CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1 Tên chuyên ngành đào tạo

Một phần của tài liệu C NG HOA XA h i CH NGHIA VI t NAM d c l (Trang 50 - 54)

- Bộ phận triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế, tà

6. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp

CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1 Tên chuyên ngành đào tạo

1. Tên chuyên ngành đào tạo

Tiếng Việt: Tài chính - Ngân hàng Thương mại Tiếng Anh: Finance and Banking

2. Trình độ đào tạo: Đại học 3. Yêu cầu về kiến thức 3. Yêu cầu về kiến thức

Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng Thương mại đảm bảo đạt chuẩn kiến thức giáo dục đại cương theo chuẩn chương trình đào tạo quốc gia khối ngành Tài chính – Ngân hàng, nắm vững những nguyên lý của quy luật tự nhiên, xã hội; có đủ kiến thức về lý luận chính trị, kinh tế xã hội, kiến thức của ngành và chuyên ngành đào tạo bao gồm:

- Nắm vững kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh bao gồm : Kinh tế học, Nguyên lý thống kê, Marketing căn bản, Luật kinh tế, Kinh tế lượng, Quản trị học, Nguyên lý kế toán,…

- Nắm vững kiến thức cơ sở ngành gồm các kiến thức cơ bản về Tài chính - Tiền tệ, Tài chính cơng, Tài chính quốc tế, Thị trường chứng khốn, Hệ thống thơng tin quản lý,...

- Nắm vững kiến thức căn bản và hiện đại của chuyên ngành tài chính - ngân hàng gồm các kiến thức về Quản trị tài chính, Tài chính doanh nghiệp, Quản trị Ngân hàng thương mại, Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng, Kinh doanh chứng khoán, Thanh toán quốc tế và Tài trợ xuất nhập khẩu, Định giá tài sản, Kế toán Ngân hàng,...

- Kiến thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của Trường và các trường thuộc khối ngành Kinh doanh và Quản lý gồm các kiến thức về Quản trị nhân lực, Quản trị chiến lược, Quản trị thương hiệu, Thương mại quốc tế, Marketing,…

4. Yêu cầu về kỹ năng

4.1. Kỹ năng cứng

- Có khả năng hoạch định chính sách tài chính doanh nghiệp; Lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch tài chính doanh nghiệp, thực hiện các dự án R&D giải quyết các vấn đề về tài chính và quản trị tài chính trong các doanh nghiệp.

- Có khả năng hoạch định chính sách huy động vốn, chính sách tín dụng, chính sách phát triển sản phẩm của các ngân hàng thương mại; tổ chức triển khai các nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ kế toán và giao dịch ngân hàng, nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối,… của ngân hàng thương mại và

các Tổ chức tín dụng khác; Lập và triển khai các chương trình marketing dịch vụ ngân hàng và phát triển khách hàng của ngân hàng thương mại.

- Có khả năng hoạch định chính sách tài chính của các tổ chức tài chính phi ngân hàng; Triển khai các nghiệp vụ kinh doanh của các tổ chức tài chính phi ngân hàng như: nghiệp vụ mơi giới đầu tư chứng khốn, nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, nghiệp vụ đầu tư, nghiệp vụ bảo hiểm,...

- Biết sử dụng các phương pháp và công cụ nghiên cứu khoa học trong nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng.

- Có khả năng chủ động cập nhật và vận dụng các quy định luật pháp trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng để giải quyết công việc được giao đảm bảo đúng pháp luật.

4.2. Kỹ năng mềm:

- Có tư duy logic, sáng tạo; Biết xây dựng kế hoạch và sử dụng các nguồn lực để thực hiện kế hoạch; Biết lựa chọn những cơng việc cần ưu tiên; Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, khả năng tổ chức, phát triển và lãnh đạo nhóm, khả năng thích ứng với những thay đổi của thực tế.

- Biết sử dụng tổng hợp các kỹ năng trong giao tiếp bao gồm: sử dụng các công cụ trong giao tiếp (ngôn ngữ, cử chỉ); xác định vị trí trong tình huống giao tiếp; điều khiển q trình giao tiếp (lắng nghe, kiểm soát cảm xúc, đàm phán, thảo luận, thuyết phục, xử lý linh hoạt các tình huống trong giao tiếp).

