1. Câu chuyện xuất xứ
Xẩm tối một ngày hè nóng nực, có một chú ve sầu nhỏ hì hục từ dưới đất chui lên. Chú đang háo hức vì chỉ qua đêm nay thôi chú sẽ lột xác để thành một chú ve trưởng thành với đôi cánh để bay và một giọng hát trầm bổng.
Lên khỏi mặt đất, gặp một thân cây lớn, chú ve non lại hì hục leo lên tìm một nơi để làm cái công việc hệ trọng nhất trong đời là lột xác.
Nhưng trên cây có một đơi vợ chồng nhà bọ ngựa, cả ngày chưa kiếm đựơc cái gì bỏ vào bụng đang chăm chú theo dõi. Bọ ngựa chồng bảo vợ: “Chà, sắp có một bữa tươi đây!” rồi phân cơng vợ đậu ở trên, mình bị xuống dưới, chờ chú ve non đến gần là ... chộp !
Chú ve vừa leo đến lưng chừng thì vợ chồng nhà bọ ngựa ập đến hung hăng vung lên những đơi kiếm đầy răng cưa nhọn sắc của mình. Chú ve non hoảng hốt nhưng vội trấn tĩnh mà rằng: “ Xin ông bà bọ ngựa dừng tay, đừng ăn thịt con vội!”.
Bọ ngựa chồng cười khẩy: “Cỗ bầy tận miệng rồi, sao lại xui chúng ta đừng chén? Hì! Hì !”. Chú bọ ngựa thu mình lại thật nhỏ, với giọng yếu ớt, thút thít trả lời: “Trước sau thì con cũng khơng thốt khỏi làm bữa ăn cho ơng bà. Nhưng thịt con cịn tanh lắm, nhưng cũng chỉ đến sáng là con đã phổng phao chắc nịch. Chi bằng ông bà nán lại đến sớm mai, ăn cho ngon bữa lại chắc bụng, mà con cũng được ông bà làm phúc cho sống thêm vài giờ”.
Nghe chú ve cịn nhỏ xíu lại chưa có đủ cánh, vợ chồng nhà bọ ngựa thấy bùi tai bèn bấm bụng chịu đói thêm vài tiếng đồng hồ chờ sáng, trong lịng đều nghĩ: “Nó nói cũng có lý, vả lại con ve non kia sao thốt khỏi bữa ăn của ta”. Bụng đói mệt, hai vợ chồng bọ ngựa chập chờn trong giấc ngủ nhưng không quên để mắt canh chừng và thi thoảng cũng không quên quờ tay kiểm tra chú ve non nằm ở giữa.
Trời hửng sáng, vợ chồng nhà bọ ngựa thấy bụng đói cồn cào sực tỉnh, nhìn sang vẫn thấy chú ve đang nằm nguyên chỗ cũ. Nhưng lại gần thì... ơi thơi đó chỉ cịn là một vỏ xác vẫn căng phồng nhưng bên trong thì trống rỗng.
Thế là đêm qua, trước khi trời sáng, chú ve non đã đủ thời gian để lột xác thành chú ve trưởng thành với một đôi cánh mạnh mẽ, khẽ khàng chui ra cái vỏ xác của mình và tung cánh bay.
Vợ chồng nhà bọ ngựa kia chưng hửng than tiếc cho một bữa ăn vừa tuột khỏi miệng. Mặt trời mùa hè đã lên cao, tiếng ve râm ran trầm bổng vang lên, hẳn trong đó có tiếng chú ve khơn ngoan vừa thốt hiểm đang cất giọng vang lừng khúc ca chiến thắng...
Câu chuyện ngụ ngơn tơi vừa kể, có vẻ hơi giống tích truyện “đười ươi giữ ống” nói về mưu trí của con người phải khơng các bạn. Vậy thì nó mang lại sự liên tưỏng gì đến cuộc bàn luận của chúng ta về kế sách tạm gọi là “Ve sầu lột xác”
2. Cốt lõi kế sách
Ve sầu đã bay đi, xác lột ra còn để lại, nhìn vào tưởng như ve vẫn đậu trên cây. Ta đã khơng cịn ở đó từ lâu mà địch vẫn chăm chăm lo đối phó.
3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh
Trong kinh doanh không thể tránh khỏi những tình huống bất lợi, nguy ngập. Vào những tình thế đó người làm ăn có bản lĩnh, vừa bình tĩnh giữ vững tình thế hiện tại, vừa nghiên cứu tìm lối để thốt khỏi tình thế hiểm nguy, bảo tồn lực lượng, phát triển lâu dài.
MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CƠNG KẾ SÁCH
1. Boing thốt hiểm
Trong thời kỳ đại chiến thứ nhất, công ty Boing đảm đương một vị trí quan trọng trong việc chế tạo máy bay của nước Mỹ. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, hải quân Mỹ bèn hủy bỏ toàn bộ số đơn đặt hàng mà chưa giao hàng, khiến cho ngành chế tạo máy bay của Mỹ rơi vào tình trạng ngừng trệ. Boing cũng khơng ngoại lệ.
Ơng William Boing đã khơng vì thế mà nhụt chí nản lịng, đã tìm cách chống chọi lại. Ơng đồng thời áp dụng biện pháp tương ứng, điều chỉnh phương hướng kinh doanh một cách quyết đốn. Một mặt ơng tiếp tục duy trì mối liên hệ với bên quân đội để bất kỳ lúc nào cũng nắm được xu thế phát triển của máy bay quân dụng và yêu cầu của phía qn đội để tiện đáp ứng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp chế tạo máy bay khác khó có cơ hội đột nhập được mặc dù ơng nghiên cứu được rằng bên phía quân đội tạm thời sẽ khơng có đơn đặt hàng mới.
