Xuất ứng dụng các phƣơng pháp phân tích và nâng cao hiệu quả đầu tƣ

Một phần của tài liệu Luận văn: ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀO QUY TRÌNH ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH docx (Trang 48 - 78)

3.1 ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA BẢO MINH TRONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 GIAI ĐOẠN 2005 – 2010

Sáu mục tiêu chiến lược mà Bảo Minh triển khai thực hiện trong giai đoạn 2005 - 2010 là:

 Xây dựng và phát triển Bảo Minh thành doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu của thị trường bảo hiểm Việt Nam, hoạt động đa ngành trong lĩnh vực tài chính và bảo hiểm.  Tuân thủ nguyên tắc hoạt động lấy mục tiêu “Hiệu quả - Tăng trưởng – Đổi mới” làm nòng cốt.

 Hướng mọi hoạt động của chúng ta vào việc phục vụ khách hàng với phương châm “Bảo Minh – Tận tình phục vụ”.

 Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới với mục tiêu quản lý tập trung, dịch vụ theo địa bàn.

 Tăng cường và thúc đẩy mạnh việc tận dụng công nghệ thông tin (CNTT), xem CNTT là then chốt trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

 Xây dựng thương hiệu và văn hóa Bảo Minh theo hướng “nội bộ đoàn kết – thương hiệu thống nhất” để nâng tầm thương hiệu và khả năng phục vụ của Bảo Minh.

3.2 ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ

3.2.1 Đề xuất về quy trình đầu tƣ cổ phiếu

Quy trình đầu tư cổ phiếu tại Ban đầu tư – Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh đã đáp ứng đầy đủ các bước cần thiết tuy nhiên thuyết nghĩ quy trình cần hoàn thiện những điểm sau đây cho đầy đủ hơn

Thứ nhất, nên quy định khoản thời gian cụ thể để kết thúc một giai đoạn trong quy trình. Điều này là rất cần thiết trong thực tế, nó nói lên được trách nhiệm của các cấp trong việc phân tích ra quyết định và thực hiện đầu tư.

Thứ hai, quy trình cũng nên đề cập đến hướng giải quyết khi thực hiện không được giao dịch mua bán những cổ phiếu chứng chỉ quỹ mà công ty đã quyết định mua bán.

Về tài liệu viện dẫn thì cũng nên đưa thêm phần những quy định của pháp luật có liên quan từ bước thu thập thông tin, phân tích đánh giá cơ hội mua bán.

Vì mô hình này chỉ cho biết được những đặc điểm của cổ phiếu trong quá khứ và hiện tại chứ chưa có khả năng dự báo trong tương lai. Do đó, thuyết nghĩ nên bỏ thêm vào mô hình này những biến có thể dự báo được trong tương lai thông qua những số liệu quá khứ của các công ty.

Chẳng hạn, thống kê những số liệu thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) qua các năm từ đó tính được giá trị tăng trưởng trung bình của trong EPS, khi đó chúng ta có thể tính được giá trị dự đoán trong tương lai.Với giá trị EPS dự đoán tương đối trong tương lai này, tôi nghĩ đây cũng sẽ là một tiêu chí quan trọng để sàn lọc cổ phiếu.

Nên ưu tiên những công ty có tính minh bạch cao bằng cách tính điểm cao hơn những công ty do các tổ chức kiểm toán có uy tín thực hiện kiểm toán như: Price Waterhouse Coopers, Ernst & Young, KPMG, Deloitte

3.2.3 Đề xuất ứng dụng phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật đã được công ty (các chuyên viên phân tích cũng như Phó Giám Đốc) áp dụng khi thực hiện giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Tuy nhiên, việc ứng dụng cũng chỉ dừng lại ở phạm vi cá nhân và chưa được công nhận một cách thống nhất.

Do đó, thuyết nghĩ nên xem xét đưa phân tích kỹ thuật vào quy trình đầu tư như là một phần không thể thiếu trong tờ trình.

Có thể ứng dụng phân tích kỹ thuật để phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong phân tích ngành phân tích kỹ thuật cũng có thể được dùng để phân tích giá cả các loại hàng hóa được giao trên thế giới chẳng hạn: giá dầu, giá café, giá cao su, giá vàng…

3.2.4 Đề xuất xây dựng mô hình định giá cổ phiếu bằng phƣơng pháp thống kê, định lƣợng

Theo quy luật số đông thì thị trường luôn phản ánh đúng các giá trị hiện tại. Tuy nhiên, nếu xét cá thể mỗi cổ phiếu thì sẽ còn tồn tại những cổ phiếu mà giá chưa phản ánh được giá trị của nó.

