Thực trạng về tiến trình cải cách tổ chức bộ máy hành chính của Uỷ

Một phần của tài liệu (Mã Số 8) Tiểu Luận Thực Trạng Và Giải Pháp Cải Cách Tổ Chức Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước Tại Bộ Cơ Quan (Trang 29 - 33)

nhân dân huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn quý I năm 2021.

4.1. Những kết quả đạt được

Triển khai cơng tác bầu cử Đại biểu Quốc hội khố XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026: Uỷ ban nhân dân huyện đã thành lập Uỷ ban bầu cử huyện, tổ giúp việc Uỷ ban bầu cử, Ban chỉ đạo bầu cử, xây dựng kế hoạch, lịch để triển khai thực hiện. Đến nay đã thực hiện các bước theo đúng luật bầu cử (Đến ngày 14/3 ở huyện đã tiếp nhận xong hồ sơ ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, ở xã, thị trấn đã tiếp nhận xong hồ sơ ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã để chuẩn bị hiệp thương lần 2 theo kế hoạch).

Tổng số biên chế công chức huyện được giao trong năm: 80 người, số biên chế có măt tại thời điểm báo cáo 78 người (trong đó có 04 hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP);

Số biên chế tinh giảm trong kỳ báo cáo: không

Tổng số biên chế cán bộ, công chức xã trong giao trong năm: 318 người; tổng số có mặt: 394 người (dơi dư do sáp nhập xã).

Số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện: 05 đơn vị.

Tổng số người làm việc được giao tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao: 78 người, số người làm việc có mặt tại thời điểm báo cáo: 72 người.

25

Số biên chế tinh giảm trong kỳ báo cáo: không

4.2. Những tồn tại hạn chế

Một số đơn vị xã ban kế hoạch cải cách hành chính năm chậm, chất lượng kế hoạch hạn chế;

Việc thực hiện nhiệm vụ do Uỷ ban nhân dân tỉnh, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giao còn để quá hạn;

Việc cấn đối sắp xếp bố trí lại cán bộ, cơng chức cấp xã sau sáp nhập còn chậm so với yêu cầu;

Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt các đơn vị mới sáp nhập;

Việc triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 ở một số xã chậm so với kế hoạch.

Hiện nay, vẫn còn sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa một số bộ, ngành; việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập để khắc phục sự chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lặp chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cịn chậm, chưa có kết quả rõ ràng. Bộ máy tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện còn cồng kềnh và thiếu ổn định. Việc tổng kết, đánh giá mơ hình tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực chưa được thực hiện một cách căn cơ.

Các chủ trương cải cách, tinh gọn bộ máy hành chính như: tách quản lý hành chính nhà nước khỏi quản lý sản xuất kinh doanh; tách cơ quan hành chính cơng với các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công; phân cấp mạnh thẩm quyền, trách nhiệm quản lý giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công; đổi mới

26

hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo các nguyên tắc tổ chức khoa học lao động quản lý… chưa được quán triệt và thực hiện đầy đủ. Cải cách, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp cơng cịn chậm. Thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công chưa triệt để, kết quả không cao. Thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đạt được mục tiêu đề ra; chính sách tinh giản biên chế còn một số bất hợp lý, các cơng cụ của chính sách tinh giản biên chế chưa đủ mạnh, phạm vi điều chỉnh của chính sách rộng so với khả năng thực hiện. Phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm quản lý giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương khá tồn diện, nhưng điều kiện để thực hiện về tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất chưa được chú trọng đầu tư đồng bộ; phân cấp chưa gắn chặt chẽ với thẩm quyền và trách nhiệm; việc kiểm tra giám sát sau khi phân cấp của một số bộ, ngành Trung ương đối với các địa phương cịn hạn chế, có lĩnh vực bng lỏng, không phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót dẫn đến lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.

Nguyên nhân của những hạn chế trong cải cách bộ máy hành chính nhà nước là do thiếu kiên quyết, nhất quán và đồng bộ trong khâu tổ chức thực hiện; thiếu các giải pháp hiệu quả và điều kiện cần thiết cho cải cách bộ máy. Mặt khác, việc chậm trễ trong phân công lại lực lượng lao động, phân định lại chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức, đổi mới cơ chế hoạt động dẫn đến tình trạng giảm được đầu mối các bộ thuộc Chính phủ, nhưng tổ chức bên trong của các bộ đa ngành, đa lĩnh vực lại tăng.

Đồng thời, cải cách hồn thiện bộ máy hành chính phải dựa trên cơ sở pháp lý đầy đủ và đồng bộ, tuy nhiên hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính chậm được sửa đổi, bổ sung và hồn thiện cũng gây khó khăn cho việc thực hiện. Cải cách hoàn thiện bộ máy thiếu đồng bộ với cải

27

cách cơ chế và hoạt động, nhất là thiếu đồng bộ với cải cách xây dựng nguồn nhân lực và chính sách cho phát triển nguồn nhân lực trong bộ máy; việc thiếu chế độ, chính sách thỏa đáng để tạo động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ, cơng chức tích cực thực hiện cải cách cũng là nguyên nhân dẫn đến bất cập, hạn chế. Công tác tổng kết thực hiện, nghiên cứu khoa học về tổ chức bộ máy chưa được coi trọng và chưa được tiến hành một cách bài bản, thiết thực, kịp thời. Chưa có nhận thức đầy đủ rằng, thực chất cải cách hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước là một cuộc cách mạng trong bản thân bộ máy quản trị nhà nước.

28

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ

NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu (Mã Số 8) Tiểu Luận Thực Trạng Và Giải Pháp Cải Cách Tổ Chức Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước Tại Bộ Cơ Quan (Trang 29 - 33)