2.3. Cơ sở dữ liệu của luận án
Trong luận án để phục vụ q trình nghiên cứu và hồn thiện báo cáo, tác giả đã sử dụng các nguồn tư liệu cụ thể như sau:
1. Hệ thống 66 ô tiêu chuẩn điển hình đại diện cho các trạng thái rừng đặc trưng được lựa chọn nghiên cứu.
2. Kịch bản BĐKH do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố công bố năm 2009.
3. Tham khảo hệ thống số liệu về đặc điểm cấu trúc, vật liệu cháy dưới rừng, số liệu khí tượng, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố:
- Đề tài Cấp nhà nước: Nguyên cứu các giải pháp sử dụng rừng để chắn sóng ven biển và giảm lũ ở Việt Nam. Chủ trì đề tài: GS. Vương Văn Quỳnh. Thời gian thực hiện: 2009 – 2010. Thuộc chương trình khoa học cơng nghệ phục vụ phịng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Mã số: KC08.31/06-10.
- Nhiệm vụ: Điều tra, đánh giá tác động, xác định các giải pháp ứng phó, xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực lâm nghiệp. Chủ trì nhiệm vụ: TS. Phạm Minh Thoa. Thời gian thực hiện: 2010 – 2012. Nhiệm vụ nghiên cứu của Bộ NN&PTNT.
- Dự án Tổng Điều tra Kiểm kê rừng toàn Quốc giai đoạn 2013 – 2015 thực hiện trên địa bàn các tỉnh Hà Tĩnh, Đăk Lăk, Đăk Nông. Do Trường Đại học Lâm nghiệp là đơn vị thực hiện.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp xây dựng chỉ tiêu khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng rừng
2.4.1.1. Phương pháp xác định đặc điểm biến đổi của các chỉ số khí hậu
Đặc điểm biến đổi của các chỉ tiêu khí hậu của các địa phương được xác định theo số liệu quan trắc về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa tại các trạm Khí tượng Quốc Gia trong giai đoạn 1980 - 1999 và kịch bản BĐKH trung bình B2 do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2009. Phân bố các trạm Khí tượng Quốc Gia được lựa chọn nghiên cứu thể hiện trong hình 2.2.