Mặt khác ơng kín đáo rút nguồn vật lực chủ yếu, tập trung bồi dưỡng thu hút nhân tài phát triển máy bay thương nghiệp dân dụng, thoát khỏi cái vỏ cũ chỉ đơn thuần sản xuất máy bay quân dụng. Sự phục hồi kinh tế sau chiến tranh đã kích thích nhu cầu về máy bay dân dụng. Khi đó, Boing cho ra đời máy bay chở khách các cỡ để đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường trước sự kinh ngạc của các đối thủ khác.
Ngày nay Boing là nhà sản xuất máy bay dân dụng số một thế giới. Đồng thời là nhà cung cấp máy bay quân sự hàng đầu cho quân đội Mỹ.
2. Ngoài thuận trong nghịch
Năm 1980 lần đầu tiên sản lượng xe hơi của Nhật Bản đột phá ngưỡng 10 triệu chiếc, vượt hẳn sản lượng năm của “ vương quốc xe hơi” Mỹ đứng vị trí số 1 trên thế giới. Để bảo hộ thương mại cho mình, phía bên Mỹ u cầu ngành sản xuất xe hơi của Nhật Bản tự động hạn chế sản lượng. Phía bên Nhật tuy thấy bất lợi cho mình nhưng vẫn vui vẻ hứa hẹn nhưng lại bí mật tranh thủ cơ hội đưa thiết bị sản xuất đến bang Kentuckey và bang California. Khiến cho xe hơi của Nhật Bản được ra đời ở Mỹ thâm nhập thị trường nước Mỹ giống như xe hơi Mỹ.
Chính phủ Mỹ ngay lập tức ra nhiều chính sách để nâng cao giá thành sản xuất của các xí nghiệp Nhật Bản. Các cơng ty Nhật bề ngoài lại ra vẻ kiềm chế , nhún nhường, nhưng bên trong lại ngấm ngầm chuyển hướng đầu tư vào vùng biên giới của Mehico, vừa lợi dụng nguồn lực lao động rẻ của Mêhicô vừa lọt qua kẽ hở của pháp lệnh Mỹ, sản phẩm của vùng này lại được ngành thu thuế Mỹ ưu đãi.
Thế là đến khi Mỹ phát hiện thì Nhật Bản đã thành công trong việc gõ cửa sau thị trường nước Mỹ rồi.
3. Dùng kế thoát xác để thoát khỏi nguy hiểm
Ngân hàng Italia là ngân hàng của một gia đình người Mỹ gốc Ý tên là Talini. Gia đình này kinh doanh rất phát đạt. Ngân hàng của họ trở thành một ngân hàng có tiếng tại Castro thuộc San Francisco.
Tuy nhiên ngân hàng liên bang NewYork đứng đầu là Mogen cho rằng ngân hàng này đang lũng đoạn thị trường, ép phải bán đi 51% cổ phiếu của ngân hàng. Cả gia đình Talini lo lắng trước vấn đề ngân hàng của họ sẽ rơi vào tay kẻ khác. Talini ngay lập tức tìm cách đối phó. Hành động đầu tiên của ơng là xin từ chức khỏi ghế chủ tịch ngân hàng. Đây có thể coi là một hành động đồng tình với các yêu cầu của ngân hàng liên bang. Tuy nhiên ông vẫn để cho con trai mình là người điều hành và thâu tóm quyền lực trong ngân hàng.
Với tư cách cá nhân và khơng cịn liên quan gì đến ngân hàng Italia nữa, ông Tanili thuyết phục bộ Tài chính để mở một cơng ty cổ phần cỡ lớn quy mô gấp nhiều lần ngân hàng Italia. Cổ đông lớn nhất của cơng ty này chính là ngân hàng Italia. Tuy nhiên do một lượng lớn cổ phiếu nằm trong tay các cổ đơng nhỏ nên người ngồi khó có thể nghi ngờ rằng cơng ty này có âm mưu lũng đoạn thị trường. Lấy danh nghĩa của công ty mới thành lập, Talini cho người mua lại cổ phiếu của ngân hàng Italia với giá thấp.
Cuối cùng thì gia tộc Talini vẫn có trong tay ngân hàng của mình.
4. Cơng ty kính nổi Viglacera
Vào thập niên 80, Kính Đáp Cầu, khởi nguồn của cơng ty Viglacera bây giờ là công ty chuyên cung cấp cho thị trường các loại kính dùng cho dân dụng và xây dựng. Tuy nhiên, sản phẩm sản xuất ra vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng..
Nắm bắt được đòi hỏi thị trường. Năm 1995, Viglacera đã liên doanh với một đối tác nước ngoài, xây dựng nhà máy sản xuất kính nổi hiện đại. Sản phẩm tung ra đáp ứng trúng ngay nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm, liên doanh hợp tác của Viglacera sau một thời gian hoạt động đã bộc lộ nhiều bất cập về vốn, chính sách bán hàng, dần đi tới nguy cơ mất quyền kiểm soát, mất thị trường ... làm ảnh hưởng người tiêu dùng.
Chính vì vậy, song song việc duy trì hợp tác, Viglacera âm thầm nhưng khẩn trương, nhanh chóng chuẩn bị lực với quyết tâm cao để xây dựng một nhà máy cho riêng mình. Dựa vào cơng nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm thị trường thu được trong quá trình hợp tác, việc khởi công xây dựng nhà máy riêng tại Bình Dương vào tháng 2 năm 2001 rất sn sẻ, sản phẩm được tung ra thị trường ngay tháng 10 năm sau.
Sự ra đời của nhà máy này làm cho đối tác cũng như các công ty kinh doanh trong lĩnh vực đó hồn tồn bất ngờ. Viglacera tìm được chỗ đứng vững chắc của mình trên thị trường