II. Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của công ty Thương mại và Xuất
2.7. Nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường
Tạo lập, giữ gìn và nâng cao uy tín, hình ảnh của Công là công việc lâu dài
suốt quá trình hoạt động của Công ty bao gồm: Tính trung thực, luôn sống và làm
việc theo pháp luật, năng lực của Công ty, chất lượng các công trình mà Công ty đã
và đang thực hiện…
- Tính trung thực trong suốt hoạt động sản xuất kinh doanh:
Trong suốt quá trình hoạt động của mình ở lĩnh vực đấu thầu, hay thi công
thực hiện hợp đồng Công ty luôn chú trọng đến vấn đề pháp luật và luôn làm theo
những điều lệ mà Nhà nước đã ban hành, chưa hề có hiện tượng khách hàng kiến
nghị, kiện tụng. Trong thời gian tới, Công ty phải tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất
kinh doanh lành mạnh của mình, đồng thời tăng cường quản lý hoạt động của chi
nhánh cũng như của các Xí nghiệp trực thuộc, quán triệt tư tưởng khách hàng là
thượng đế, mỗi công trình xây lên sẽ góp phần lớn lao trong sự nghiệp đi lên của đất
nước, nâng cao đời sống của người dân trong đó có bản thân các cán bộ công nhân
viên trong toàn Công ty. Việc quản lý chặt chẽ sẽ tránh được tình trạng gian lận trong
đấu thầu, trong thi công công trình giữ vững uy tín của Công ty trên thị trường.
Đây là yếu tố rất quan trọng làm nên uy tín của Công ty. Một Công ty có năng
lực mạnh sẽ tạo cho chủ đầu tư sự tin tưởng về chất lượng công trình, về tiến độ thi
công cũng như về giá cả. Trong tương lai Công ty vẫn phải luôn cố gắng nâng cao
hơn nữa nănglực của mình để không bị tụt hậu và vượt qua các đối thủ tầm cỡ trên
thị trường. Các giải pháp nâng cao năng lực của Công ty đã được nên ở trên.
- Nâng cao chất lượng công trình:
Một trong những nhân tố đảm bảo uy tín cho Công ty trên thị trường đó là chất
lượng các công trình mà các công ty đã và đang thực hiện. Để các công trình đạt
chất lượng cao Công ty phải tiến hành các hoạt động sau:
Tập trung đầu tư đổi mới cơ sở cũng như công nghệ sản xuất nhằm nâng cao
hơn nữa năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Đổi mới hoàn thiện các tiêu chuẩn chất lượng sao cho phù hợp với điều kiện
hoàn cảnh của Công ty trong từng giai đoạn nhất định. Xây dựng kế hoạch và triển
khai, tổ chức đào tạo mới và đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty về các tiêu chuẩn chất lượng mà Công ty và ngành Bưu chính viễn thông
đưa ra theo phương châm: “Chỉ có những con người chất lượng mới làm ra những
sản phẩm có chất lượng.”
Cần phải thường xuyên tiến hành kiểm tra chất lượng trong suốt quá trình thi
công, mua sắm nguyên vật liệu có đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hay không và kiểm tra
trước khi nghiệm thu, tránh tình trạng công trinh sau khi nghiệm thu bàn giao không
đảm bảo chất lượng như ký kết sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Công ty.
Tiến hành kiểm tra ngay khi mỗi phần công việc, hạng mục công việc vừa
được hoàn thành xong. Kiểm tra tại các khâu quan trọng trong thi công: nền, móng,
lắp đặt thiết bị…Cán bộ có trách nhiệm kiểm tra phải thông báo ngay cho ban chỉ
huy công trình khi có sai sót so với yêu cầu trong thiết kế.
