Cần tăng cường tuyền truyền cho người dân về ý nghĩa của việc đăng ký khai sinh, hướng dẫn cụ thể, nhanh chóng để người dân có thể thực hiện các thủ tục liên quan đến khai sinh một cách thuận lợi và đúng hạn. Ngoài ra cần nghiên cứu cách thức tuyên truyền sao cho hấp dẫn và bổ ích để để thu hút được nhiều người quan tâm.
Tại các địa phương cần ra sốt lại cơng tác quản lí dân cư trên địa bàn để phát hiện các trường hợp chưa có giấy khai sinh, hoặc mất giấy khai sinh, yêu cầu đăng ký khai sinh lại. Ngoài ra, đối với trẻ em đã quá hạn đăng ký khai sinh thì cần đơn đốc cha,mẹ, người thân thích thực hiện khai sinh. Khơng để xảy ra tính trạng cá nhân nào tồn tại ngồi sự kiểm sát của chính quyền.
Cần rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản pháp luật phù hợp với pháp luật về đăng ký khai sinh phù hợp với tình hình thực tế và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Cần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký và quản lý đăng ký khai sinh.
Cần đầy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, xử lí vi phạm trong pháp luật quản lí về hộ tịch, đăng ký khai sinh.
Đặc biệt, trong xã hội 4.0 và tình hình dịch bệnh đang căng thẳng như hiện nay cần ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong đăng ký và quản lí đăng ký khai sinh. Nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu thơng tin hộ tịch trên tồn quốc gia và hạn chế việc đi ra ngoài của người dân. Ứng dụng công nghệ thông tin là một giải pháp hỗ trợ rất lớn cho kết quả của việc thực hiện pháp luật về đăng ký khai sinh hiện nay, giúp giải phóng thời gian làm việc thủ cơng và cơng
việc được thuận tiện và chính xác. Ngồi ra cịn giúp việc thống kê, khai thác dữ liệu về đăng khai sinh hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
Từ những tìm hiểu phân tích ở trên chúng ta có thể thấy, cơng tác đăng ký khai sinh có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong quản lý nhà nước, phục vụ đắc lực cho các cấp xây dựng các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách về dân số, phân bổ dân cư,... Ngoài ra, đăng ký khai sinh cịn góp phần giúp cho việc xác định độ tuổi như: Tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự, tuổi chịu trách nhiệm hình sự, tuổi vào các cấp học,... và việc đăng ký khai sinh tạo cơ sở pháp lý bảo đảm một số quyền nhân thân cơ bản của cá nhân như: quyền thay đổi họ tên, quyền được khai sinh, quyền kết hôn. Tuy nhiên, quyền được khai sinh không phải quyền riêng của trẻ em mà là quyền của bất cứ cá nhân nào; theo quy định của Bộ luật dân sự thì việc bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch cũng đồng nghĩa với việc bảo đảm quyền nhân thân cơ bản của mỗi cá nhân. Vì vậy, với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì địi hỏi pháp luật về đăng ký khai sinh nói riêng và pháp luật về hộ tịch nói chung phải được thực hiện nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật hộ tịch 2014
2. Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch
3. Luật cư trú 2020
4. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em 5. Bộ luật dân sự 2015
6. Luật trẻ em 2006
7. Thông tư số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hộ tịch và nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015
8. Trích “Những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn thi hành pháp luật về hộ tịch” của tác giả Luật gia Nguyễn Nhật Vũ, ngày 01/02/2019
9. Trích “Luận văn về đăng ký khai sinh theo pháp luật hộ tịch hiện nay” của tác giả Lê Đình An vào năm 2018.