1. Kết luận
1) Để nhân giống in vitro cho cây hoa cẩm chướng giống Quận Chúa nên sử dụng quy trình ni cấy như sau: Khử trùng mẫu dùng HgCl2(0,1%) trong thời gian 7 phút; giai đoạn nhân nhanh dùng mơi trường MS có bổ sung 1,0 mg/l kinetin; giai đoạn tạo cây hồn chỉnh dùng mơi trường dinh dưỡng MS có bổ sung 0,5 g/l than hoạt tính và 0,25 mg/l α-NAA; khi thích ứng cây in vitro trong điều kiện tự nhiên bằng phương pháp địa canh sử dụng giá thể đất + trấu hun (1:1) sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
2) Xử lý gây tạo đột biến in vitro bằng tác nhân gây đột biến EMS và tia gamma nguồn 60Co làm giảm khả năng sống, khả năng phát sinh chồi, sự sinh trưởng của đoạn thân mang mắt ngủ cây cẩm chướng giống Quận Chúa (tỷ lệ sống giảm so với đối chứng từ 8,89 đến 78,89% khi xử lý bằng EMS; từ 6,67 đến 98,0% khi xử lý bằng chiếu xạ tia gamma nguồn 60Co; từ 8,00 đến 70,66% khi xử lý kết hợp EMS và chiếu xạ tia gamma nguồn 60Co.
3) Xử lý gây tạo đột biến in vitro bằng tác nhân gây đột biến EMS và tia gamma nguồn 60Colàm làm tăng tỷ lệ biến dị cho cây cẩm chướng nuôi cấy in vitro (từ 2,0 đến 18,66 lần so với đối chứng khi xử lý bằng EMS; từ 2,67 đến 16,67 lần so với đối chứng khi xử lý bằng chiếu xạ tia gamma nguồn 60Co; từ 1,5 đến 9,24 lần so với đối chứng khi xử lý kết hợp EMS và chiếu xạ tia gamma nguồn 60Co).
4) Để gây tạo đột biến cho cây hoa cẩm chướng in vitro giống Quận Chúa đạt hiệu quả cao đối với phương pháp xử lý bằng hóa chất EMS, nồng độ và thời gian xử lý thích hợp là 0,4% trong thời gian 2 giờ; đối với phương pháp xử lý chiếu xạ tia gamma nguồn 60Co, xử lý với liều hấp thu 30 Gγ; đối với phương pháp xử lý kết hợp EMS và chiếu xạ gamma nguồn 60Co nên xử lý EMS nồng độ 0,2% trong thời gian 2 giờ kết hợp chiếu xạ tia gamma nguồn 60Co với liều hấp
thu 20 Gγ. Trong các phương pháp gây tạo đột biến in vitro được nghiên cứu, phương pháp xử lý gây tạo đột biến in vitro bằng hóa chất EMS cho hiệu quả tốt hơn, cho tỷ lệ biến dị cao và xuất hiện nhiều biến dị có tiềm năng.
5) Đề tài đã chọn lọc được 6 dòng đột biến về màu sắc có tiềm năng phát triển thành giống mới (dòng H1, H2, H3, H4, H6 và H7). Đánh giá sự sai khác di truyền các dòng đột biến bằng chỉ thị phân tử SSR cho thấy, các dòng đột biến về màu sắc có sự khác biệt về mặt di truyền so với giống gốc không xử lý đột biến. Trong đó dịng H3 có sự sai khác di truyền lớn nhất (hệ số tương đồng di truyền H3 - H1: 0,5098) và sự sai khác di truyền thấp nhất là dòng H4 (hệ số tương đồng di truyền H4 - ĐC: 0,8293).
6) Do có sự khác nhau về cấu trúc di truyền nên sự cảm ứng với môi trường nuôi cấy in vitro giữa dịng H6 và H7 có sự khác nhau. Để nhân giống in
vitro cho 2 dòng đột biến H6 và H7 nên sử dụng môi trường như sau:
Đối với dòng H6: Khử trùng mẫu dùng HgCl2(0,1%) trong thời gian 7 phút; môi trường nhân nhanh phù hợp là MS + 0,5 mg/l BA + 0,5 mg/l kinetin; môi trường phù hợp để tạo cây hồn chỉnh là MS + 0,5 g/l than hoạt tính + 0,25 mg/l α-NAA. Khi đưa ra ngoài vườn ươm nên trồng sử dụng giá thể đất + trấu hun (1:1).
Đối với dòng H7: Khử trùng mẫu dùng HgCl2(0,1%) trong thời gian 7 phút ; các môi trường nhân nhanh và tạo cây hồn chỉnh thích hợp lần lượt là: MS + 1,0 mg/l kinetin và MS + 0,5 g/l than hoạt tính + 0,75 mg/l α-NAA. Khi đưa ra ngoài vườn ươm nên trồng sử dụng giá thể đất + trấu hun (1:1).
2. Đề nghị
1) Bổ sung kết quả nghiên cứu nuôi cấy in vitro vào quy trình vi nhân giống cây hoa cẩm chướng.
2) Ứng dụng các dịng đột biến đã gây tạo được vào cơng tác chọn giống hoa cẩm chướng.
3) Mở rộng phổ xử lý EMS cho các giống khác nhau để tìm được chế độ xử lý thích hợp cho từng giống nhằm tạo nguồn vật liệu cho ý nghĩa cho công tác chọn tạo giống cây cẩm chướng.