Thử nghiệm cao áp

Một phần của tài liệu đề tài máy biến áp (Trang 25 - 97)

A. Kiểm tra và thử nghiệm các thiết bịđiện: 1. Quan sát các thiết bịđiện:

Là công việc làm trước khi tiến hành công việc thử nghiệm, kiểm tra và hiêïu chỉnh thiết bị và kết thúc bằng lần xem xét cẩn thận cuối cùng. Nhờ quan sát thiết bị sẽû phát hiện được phần lớn những hư hỏng về cơ và những gĩ của vỏ máy, lõi thép, các đầu dây ra, các chỗ nối, cách điện của các bộ phận dẫn điện, cách điện giữa các vòng dây của cuộn dây. Đồng thời khi quan sát sẽ đánh giá được tình trạng chung của thiết bị dựa vào lý lịch của nó để xác định thiết bị đó có phù hợp thiết kế và với các yêu cầu kỹ thuật hay không.

Những hư hỏng do lắp ráp và những thiếu xót nhỏ do chếù tạo. Khi quan sát phát hiện ra, nhân viên lắp ráp sẽ xử lý và khắc phục. Trường hợp gặp những hư hỏng nghiêm trọng người đặt hàng sẽû báo cho nhà chế tạo biết để sửa chữa.

2. Đo và thử nghiệm các thiết bịđiện ở trạng thái tĩnh:

Là một trong những phương pháp cơ bản để phát hiện những hư hỏng của thiết bịđiện. Những việc đo, kiểm tra và thử nghiệm như thế cho phép phát hiện được những hư hỏng ẩn kín bên trong mà khi quan sát bề ngồi trong qúa trình lắp ráp không phát hiện được, cho phép kịp thời sửa chữa hoặc thay thế thiết bị trước khi kết thúc mọi công việc lắp ráp. Trong số những thử nghiệm thiết bị ở trạng thái tĩnh còn có thử nghiệm cách điện của thiết bị điện bằng điện áp tăng cao (so với điện áp định mức). Thử nghiệm này cho phép kết luận về khả năng làm việc bình thường của cách điện trong thời gian vận hành.

3. Đo và thử nghiệm các thiết bịđiện ở trạng thái làm việc:

Công việc đo gồm có: lấy các đặc tuyến không tải của các phát điện một chiều, lấy đặc tuyến không tải và ngắn mạch của các máy phát điện đồng bộ, đo dòng không tải của các máy biến áp điện lực ở điện áp làm việc, đo những tham số ở các chế độ làm việc bình thường của các máy điện, chạy thử các đông cơ

điện, các máy điện một chiều, các máy điện đồng bộ, thử tác thiết bị đóng cắt những việc đo khi chạy thử đồng pha các thiết bịđiện…

Căn cứ kết quả các đặt tuyến lấy được ở trên có thể phán đốn tình trạng tốt xấu của các lõi thép, cuộn dây roto và stato cũng như để xem sự bố trí các cuộn dây đúng hay sai bằng cách so sánh những kết quả đo được với những kết quả thử nghiệm của nhà chế tạo.

Kiểm tra chất lượng lắp ráp, điều chỉnh phần cơ khí của máy cắt diện bằng cách đo thời gian tác động bản thân và tốc độ đóng cắt của máy cắt điện, đo điện áp tác động tối thiểu của nam châm điện trong bộ truyền động, đo sự đóng mở đồng thời các tiếp điểm. Dùng máy chụp sóng ghi lại những chu trình làm việc khác nhau của máy cắt và phân tích các hình chụp được có thể đánh giá được sự làm việc đúng hay sai của từng khâu trong máy cắt và bộ truyền động, xác định được chất lượng chế tạo và lắp ráp.

Muốn xác định được tình trạng tốt hay xấu chất lượng lắp ráp và hiệu chỉnh các động cơ, các máy biến áp mới lắp ráp kể cả thiết bị của các đường dây cung cấp điện cho nó cũng như các trang bị thứ cấp cần phải căn cứ vào việc chạy thử thiết bị. Cho tác động thử máy cắt, dao cách ly, dao tạo ngắn mạch, dao tự cách ly, áp tô mát, công tắc tơ… Có thể xác định được tình trạng tốt hay xấu chất lượng hiệu chỉnh chúng.

Dòng điện không tải của động cơđiện trong thời gian chạy thử có tải (sau khi đã lắp ráp tồn bộ nối trục) sẽ cho phép xác nhận chất lượng lắp ráp tồn bộ tổ máy, kể cả phần cơ khí.

