng nước thải này sẽ được đưa qua bể điều hòa.

Bể điều hòa: bể điều hòa được xây dựng và bố trí âm bên dưới cạnh bể tách dầu. Với hệ thống 2 máy khuấy trộn chìm liên tục hoạt động để điều hòa chất lượng nước thải, lưu lượng nguồn nước; 2 bơm chìm sau đó sẽ có nhiệm vụ đưa nước thải đến các bể SBR.

Ưu điểm của bể điều hòa:

Tăng cường hiệu quả xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, giảm thiểu khả năng giảm tốc cho bể SBR do tải trọng tăng đột ngột,giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác hại của các chất gây ức chế cho quá trình xử lý sinh học.

Giảm một phần BOD.

Giúp cung cấp nước thải vào bể SBR được liên tục theo từng mẻ khi các phân xưởng sản xuất trong khu cơng nghiệp tân bình khơng xả nước thải.

Bể SBR: đây là một công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp gồm 5 giai đoạn: cấp nước – cấp nước – sục khí – sục khí và lắng chắt nước trong. Đây là một quy trình hoạt động liên tục trong từng bể. Nhìn chung quá trình này sẽ mất khoảng 6h để xử lý trong bể hiếu khí SBR.

Ưu điểm

Q trình xử lý đơn giản, hiệu quả xử lý cao.

Không cần bể lắng 1, 2, không cần tuần hồn bùn, giảm được diện tích xây dựng và chi phí đầu tư.

Vận hành tự động, lắp đặt từng phần và dễ dàng mở rộng.

Quá trình xử lý ổn định: q trình xử lý ít bị ảnh hưởng bởi tải trọng BOD đầu vào, có khả năng xử lý đạt tiêu chuẩn các hợp chất chứa nitơ và phốtpho.

Nhược điểm

Cơng nghệ xử lý sinh học địi hỏi sự ổn định tính chất nước thải trước xử lý. Nếu có bất kỳ sự thay đổi đột ngột của tính chất nước thải đầu vào ( hàm lượng kim loại nặng cao, pH quá cao hoặc quá thấp,..) thì sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả xử lý, có thể gây ức chế hệ vi sinh trong bể và rất khó khăn để khắc phục sự cố trong các bể vi sinh.

Để bể hoạt động có hiệu quả cần có người vận hành phải thường xuyên theo dõi các bước xử lý nước thải.

Bể khử trùng: tại đây nước thải sẽ được khử trùng bằng cách trộn đều với clorua vôi (CaOCl2) trước khi được xả thải ra môi trường.

Bể chứa bùn: bùn từ từng bể SBR được bơm hút qua bể chứa bùn. Bể có đặc điểm là: dạng phễu, có chứa thiết bị thu gom bùn ở bên dưới. Và qua máy ép bùn bằng bơm bùn dưới dạng nén trục vít, cùng với hàm lượng polymer được cung cấp thêm sẽ được chuyển sang dạng bánh bùn.

Một phần của tài liệu CUM CONG NGHIEP LONG AN (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w