Do đó, cần xây dựng một mô hình định giá chung cho cả thị trường, từ đó đánh giá từng cổ phiếu dựa vào mô hình chung này.

Chẳng hạn: xây dựng một mô hình kinh tế lượng có dạng

P = β1*EPS +β2*Bookvalue +β3*KLTB 10days + β4*Ngành + β5*KLCP +….

3.2.4.1 Xây dựng mô hình

Để xây dựng mô hình này, chúng ta sẽ lấy số liệu của những công ty đã niêm yết trên một năm, khoảng thời gian mà tôi nghĩ là đủ để thị trường điều chỉnh giá cổ phiếu về mức “hợp lý”

Ứng dụng SPSS để khai báo các thuộc tính của các biến trong mô hình.

Sau khi đã thử khá nhiều biến và loại những biến không có ý nghĩa thống kê. Những biến còn lại sau khi loại là: EPS: thu nhập trên mỗi cổ phần, KL10days: khối lượng giao dịch trung bình 10 ngày, Bookvalue: Giá trị sổ sách, Nganh: Ngành nghề hoạt động, KLCP: khối lượng cổ phiếu lưu hành

Hình 3.1: Khai báo các biến

Tiến hành nhập liệu của 333 công ty có thời gian niêm yết trên sàn trên một năm, dữ liệu này là dữ liệu ngày 22/04/2010 của www.stox.vn

Sau khi nhập liệu xong, chúng ta sẽ chạy hồi quy để xác định được các tham số β của mô hình

Hình 3.2: Giao diện nhập liệu

3.2.4.2 Kết quả:

Bảng 3.1: Coefficients1

Lần chạy đầu tiên ta thấy giá trị Sig của biến NGANH NGHE là 0.336 lớn hơn 0.05 nên không có ý nghĩa thống kê.

Loại biến NGANH NGHE và tiến hành chạy lại ta được kết quả như sau:

Bảng 3.2: Model Summary Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .784a .614 .609 14491.092

a. Predictors: (Constant), KLCP, EPS, GTSOSACH, KLTB 10NGAY

Bảng 3.3: ANOVA

ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 1.060E11 4 2.650E10 126.201 .000a

Residual 6.657E10 317 2.100E8

Total 1.726E11 321

a. Predictors: (Constant), KLCP, EPS, GTSOSACH, KLTB 10NGAY b. Dependent Variable: GIA

Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 5007.091 2566.469 1.951 .052 EPS 4.040 .263 .624 15.343 .000 .735 1.360 KLTB 10NGAY .007 .003 .097 2.400 .017 .744 1.344 GTSOSACH .714 .114 .252 6.281 .000 .755 1.325 NGANH NGHE 193.733 201.058 .034 .964 .336 .986 1.014 KLCP 4.737E-5 .000 .108 2.708 .007 .760 1.315

Bảng 3.4: Coefficients 2

Ta thấy các giá trị Sig của các biến đều thấp hơn 0.05 nên các biến trên đều có ý nghĩa thống kê.

Vì các giá trị VIF của tất cả các biến nhỏ hơn 10 nên có thể nói là không xảy ra hiện tượng đa công tuyến ở đây.

Với kết quả trên ta có phương trình của mô hình định giá ở đây là

Theo quy luật số đông, nhìn trên tổng thể thì giá cổ phiếu đã được điều chỉnh về mức hợp lý, nhưng nếu xét theo từng cá thể thì sẽ tồn tại nhiều cổ phiếu có giá chưa hợp lý do thị trường hoạt động không hiệu quả

3.2.4.3 Áp dụng mô hình:

Vì các biến của mô hình có thể thay dõi theo thời điểm khác nhau nên các hệ số β của mô hình sẽ thay đổi theo những thời điểm khác nhau. Do đó, hàng ngày chúng ta lại phải xây dựng lại mô hình, tuy nhiên nhờ áp dụng máy vi tính thì điều này không tốn nhiều thời gian.

Từ những dữ liệu: EPS, khối lượng trung bình 10 ngày, giá trị sổ sách và số lượng cổ phiếu phát hành của các cổ phiếu cần định giá thế vào phương trình trên để có được một mức giá theo mô hình.