3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao khả nắng thắng thầu của Công ty
3.1. Kiến nghị về phía nhà nước
Nhà nước cần phải có những giải pháp cụ thể để quản lý hoạt động đấu thầu,
tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng cho các công ty phát triển. Đây
là một yêu cầu khó khăn nhưng là rất cần thiết, vì trong giai đoạn này cùng với sự
phát triển của nền kinh tế Công nghệ phục vụ rất nhiều cho sự phát triển của các
hoạt động kinh tế. Để tránh phải làm đi làm lại, chất lượng các công trình không
đảm bảo tăng cường quản lý Nhà nước trong hoạt động đấu thầu là một vấn đề rất
Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ về tín dụng dài hạn để nhà thầu có điều
kiện mua sắm trang thiết bị thi công. Tình trạng nhiều nhà thầu trong nước vẫn sử
dụng tín dụng ngắn hạn để mua sắm thiết bị là nguyên nhân khiến các nhà thầu gặp
khó khăn khi cân đối tài chính.
-Về cơ chế chính sách: Hoàn thiện hơn nữa quy chế đấu thầu sao cho hoạt
động đấu thầu ngày càng có hiệu quả hơn, môi trường pháp lý ngày càng chắt chẽ,
minh bạch khiến các nhà thầu yên tâm hơn khi tham gia dự thầu cũng như trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
3.2. Kiến nghị về phía Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettellà đơn vị trực thuộc Tập đoàn
Viễn thông Quân đội. Từ khi thành lập và trong suốt quá trình phát triển, công ty đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của Tập đoàn Viễn thông Quân đội về tất cả mọi
mặt. Mặt khác, công ty cũng đã có nhiều đóng góp đối với sự phát triển chung của
toàn công ty và toàn ngành. Để cho Công ty và cả tập đoàn ngày càng phát triển
mạnh, sau đây là một số kiến nghị với Công ty mẹ nhằm khắc phục một số khó
khăn trước mắt về vấn đề đấu thầu:
- Tạo điều kiện cho các nhà thầu trong ngành có thể tham gia các gói thầu có
tầm cỡ quốc tế với mục đích tiếp cận được với công nghệ, kỹ thuật hiện đại của
nước ngoài, tiếp cận với tác phong làm việc tiên tiến, trình độ quản lý khoa học…
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho một số cán bộ ở các công ty trực
thuộc về công tác đấu thầu trong nước và đấu thầu quốc tế nhằm nâng cao sự hiểu
biết của đội ngũ cán bộ trong ngành, luôn tiếp thu những kiến thức mới, tránh tình
trạng lạc hậu về phương pháp, lạc hậu về thông tin đồng thời chuẩn bị kỹ lưỡng cho
KẾT LUẬN
Quá trình phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ, đã thúc đẩy ngành bưu
chính – viễn thông, điện, điện tử, tin học, phát thanh, truyền hình, công nghệ thông tin, đo lường, điều khiển,… phát triển, tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh
nghiệp trong lĩnh vực. Phát triển hoạt động đấu thầu đang trở nên ngày càng chuyên
nghiệp hơn, rõ ràng, minh bạch hơn theo đúng những tiêu chí mà đấu thầu đặt ra.
Để thích nghi được với sự phát triển này thì các nhà thầu cũng không ngừng cải
tiến, nâng cao năng lực của doanh nghiẹp về mọi mặt.
Qua sự phân tích thực trạng công tác đấu thầu và năng lực cạnh tranh trong
đấu thầu cho thấy công ty có cả những điểm mạnh và những điểm yếu, trước những
thách thức và cơ hội nếu công ty biết tận dụng cơ hội và điểm mạnh mà mình có được,
khắc phục những điểm yếu thì khả năng trúng thầu của công ty vẫn còn rất lớn.
