Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân” docx (Trang 39 - 84)

 Khách hàng

Doanh nghiệp là đối tượng cho vay chủ yếu đối với hầu hết các NHTM, nhu cầu sử dụng vốn lớn và thời gian vay dài. Vì vậy mà những thông tin điều tra, xác minh về hồ sơ khách hàng không đầy đủ và chính xác thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của công tác thẩm định tín dụng và quyết định cho vay của Ngân hàng. Để tạo mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với Ngân hàng cũng như giúp cho công tác thẩm định được diễn ra nhanh chóng đảm bảo kế hoạch hoạt động , khách hàng nên cung cấp đầy đủ các yêu cầu theo quy định của Ngân hàng.

 Các yếu tố khác:

 Môi trường pháp lý:

Các chính sách, cơ chế quản lý đóng vai trò điều chỉnh, định hướng hoạt động cho các chủ thể trong nền kinh tế. Nếu cơ chế chính sách hợp lý, đồng bộ và có tính hiệu lực cao thì sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế. Công tác thẩm định cũng không nằm ngoài thông lệ đó, công tác

thẩm định tín dụng chịu sự điều khiển và chi phối của các văn bản pháp lụât do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hệ thống các văn bản luật và dưới luật trong việc quy định thẩm định tín dụng và cho vay của NHTM được quy định chặt chẽ góp phần tác động tích cực đến hiệu quả của hoạt động cho vay, đảm bảo lợi ích và mục tiêu phát triển của khách hàng và Ngân hàng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển

 Môi trường kinh tế:

Mục đích của khâu phân tích kinh tế là đánh giá PASXKD/ DADT từ quan điểm của toàn bộ nền kinh tế nhằm xác định xem thực hiện phương án, dự án có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế cũng như xem xét và phân tích tình hình kinh tế của đất nước, khu vực và thế giới có tác động như thế nào tới quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh và tiến độ thực thi của phương án, dự án từ đó tác động tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp

 Môi trường chính trị và chính sách của Nhà nước:

Chiến lược đầu tư có sự chi phối từ các yếu tố về chính trị và chính sách của Nhà nước. Bởi vậy trong suốt quá trình hoạt động tài trợ đều bám theo những chủ trương và hướng dẫn của Nhà nước

 Môi trường văn hoá - xã hội:

Khía cạnh văn hoá – xã hội từ lâu đã có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh và đặc biệt ảnh hưởng tới các dự án đầu ư: chẳng hạn như khi dự án được triển khai và đi vào hoạt động thì nó phải được xem xét là có phù hợp với tập tục văn hoá nơi đó hay không, các điều lệ và quy định xã hội có chấp nhận nó hay không

Ngoài ra những yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH

NGHIỆP TẠI MARITIME BANK THANH XUÂN 2.1. GIỚI THIỆU VỀ MARITIME BANK

2.1.1. Sự ra đời và phát triển

2.1.1.1. Tên doanh nghiệp

Tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Tiếng Anh: Viet Nam Maritime Commercial Stock Bank

2.1.1.2. Tên Giao dịch

Tên Giao dịch: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Tên viết tắt tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Tên viết tắt tiếng Anh: Maritime Bank

Thương hiệu: Ngân hàng TMCP Hàng Hải

2.1.1.3. Địa chỉ liên h

Trụ sở chính: Toà tháp VIT, 519 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội Tel: (04) 7718989 Fax: (04) 7718899

2.1.1.4. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam ( Maritime Bank) được chính thức thành lập vào ngày 12/7/1991 tại thành phố Cảng Hải Phòng – là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm trên 17 năm hoạt động trong lĩnh vực Tài chính- Ngân hàng, với các cổ đông sang lập thuộc các ngành Hàng hải, Hàng không , Bảo hiểm, Bưu chính viễn thông… đến nay Maritime Bank đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam, sở hữu nhiều tiềm năng to lớn để bứt phá và lớn mạnh trong thời kỳ hội nhập

Năm 2005 là năm đánh dấu cột mốc quan trọng khi Maritime Bank chuyển Trụ sở chính từ Hải Phòng lên thủ đô Hà Nội- một trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị hàng đầu của cả nước.

Năm 2005 cũng là năm Chi nhánh Thanh Xuân được thành lập và đi vào hoạt động. Mặc dù thời gian hoạt động chưa nhiều nhưng thành tích mà chi nhánh đạt được thì không phải là nhỏ.Tính đến thời điểm 31/12/2007 Chi nhánh Thanh Xuân đa đem về nguồn thu từ dịch vụ thanh toán là 1,65 tỷ nợ nhóm 3-5 không có, nợ nhóm 2 chỉ có 30triệu đồng( rất ít), chiếm 0,02% tổng dư nợ và giảm 0,37% so với năm 2006

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Maritime Bank Thanh Xuân là ngân hàng cấp 1, mới được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2005, là một ngân hàng có tiến độ phát triển nhanh và toàn diện. Bộ máy tổ chức của Maritime Bank được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến, bao gồm Giám đốc và các phòng ban