Mức giá này có thể khác với giá hiện tại trên thị trường, cao hoặc thấp hơn. Để từ đó ta có thể đánh giá rằng theo mô hình này thì cổ phiếu của công ty đó đang bị định giá cao hay thấp và xét đến quyết định mua hay bán

Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 6441.688 2090.249 3.082 .002

EPS 4.063 .262 .628 15.498 .000 .742 1.349

KLTB 10NGAY .007 .003 .099 2.444 .015 .746 1.341

GTSOSACH .710 .114 .251 6.246 .000 .756 1.322

KLCP 4.804E-5 .000 .110 2.750 .006 .762 1.313

Ví dụ:

Cổ phiếu PVX có các thông tin như sau:

 EPS: 856

 Khối lượng giao dịch trung bình 10 ngày: 6,276,150  Giá trị sổ sách: 7,230

 Số lượng cổ phiếu lưu hành: 242,500,000

Thế các số trên vào phương trình trên ta được: P = 70,634. Có nghĩa là, với các thông tin mà PVX có được thì hiện tại thị trường đang trả mức giá là 70,634 đồng. Tuy nhiên, vì sự tồn tại thị trường không hiệu quả mà thị giá của PVX hiện tại (ngày 22/04/2010) là 24.200 đồng

Chênh lệch của giá từ việc chạy mô hình này với giá thị trường là khoản 46.000. Khoảng chênh lệch này là khá lớn. Do đó chúng ta có thể xem xét tới khả năng mua cổ phiếu này

Dưới đây là kết quả sau khi sắp xếp theo giá trị chệnh lệch

Sắp xếp những cổ phiếu đang bị định giá thấp theo mô hình - Những cổ phiếu nên xem xét mua. Cần xem xét kỹ từng cổ phiếu vì ở đây có một vài số liệu bị khuyết nhưng đã được khai báo nên không ảnh hưởng gì nhiều tới phương trình hồi quy.

Hình 3.3: Những cổ phiếu đang bị định giá thấp theo mô hình

Sắp xếp những cổ phiếu bị định giá cao theo mô hình này – Những cổ phiếu nên xem xét bán.

Hình 3.4: Những cổ phiếu đang bị định giá cao theo mô hình

3.2.4.4 Ứng dụng của mô hình:

 Mô hình có thể ứng dụng để sàn lọc cổ phiếu tìm kiếm những cổ phiếu tiềm năng đang bị định giá thấp

 Dùng để định giá các cổ phiếu mới niêm yết

3.2.4.5 Hiệu quả ban đầu của mô hình

Nếu thực hiện đầu tư vào danh mục 18 cổ phiếu, được sắp xếp theo thứ tự được cho là đang bị định giá thấp theo mô hình, với tỷ lệ bằng nhau thì kết quả đạt được trong năm phiên giao dịch từ ngày 22/04/2010 đến ngày 4/05/2010 là:

Cùng với xu hướng tăng của thị trường thì danh mục cũng có 16 cổ phiếu tăng, trong khi chỉ có 2 cổ phiếu giảm, trong thị trường tài chính nơi mà không có gì là chắc chắn hay nói cách khác là không có gì là tuyệt đối thì tỷ lệ này là khá cao, một phần cũng là nhờ xu hướng tăng của thị trường tác động.

Tỷ suất sinh lợi trung bình là 4,87% cao hơn tỷ suất sinh lợi trung bình chung của thị trường là 2,91%

Bảng 3.5: Tỷ suất sinh lời của thị trường

Nguồn số liệu: www.hsx.vn, www.hnx.vn

3.2.4.6 Nhƣợc điểm:

Không cho biết được thời điểm thích hơp để thực hiện giao dịch

Số liệu phụ thuộc vào số liệu của www.stox.vn và có nhiều chổ bị khuyết.

Vì giá cổ phiếu luôn biến động nên vào từng thời điểm phải xây dựng lại phương trình gây tốn thời gian

Giá trị Adjusted R Square của mô hình là 0.609 cho thấy các biến của mô hình chỉ giải thích được khoảng 61 % giá cả của các cổ phiếu trên thị trường

Mô hình này chỉ mang tính chất thời điểm nên không nói lên được xu hướng dài hạn.

Đây là một mô hình định giá cổ phiếu theo từng thời điểm, giá của các cổ phiếu theo mô hình này cũng sẽ thay đổi theo xu hướng của thị trường. Ứng dụng này để tìm kiếm những cổ phiếu mà thị trường chưa phản ánh hết giá trị của nó để tìm kiếm cơ hội mua bán.