Qua thời gian thực tập, đi sâu tìm hiểu về hoạt động đấu thầu của Công ty
Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel, em đã có thêm nhiều kiến thức thực tiễn về
hoạt động đấu thầu. Được sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo Th.S Hoàng Thị Thu
Hà, và sự giúp đỡ, tạođiều kiện của Phòng Kế hoạch, em đã hoàn thành chuyên đề
tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác tham dự thầu tại Công ty Thương mại và Xuất
nhập khẩu Viettel ”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Bài giảng môn quản trị đấu thầu” của Th.s Đinh Đào Ánh Thuỷ
2. “Giáo trình Quản lý Dự án đầu tư” của TS. Từ Quang Phương
3. Luật đấu thầu (2005).
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ... 1
PHẦN I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THAM DỰ THẦU TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIETTEL ... 3
I. Giới thiệu chung về công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel : ... 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Thương mại & Xuất nhập khẩu Viettel ... 3
1.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Công ty TM & XNK Viettel ... 10
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnhtranh trong đấu thầu của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel ... 15
2.1. Nhóm nhân tố bên trong... 15
2.1.1. Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động của công ty ... 15
2.1.2. Phòng ban chịu trách nhiệm về công tác đấu thầu của công ty ... 16
2.1.3. Năng lực tài chính của công ty ... 17
2.1.4. Năng lực máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu ... 17
2.1.5. Nguồn nhân lực ... 19
2.1.6. Năng lực uy tín kinh nghiệm ... 21
2.1.7. Hoạt động tiếp thị đấu thầu ... 22
2.1.8. Năng lực lập giá dự thầu ... 22
2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài ... 23
2.2.1. Cơ chế chính sách nhà nước ... 23
III. Thực trạng công tác tham dự thầu tại công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel ... 24
3.1.Quy trình và các công việc trong quá trình tham dự thầu của công ty ... 24
3.1.1. Thu thập thông tin và mua hồ sơ mời thầu ... 24
3.1.2. Nghiên cứu kỹ hồ sơ mời thầu ... 25
3.1.3. Lập hồ sơ dự thầu ... 25
3.1.3.2. Các nội dung về kỹ thuật ... 27
3.1.3.2. Các nội dung về tài chính ... 27
3.1.4. Nộp hồ sơ dự thầu ... 27
3.1.5. Hậu đấu thầu ... 27
3.2. Đánh giá kết quả hoạtđộng tham dự thầu tại công ty giai đoạn 2005-2009 ... 28
3.3.1.Những thành tựu đạt được ... 29
3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại ... 33
3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên ... 34
3.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan ... 34
3.3.3.2. Nguyên nhân khách quan ... 35
3.4. Thực trạng khả năng cạnh tranh trong công tác tham dự thầu của công ty .... 36
3.4.1. Năng lực, kinh nghiệm nhà thầu ... 36
3.4.2. chất lượng lắp đặt công trình ... 37
3.4.3. Tiến độ thi công ... 37
3.4.4.Giá chào thầu ... 38
3.5. Ví dụ về gói thầu Cung cấp và lắp đặt hệ thống điện tử thông tin, hệ thống quản lý tòa nhà công trình Trung tâm Hội nghị Quốc gia ... 38
PHẦN II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THAM DỰ THẦU TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIETTEL ... 40
I. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ... 40
1.1. Mục tiêu chiến lược ... 40
1.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển hoạt động đấu thầu ... 40
2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty ... 41
II. Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel ... 41
2.1. Nghiên cứu xác định cơ hội, xây dựng kế hoạch dự thầu ... 41
2.2. Hoàn thiện kỹ năng xây dựng hồ sơ dự thầu, đặc biệt là công tác xác định giá chào thầu ... 42
2.3. Tích cực đầu tư cho máy móc thiết bị. ... 44
2.4. Nâng cao năng lực nguồn lao động của công ty ... 45
2.5. Nâng cao chất lượng biện pháp tổ chức, quản lý tại công ty ... 46
2.6. Chú trọng đến công tác marketing đấu thầu : ... 46
2.7. Nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường. ... 47
3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty ... 48
3.1. Kiến nghị về phía nhà nước ... 48
3.2. Kiến nghị về phía Tập đoàn Viễn thông Quân đội ... 49
KẾT LUẬN ... 50