4. Đo và thử nghiệm để xác định tình trạng hệ thống từ:

Đo dòng điện không tải hoặc lấy đặc tuyến từ hố rồi đem so sánh với các số liệu ghi trong lý lịch máy hoặc số liệu kinh nghiệm đối với thiết bị cùng kiểu. Nâếu dòng diện đo được vượt quá nhiều so với các số liệu đo thì chứng tỏ mạch từ bị hỏng hoặc một số vòng dây bị chập. 5. Đo và thử nghiệm để xác định tình trạng các bộ phận dẫn điện và các chỗ nối: Tình trạng những bộ phận dẫn điện và những chỗ tiếp xúc xác định bằng cách đo điện trở bằng điện áp một chiều. B. Thử nghiệm cách điện bằng điện áp tăng cao: Thử nghiệm cách điện của các thiết bị điện (cách điện chính và cách điện vòng dây) bằng điện áp tăng cao là để phát hiện những chỗ hư hỏng cục bộ. Những hư hỏng này không thể phát hiện dược trong khi thử nghiệm và kiển tra sơ bộ, vì vậy thử nghiệm bằng điện áp tăng cao là thử nghiệm cơ bản, sau thử

nghiệm này mới kết luận được khả năng làm việc bình thường của các thiết bị trong điều kiện vận hành.

Tiến hành thử nghiệm sau khi đã kiểm tra sơ bộ tình trạng của cách điện và đã đạt được những kết quả thoả mãn yêu cầu. Chọn mức điện áp thử nghiệm tương ứng với điện áp chọc thủng cách điện trong khi tình trạng cách điện có những hư hỏng cục bộ. Vì vậy khi thử nghiệm bằng điện áp tăng cao sẽ suất hiện những chỗ hư hỏng đó. Chọn mức điện áp thử nghiệm thấp hơn mức điện áp chọc thủng trong trường hợp không có những hư hỏng cục bộ và thấp hơn mức điện áp của nhà chế tạo (thương bằng 0,75 điện áp thử nghiệm của nhà chế tạo). Có thể giải thích điều chú ý này không hồn tồn đầy đủ như sau: sự suất hiện những chỗ hư hỏng khi vận hành bình thường xảy ra nhiều hơn so với lúc thử nghiệm, dù rằng lúc thử nghiệm có nâng cao điện áp lên cao hơn so với lúc bình thường.

Điện áp thử nghiệm thường là điện áp tần số công nghiệp 50 (Hz). Trong những điều kiện thử nghiệm của nhà chế tạo, những thiết bịđiện từ 500 (kV) trở lên đôi khi được thử nghiệm với tần số 100 Hz trở lên. Dùng điện áp tần số công nghiệp đảm bảo khả năng tiến hành thử nghiệm cách điện với những tổn thất điện môi (gây ra sự chọc thủng về nhiệt) và sự phân bố gây ra điện trường tương tự trong những điều kiện vận hành.

Đặt điện áp lên vật thử nghiệm trong một thời gian nhất định để tránh làm cho cách điện bị hư hỏng quá sớm: Đối với cách điện chính, thời gian thử nghiệm là một phút, đối với cách điện vòng dây thời gian thử nghiệm là 5 phút. Thời gian thử nghiệm cách điện lâu hơn vì hệ số an tồn của điện vòng dây lớn hơn cách điện chính. Thời gian nói trên vừa đủ để quan sát thiết bị trong thời gian thử nghiệm và đủ để phát hiện ra chỗ chọc thủng. Thử nghiệm bằng điện áp tăng cao không những chỉ tiến hành với điện áp xoay chiều mà cả với điện áp một chiều. Thường dùng điện áp một chiều (chỉnh lưu) để thử nghiệm cách điện của những máy điện lớn, những cách điện tay đòn của những máy cắt điện, những chống sét. Khuyết điểm chính của thử nghiệm bằng điện áp một chiều là điện áp phân bố không đều theo bề dày của cách điện do sự không đồng nhất của cách điện với sự phân bố điện áp phụ thuộc độ dẫn điện của những bộ phận khác nhau trong cách điện. Những thử nghiệm bằng điện áp một chiều có những ưu điểm sau:

- Điện áp một chiều an tồn hơn đối với cách điện, trị số điện áp chọc thủng cao hơn điện áp xoay chiều, trung bình cao hơn 1,5 lần.

- Ở máy điện quay sự phân bố điện áp một chiều dọc theo cuộn dây đều đặn hơn, do đó phần trong rãnh và ngồi rãnh của cuộn dây chịu tác dụng như nhau.