- Kỹ năng ngoại ngữ: Sinh viên sau khi tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra Tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGD&ĐT quy định về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (quy đổi tương đương sang một số chứng chỉ ngoại ngữ khác theo Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 2 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Có khả năng sử dụng thành thạo cơng cụ tin học như: các phần mềm văn phòng (Word, Excel, PowerPoint,…), các phần mềm xử lý dữ liệu (Eview, SPSS,…) phục vụ công tác chun mơn.

5. u cầu về thái độ

- Có đạo đức và lối sống lành mạnh, trên cơ sở nắm vững và chấp hành đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung và pháp luật về tài chính - ngân hàng nói riêng.

- Dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với thử thách, chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Có lịng u nghề, có yêu lao động; có các phẩm chất cá nhân như: tự tin, linh hoạt, nhiệt tình, say mê, sáng tạo, phản biện, tinh thần tự tơn, hiểu biết văn hóa, có ý thức vì cộng đồng và bảo vệ mơi trường.

- Hành vi đạo đức nghề nghiệp tốt, tác phong công nghiệp, cẩn thận; khiêm tốn, giản dị trong sinh hoạt; sống lạc quan, giàu hoài bão, trung thực, thẳng thắn, khách quan và cầu tiến.

- Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của đơn vị nơi mình cơng tác.

- Ln có ý thức tự học, tự đào tạo, cập nhật kiến thức mới, ứng dụng sáng tạo những tiến bộ khoa học trong công việc được giao.

6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

6.1. Làm việc phù hợp và tốt tại các bộ phận sau của doanh nghiệp

- Bộ phận quản lý tài chính của các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế. - Bộ phận tín dụng, thanh tốn, marketing, kinh doanh ngoại hối và quan hệ khách hàng... trong các ngân hàng thương mại, cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính, quỹ tín dụng.

- Bộ phận mơi giới, tư vấn, phân tích trong các cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ.

- Bộ phận nghiên cứu về tài chính, ngân hàng và chứng khốn ở các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước.

6.2. Các loại hình và tổ chức doanh nghiệp có khả năng và cơ hội làm việc phù hợp

- Các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế

- Các ngân hàng thương mại, cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính, quỹ tín dụng,…

- Các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước.

- Các trường đại học, học viện đào tạo về tài chính - ngân hàng.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng thương mại của Trường Đại học Thương mại có đủ trình độ và khả năng học bằng đại học thứ 2 của các chuyên ngành liên quan; đủ trình độ để học ở bậc đào tạo sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng; và các chuyên ngành (Quản lý kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán kiểm toán,…) tại các Trường đại học khác ở trong và ngồi nước.

8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn đầu ra đã tham khảo

8.1. Trong nước

- Chương trình đào tạo cử ngân Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Thương mại;

- Chương trình đào tạo cử nhân Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Ngoại thương;

- Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Ngân hàng, Học viện Tài chính; - Chuẩn đầu ra cử nhân chất lượng cao ngành Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Tuyên bố đầu ra các ngành/chuyên ngành đào tạo của Trường Đại học Thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 26 /QĐ.TM.ĐT ngày 15/1/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại.

8.2. Ngoài nước

- Chương trình đào tạo của Trường CASS (UK)

http://www.cass.city.ac.uk/courses/undergraduate/courses/banking-and- international-finance#courses-details=1

- Chương trình đào tạo của Trường Birmingham (UK)

http://www.birmingham.ac.uk/undergraduate/courses/econ/money-banking- finance-bsc.aspx#CourseDetailsTab

- Chương trình đào tạo của Trường Monash (Australia)

http://www.monash.edu.au/pubs/handbooks/aos/banking-and- finance/index.html

Chuẩn đầu ra đã được thông qua Hội đồng khoa ngày tháng năm 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - hạnh phúc CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu C NG HOA XA h i CH NGHIA VI t NAM d c l (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w