Hầm kiểu này bao gồm một ống trụ bằng chất dẻo tổng hợp hoặc bằng một túi chất dẻo mềm là phụ phẩm của các nhà máy sản xuất nhôm. Kèm theo túi chất dẻo này lắp thêm các ống nạp chất liệu vào túi và ống tháo bã phân ra, lắp một ống lấy khí từ túi ra ngoài, ống nạp chất liệu được đặt sao cho áp lực trong túi duy trì thấp hơn 40cm áp lực nước. Khí sinh ra ta tập trung trong túi dưới dạng một màng chất dẻo co dãn tốt theo áp suất lớn hay nhỏ. Một hầm sinh khí kiểu túi cới dung tích 50m3 , cân nặng 270kg và dễ dàng bố trí vào một rãnh nơng. Ngun liệu được nạp vào trong túi với một khối lượng bằng lượng bã được lấy ra ở cửa
Thời gian để ủ chất liệu thay đổi tùy theo loại phân động vật từ 60 ngày ở 15-200C đến 30 ngày ở nhiệt độ 30-350C.
Hầm kiểu túi có thành tường đặc biệt mỏng, nó có thể nhờ nhiệt độ mặt trời chiếu trực tiếp để tăng lượng nhiệt. Sản lượng khí từ các túi có thể đạt 0.23-0.61 dung tích khí so với dung tích chất liệu nạp vào hàng ngày và nó tùy thuộc vào các điều kiện địa hương, sự dồi dào của các nguyên liệu nạp vào. Nếu như chất dẻo hoặc mang PVC khơng kiếm được ta có thể làm bằng betong với một màng tích khí mền dẻo đặt ở trên đỉnh bể chưa betong.
-Do dùng chất liệu là dẻo nên việc lắp đặt hệ thống và vận hành khơng mấy khó khăn.
-Chi phí cũng thấp hơn hẳn so với những kiểu hầm khí loại khác. -Do thành mỏng nên có thể tăng năng suất khi được mặt trời chiếu sáng, tăng hiệu suất phân hủy.
Nhược điểm:
-Dễ bị hư hỏng và việc sửa chữa có khó khăn hơn ở vùng nơng thôn hẻo lánh. Thường bị thủng do bị chuột cắn hay vật sắc nhọn đâm vào.
-Về mùa đơng phải có biện pháp ủ kín chống rét nếu khơng thì hệ thống sẽ hoạt động khơng hiệu quả do khơng có lớp cách nhiệt với mơi trường