- Công suất yêu cầu của thiết bị một chiều điện áp cao nhỏ hơn nhiều so với công suất của thiết bị điện áp xoay chiều, do đó nhừng thiết bị thử nghiệm lưu động luôn gọn nhẹ hơn và dễ di chuyển hơn, điều này có ý nghĩa lớn đối với

những công việc hiệu chỉnh các đối tượng khác nhau yêu cần phải thường xuyên vận chuyển dụng cụ thử nghiệm.

- Điện áp một chiều còn ưu điểm nữa là dùng để đo dòng điện rò. Dòng điện rò là tiêu chuẩn phụ đểđánh giá tình trạng của cách điện.

Đoạn OA – Hư hỏng chưa lộ ra.

Điểm A - Điểm tới hạn, sau điểm này Rcđ giảm đi rõ rệt

Đoạn AC – Ion hố mạnh của những chỗ hư hỏng, tạo điều kiện để chọc thủng.

Điểm C – Điểm chọc thủng cách điện.

- Thời gian thử nghiệm cách điện bằng điện áp một chiều cho phép là dài hơn thời gia thử nghiệm bằng điện áp xoay chiều và quy định theo tiêu chuẩn là 10 đến 20 phút.

C. Kiểm tra sựđấu điện của thiết bịđiện:

Sơ đồđấu điện trong nội bộ thiết bịđòi hỏi phải kiểm tra xem mạch điện đã nối đúng chưa. Thường xác định gián tiếp (kí hiệu dây, cực tính..).

Sơ đồ đấu điện bên ngồi chủ yếu bằng mắt nghĩa là phải xem xét cẩn thận, đối chiếu với thiết kế.

D. Đánh giá tình trạng các thiết bịđiện:

Phương pháp cơ bản để đánh giá tình trạng thiết bị điện mới, vừa lắp ráp xong và chuẩn bị đưa vào vận hành và so sánh những kết quả đo và thử nghiệm với những trị số cho phép quy định thành tiêu chuẩn. Những tài liệu tiêu chuẩn là “khối lượng và tiêu chuẩn thử nghiệm các thiết bị điện (KLTCTN) “ và “quy phạm bố trí các thiết bị điện”. Trong bản KLTCTN có đề ra những yêu cầu đối với từng loại công việc kiểm tra, thử nghiệm cần thiết và đề ra những tiêu chuẩn mà kết quả kiểm tra, thử nghiệm mọi loại thiết bị điện đều phải phù hợp. Trong tiêu chuẩn có nêu: trị số cho phép điện trở cuộn dây, các tiếp điểm và những bộ phận khác, tình trạng cho phép của cách điện, những trị sốđiện áp thử nghiệm. I, Rcđ Rcđ C C A A Uct 0

Trong khi tiến hành hiệu chỉnh để đánh giá tình trạng của thiết bị thường sử dụng rộng rải phương pháp so sánh kết quả đo của các nhóm thiết bị cùng kiểu không thể có những hư hỏng trùng nhau.

Ví dụ: Nếu một nhóm các máy biến dòng đo lường giống nhau có đặc tuyến từ hố thấp hơn những đặc tuyến mẫu và một số máy biến điện áp đo lường giống nhau có dòng điện không tải vượt quá mức cho phép… Điều đó không có nghĩa là cách điện của cuộn dây hay lõi thép bị hư hỏng mà do nhà chế tạo đã sử dụng lõi thép xấu để làm lõi thép hoặc đã thay đổi kích thước của lá thép.

Thông thường đểđánh giá, người ta so sánh với những kết quả đo thực dụng với kết quả đo và thử nghiệm cũ. Đối với những thiết bị mới đưa vào vận hành thì so sánh với những kết quả đo và thử nghiệm của nhà chế tạo. Cuối cùng, đánh giá khả năng thiết bịđiện làm việc và vận hành thử tồn diện.

E. Lập các biên bản kiểm tra và thử nghiệm:

Tất cả những kết quả kiểm tra, thử nghiệm và vận hành thử các thiết bị điện trong quá trình hiệu chỉnh đều được ghi vào biên bản hoặc ghi thành báo cáo. Biên bản là văn bản pháp lý cơ bản, dựa vào đó để kết luận chất lượng và khả năng đưa thiết bị vào làm việc bình thường. Để lập các tài liệu kỹ thuật bàn giao cho đơn vị hiệu chỉnh nên làm sẵn những mẫu biên bản hoặc báo cáo, chỉ cần ghi kết quả vào đó trong quá trình hiệu chỉnh và khi kết thúc công việc hiệu chỉnh.

