Vạt sống hồn tồn, vết mổ liền kì đầu 100% 86,7%
Vạt bị thiểu dưỡng, hoại tử đầu xa 0% 13,3%
Nhiễm khuẩn, toác vết mổ 0% 0%
Vạt hoại tử >1/3 diện tích đến tồn bộ 0% 0%
Tổng 32 15
Tỉ lệ 100% 100%
Khi so sánh sức sống của vạt CCL có nối mạch đầu xa trong nghiên cứu này so với tác giả Nguyễn Thanh Hải, có sự khác biệt rõ rệt về tình trạng sống của vạt [3]. Trong nghiên cứu này 100% các trường hợp vạt đều sống hoàn toàn, vết mổ liền kỳ đầu, điều này chứng tỏ sự ưu việt của kỹ thuật nối mạch vi phẫu tại đầu xa- vừa mở rộng kích thước vạt đồng thời tăng khả năng sống của vạt. Các tác giả Nguyễn Gia Tiến., và cộng sự cũng cơng bố tình trạng vạt CCL có nối mạch vi phẫu tại đầu xa sử dụng trên 29 bệnh nhân cho thấy tỷ lệ vạt sống hồn tồn chỉ là 82,76%, có 6,89% vạt bị hoại tử trên 1/3 diện tích của vạt. Sở dĩ kết quả nghiên cứu này cao hơn là do phẫu thuật viên nghiên cứu đã hoàn thiện và làm chủ kỹ thuật vi phẫu mạch máu, kể cả những trường hợp bất thường về mạch máu đồng thời nghiên cứu này cũng tối ưu hóa được quy trình phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu, đảm bảo hiện quả và an toàn.
4.2.10. Về đánh giá kết quả
Việc đề xuất ý tưởng tăng cường nguồn nuôi dưỡng cho đầu xa của một vạt da bằng kĩ thuật nối vi phẫu tại đầu xa thực sự đem lại hiệu quả lớn nhằm mở rộng kích thước vạt da. Để đánh giá kết quả sau phẫu thuật sử dụng vạt CCL, nghiên cứu này đánh giá trên hai phương diện là về mặt chức năng và về mặt thẩm mỹ. Để đánh giá về chức năng, nghiên cứu này căn cứ chủ yếu vào kết quả cải thiện góc α và sự cải thiện co kéo các cơ quan khi so sánh trước và sau phẫu thuật. Đánh giá về mặt thẩm mỹ căn cứ vào các đặc điểm về vạt như tình trạng sẹo quanh vạt, sự di động của vạt, tình trạng màu sắc của vạt, độ mỏng của vạt…và tình trạng nơi cho vạt như tình trạng sẹo và chức năng nơi cho vạt.