Ngân hàng hoạt động dưới sự điều hành của ban lãnh đạo là giám đốc Nguyễn Hoàng An

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2007 thực sự trở thành năm bản lề của nền kinh tế Việt Nam sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO: tốc độ GDP cao nhất trong vòng 10 năm qua và đạt mức 8,5%. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng vượt bậc đạt mức 48,4% tỷ USD, chỉ tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI cũng đạt mức kỷ lục từ trước tới nay với mức bình quân trên 1,5 tỷ USD /tháng và được vào top 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất về đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia trong giai đoạn 2007-2009. Bên cạnh đó, đầu tư và tiêu dùng cá nhân tăng mạnh và trở thành nhân tố chủ chốt đóng góp vào đà tăng trưởng với mức đầu tư của khu vực tư nhân trong nước chiếm gần 17%GDP

Sự phát triển của nền kinh tế, chính sách của Ngân hàng Nhà nước thay đổi cùng với môi trường kinh doanh bình đẳng sau gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển. Hệ thống các NHTM tiếp tục trưởng thành, tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên việc gia nhập WTO cũng tạo ra nàn sóng mới, sáp nhập thâu tóm của các nhà cung cấp dịch vụ Ngân hàng nước ngoài mà đặc biệt là đầu năm 2008 khi lạm phát gia tăng, VNĐ trở nên mất giá trầm trọng dẫn đến tình hình huy động vốn và hoạt động tín dụng của các NHTM và các TCTD gặp phải khó khăn. Với tiềm lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và có sự hậu thuẫn từ phía các Ngân hàng mẹ, các Ngân hàng nước ngoài sẽ có rất nhiều lợi thế so với các NHTM trong nước (đặc biệt đối với các Ngân hàng Cổ phần) trong việc khai thác thị trường tại Việt Nam. Vì vậy các NHTMCP sẽ phải chịu sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Nhận biết được sức ép cạnh tranh ngày cànglớn để giành thị phần nội địa giữa nhóm các NHTMCP, với NHTM quốc doanh, Văn phòng đại diện của Ngân hàng nước ngoài, Maritime Bank đã có những bước chuẩn bị cho riêng mình, chú trọng tăng quy mô về vốn, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý, tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, tăng sức cạnh tranh…

Tình hình huy động vốn của Maritime Bank được thể hiện qua những năm vừa qua như sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của MaritimeBank

Đơn vị: tỷ đồng Tình hình huy động vốn Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 % thựchiên %tăng/giảm 1.Huy động thị trường I 3.334 4.097 7.625 134% 86% 2.Huy động thị trường II 605 3.492 7.821 123% 124%

Đến 31/12/2007 tổng huy động vốn trên thị trường I là 7.625 tỷ đồng đạt 134% kế hoạch tăng trưởng 91% so với đầu năm. Nguồn vốn huy động thị trường I hiện nay đang đảm bảo an toàn cho phát triển tín dụng( dư nợ tín dụng = 85% trên tổng huy động thị trường I). Trong đó tổng nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 2.258 tỷ đồng tăng 38.5% so với đầu năm và chiếm tỷ trong tương đối thấp:27% trên tổng huy động thị trường I và mới chỉ đạt 85,8% kế hoạch đầu năm 2007. Nguồn vốn huy động từ TCKT cao và ổn định đạt 5.367 tỷ đồng tăng 2,1 lần so với đầu năm và đạt 184% kế hoạch trong đó :tiền gửi không kỳ hạn đạt 2.821 tỷ đồng( 54% tổng huy động TCKT), tăng 58,67% so với đầu năm; tiền gửi ký quĩ đạt 174 tỷ đồng (3% tổng huy động từ TCKT), tăng 53,67% so với đầu năm; tiền gửi có kỳ hạn đạt 2.372 tỷ đồng(43% tổng huy động TCKT), tăng gấp 3,87 lần so với đầu năm

Nếu trong năm 2006, dư nợ tín dụng biến động thất thường thì năm 2007 tín dụng luôn đạt tăng trưởng dương qua các tháng với mức tăng tháng sau luôn cao hơn tháng trước và biên độ tăng từ 1-10%/tháng và 6 tháng cuối năm 2007 có tốc độ tăng trưởng đột biến từ 7-19%/tháng

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI MARITIME BANK THANH XUÂN DOANH NGHIỆP TẠI MARITIME BANK THANH XUÂN

2.2.1. Quy trình thẩm định

Quy trình cho vay doanh nghiệp được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế và phòng ngừa rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đảm bảo ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng doanhn nghiệp. Quy trình cho vay bắt đầu từ khi CBTD tiếp nhận hồ sơ khách hàngvà kết thúc khi thanh lý hợp đồng tín dụng và được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1:Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

Bước 3: Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn

Bước 4: Kiểm tra, xác minh thông tin Bước 5: Phân tích ngành

Bước 6: Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn

Bước 7: Dự kiến lợi ích cho Ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt Bước 8: Phân tích, thẩm định PASXKD/ DAĐT