Các biên bản đều được lập thành hai biên bản, một bản để giao cho đơn vị vận hành, còn bản thứ hai được lưu lại ở đơn vị hiệu chỉnh. Nhứng biên bản hoặc báo cáo phải có kết luận. Trong đó nêu lên sự đánh giá chung về thiết bị, tất cả những kết quả đo, kiểm tra, thử nghiệm và chạy thử, những bản, những đường biểu diễn và đồ thị. Những biên bản và báo cáo đều do người thực hiện có trách nhiệm và chỉ đạo công tác hiệu chỉnh thiết bị ghi chép.

F. Qui định chung trong khi tiến hành thử nghiệm:

- Khi tiến hành thử nghiệm, nghiệm thu bàn giao các thiết bị điện mà khối lượng và tiêu chuẩn không khác với những qui định trong tiêu chuẩn này thì phải theo hướng dẫn riêng của nhà chế tạo.

- Thiết bị rơle bảo vệ và tự động điện ở các nhà máy điện và các trạm biến áp được kiểm tra theo TCVN.

- Ngồi những thử nghiệm, nghiệm thu bàn giao thiết bịđiện đã được qui định trong các tiêu chuẩn về tất cả các thiết bị điện còn phải kiểm tra sự hoạt động của phần cơ theo hướng dẫn của nhà máy chế tạo.

- Sự kết luận về sự hồn hảo của thiết bị khi đưa vào vận hành phải được dựa trên cơ sở xem xét kết quả các thử nghiệm liên quan đến thiết bịđó.

- Mọi việc đo lường thử nghiệm chạy thử theo các tài liệu hướng dẫn của nhà máy chế tạo và hướng dẫn hiện hành khác và theo các khối lượng, tiêu chuẩn

nghiệm thu bàn giao thử nghiệm của bộ tiêu chuẩn này do công nhân lắp ráp và hiệu chỉnh tiến hành trước khi đưa thiết bị điện vào vận hành cần phải lập biên bản theo qui định.

- Việc thử nghiệm bằng điện áp tăng cao là bắt buộc đối với các thiết bị điện điện áp từ 35 (kV) trở xuống. Khi có đủ thiết bị thử nghiệm thì phải tiến hành cả đối với các thiết bịđiện áp cao hơn 35 (kV).

- Các vật cách điện và thiết bị có điện áp danh định cao hơn điện áp danh định của trang bịđó chúng được lắp đặt có thể được thử nghiệm với điện áp tăng cao tiêu chuẩn phù hợp với cấp cách điện của trang bịđiện.

- Thử nghiệm cách điện của các khí cụ điện bằng điện áp tăng cao tần số công nghiệp thông thường phải được tiến hành cùng với việc thử nghiệm cách điện thanh cái thiết bị phân phối. Khi đó trị số điện áp thử nghiệm được phép lấy theo tiêu chuẩn đối với thiết bịđo điện áp thử nghiệm nhỏ nhất.

- Khi tiến hành thử nghiệm cách điện của thiết bị điện bằng điện áp tăng cao phải xem xét đánh giá cẩn thận tình trạng cách điện bằng những phương pháp khác.

- Việc thử nghiệm cách điện bằng điện áp 1000 (V) tần số công nghiệp có thể thay thế bằng cách đo giá trị của điện trở cách điện trong một phút bằng Mêgômét 2500 (V). Nếu như giá trị điện trở nhỏ hơn tiêu chuẩn qui định thì việc thử nghiệm bằng điện áp tăng cao tầng số công nghiệp 1000 (V) là bắt buộc.

- Việc thử nghiệm cách điện bằng điện áp tần số công nghiệp của các mạch thứ cấp có điện áp làm việc cao hơn 60 (V) của các trang bị điện trong hệ thống điện là bắt buộc.

- Trong các tiêu chuẩn thử nghiệm, nghiệm thu bàn giao các thiết bị điện dùng các thuật ngữ dưới đây:

+ Điện áp thử nghiệm tần số công nghiệp: là trị số hiệu dụng của điện áp xoay chiều hình sin tần số 50 (Hz) mà cách điện bên trong và bên ngồi của thiết bị điện cần phải duy trì một phút (hoặc 5 phút) trong điều kiện thử nghiệm xác định.

+ Thiết bị điện đo cách điện bình thường: là thiết bị đặt trong các trang bị điện chịu tác động của quá điện áp khí quyển với những biện pháp chống sét thông thường.

+ Thiết bị điện có cách điện giảm nhẹ: là thiết bị điện chỉ dùng ở những trang bị điện không chịu tác động của quá điện áp khi quyển hoặc phải có những biện pháp chống sét đặc biệt để hạn chế biên độ quá điện áp khí quyển đến trị số

Một phần của tài liệu đề tài máy biến áp (Trang 25 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)