Tuy nhiên, vì các biến của mô hình chỉ giải thích khoảng 61% giá của cổ phiếu còn 39% còn lại thì được giải thích bởi các biến khác. Do đó, mô hình này cần thêm biến phù hợp để mô hình được hoàn thiện hơn.

Tóm lại, những đề xuất mà tôi đã nêu ra trên đây là kết quả của cả quá trình thực tập, nghiên cứu và tìm hiểu về Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh. Tôi mong rằng, những đề xuất của tôi một phần nào đó giúp cho Tổng công ty ngày càng hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu quả đầu tư trong hoạt động đầu tư cổ phiếu.

22/4/2010 4/5/2010 %Thay đổi

VNINDEX 529.31 542.37 2.47%

HNXINDEX 178.33 184.31 3.35%

KẾT LUẬN

Thị trường tài chính ở nước ta ngày càng phát triển theo xu hướng chung của thế giới. Đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng thì việc luôn luôn đổi mới để thích ứng như là một điều tất yếu để tồn tại trong thị trường đầy khắc nghiệt này.

Với quan điểm nhận thức như vậy, đề tài cũng đã cố gắng tìm kiếm, nghiên cứu những phương pháp phân tích để giúp chúng ta có thể ứng dụng vào đầu tư cổ phiếu.

Từ những cơ sở lý thuyết trong chương 1, có thể nói đó là những nên tảng kiến thức để có thể tiềm hiểu sâu hơn về công việc đầu tư cổ phiếu tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh. Đưa ra những đánh giá về quy trình đầu tư cổ phiếu, mô hình sàn lọc cổ phiếu và tình hình đầu tư tại Bảo Minh.

Mặc dù là những đánh giá mang tính chủ quan cá nhân nhưng tôi nghĩ đó là những đánh giá từ một góc nhìn khách quan từ một người ở ngoài công ty.

Những đánh giá trong chương 2 cũng là cơ sở để tôi có thể đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện hơn quy trình đầu tư cổ phiếu cũng như việc ứng dụng các phương pháp phân tích, nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm thiểu rủi ro.

Điểm nhấn trong những đề xuất mà tôi đưa ra, đó là việc đề xuất xây dựng mô hình định giá bằng phương pháp thống kê – định lượng. Mặc dù, mô hình này chưa hoàn thiện do nhiều yếu tố nhưng qua đó tôi muốn nói lên ý tưởng của mình. Huy vọng công ty sẽ hiểu được ý tưởng của tôi và xây dựng mô hình ngày càng hoàn thiện.

Áp dụng mô hình này vào việc kinh doanh cổ phiếu niêm yết tôi nghĩ rằng nó sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro và năng cao hiệu quả đầu tư.

Trong giới hạn về khả năng cũng như kiến thức, đề tài này cũng không khỏi bị thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, anh chị trong Ban đẩu tư – Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh và những ai quan tâm về lĩnh vực này để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Bài giảng Phân tích kỹ thuật

2. Bộ môn Toán kinh tế, Đại học Kinh tế TP HCM - Giáo trình Kinh tế lượng, TP Hồ Chí Minh, 2007

3. Nguyễn Khánh Duy - Bài giảng Phân tích dữ liệu nghiên cứu bằng SPSS

4. Trương Thị Đàm - Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và đầu tư vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, www.baohiem.pro.vn

5. Nguyễn Ngọc Định, Hồ Thủy Tiên - Tài chính doanh nghiệp bảo hiểm, NXB Tài Chính, 2008

6. Đinh Thế Hiển - Quản trị tài chính đầu tư, NXB Lao động - Xã hội, 2008

7. Nguyễn Hoàng - Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, Tạp chí Chứng Khoán, 15/05/2008

8. Nguyển Tiến Hùng - Bài giảng Tổ chức quản lý doanh nghiệp bảo hiểm

9. Nguyễn Tiến Hùng - Nguyên lý và thực hành bảo hiểm, NXB Tài Chính, 2007 10.Phạm Cảnh Huy - Bài giảng Phương pháp định lượng trong quản lý, khoa Kinh tế

và quản lý – Đại học Bách Khoa Hà Nội

11.Phùng Đức Nam - Bài giảng Đầu tư tài chính, www.foc.ueh.edu.vn 12.Phan Thị Bích Nguyệt - Đầu tư tài chính, NXB Tài Chính, 2008

13.Phan Thị Bích Nguyệt, Lê Đạt Chí - Phân tích kỹ thuật ứng dụng trong đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn: ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀO QUY TRÌNH ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH docx (Trang 48 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)