Bước 9: Các biện pháp bảo đảm tiền vay

Bước 10: Mức độ đáp ứng một số điều kiện tài chính Bước 11: Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng Bước 12: Lập báo cáo thẩm định cho vay

Bước 13: Tái thẩm định khoản vay

Bước 14: Xác định phương thức và nhu cầu cho vay Bước 15: Phê duyệt khoản vay

Bước 16: Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm

Bước 17: Giải ngân

Bước 18:Kiểm tra, giám sát khoản vay

Bước 19: Thu nợ lãi và gốc, xử lý những phát sinh nếu có Bước 20: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Bước 21: Giải chấp tài sản bảo đảm

Quá trình thẩm định cho vay doanh nghiệp được tiến hành từ bước 2 đến bước 13. Quy trình thẩm định cho vay doanh nghiệp tại Maritime Bank thường diễn ra như sau:

CBTD phải kiểm tra tính xác thực của hố sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin khác

 Kiểm tra hồ sơ pháp lý:

CBTD kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ, văn bản trong hồ sơ pháp lý:

1) Quyết định thành lập của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 2) Giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3) Quyết định thành lập của doanh nghiệp 4) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

5) Giấy phép hành nghề đối với một số ngành nghề cần giấy phép 6) Biên bản góp vốn, danh sách thành viên

7) Các tài liệu khác liên quan đến quản lý vốn và tài sản 8) Điều lệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

9) Quyết định bổ nhiệm HĐQT, TGĐ ( GĐ), kế toán trưởng 10) Các giấy tờ khác liên quan

 Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ bảo đảm tiền vay CBTD cần kiểm tra tính xác thực của từng loại hồ sơ:

1) Đối với danh mục hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn, kế hoạch sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính trong thời thời gian gần nhất, các báo cáo tài chính dự tính cho thời gian sắp tới, bản kê các loại công nợ tại MaritimeBank Thanh Xuân và các tổ chức tín dụng khác, bảng kê các khoản phải thu phải trả lớn, các hợp đồng kinh tế, PASXKD/ DADT. Riêng đối với DADT, CBTD yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ dự án vay vốn

Ngoài ra, CBTD kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong dăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp từ đó xem xét sự phù hợp với phương án dự kiến đầu tư, ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động? và xu hướng phát triển của ngành trong tương lai.

2) Đối với danh mục hồ sơ bảo đảm tiền vay:

Trường hợp cho vay không có TSĐB: thông thường đây là những trường hợp theo chỉ định của Chính phủ về cho vay không có bảo đảm đối với khách hàng

Trường hợp bảo đảm bằng TS của khách hàng: Tuỳ từng lọai TS có các giấy tờ khác nhau mà CBTD phải tìm hiểu kỹ lưỡng: Giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu TS, giấy chứng nhận bảo hiểm TS,…

Trường hợp bảo đảm bằng TS hình thành từ vốn vay: giấy cam kết thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay trong đó yêu cầu khách hàng phải nêu rõ quá trình hình thành TS

Trường hợp bảo lãnh bằng TS của bên thứ ba: Thẩm định nội dung của cam kết bằng TS của bên thứ ba để khách hàng vay vốn

Ngoài ra có thể có hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất

3) Kiểm tra mục đích vay vốn: Kiểm tra xem mục đích vay vốn của doanh nghiệp có phù hợp với đăng ký kinh doanh không. Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn(đối chiếu nhu cầu vay vốn với danh mục những hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm theo quy định của Chính phủ). Đối với những khoản vay bằng ngoại tệ thì kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối.

 Điều tra, xác minh lại thông tin: CBTD phải đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để biết rõ được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Việc kiểm tra hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của doanh nghiệp tại ngân hàng và các TCTD, các bạn hàng đối tác kinh doanh

 Phân tích ngành: Để đánh giá tình hình và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp thì CBTD phải phân tích trong mối quan hệ với tình hình thị trường hiện tại: Xu hướng phát triển của ngành; các vấn đề liên quan đến cải tiến kỹ thuật; sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị

trường trong và ngoài nước; những thay đổi về điều kiện lao động; chính sách của Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp; vị thế hiện tại của doanh nghiệp trong ngành; phương pháp sản xuất, công nghệ, nhãn hiệu thương mại của công ty, đánh giá tác đối với việc nâng cao mức cạnh tranh của công ty.

 Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn: tìm hiểu, phân tích về tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, điều hành và quản lý…

 Tìm hiểu chung về khách hàng: CBTD cần tìm hiểu về lịch sử doanh nghiệp, những thay đởi trong góp vốn, những thay đổi trong cơ chế quản lý, những thay đổi trong sản phẩm, loại hình kinh doanh hiện nay, điều kiện địa lý…Những thông tin này đánh giá về khả năng hiện tại cũng như tính cạnh tranh của công ty trong tương lai. Đây là điều cần thiết để biết liệu công ty có thể đứng vững trước những thay đổi bên ngoài cũng như khả năng mở rộng hoạt động

 Điều tra, đánh giá tư cách và năng lực pháp lý

 Mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp: CBTD đánh giá

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân” docx (Trang 39 - 84)