7. Kết cấu luận án
1.1. Những vấn đề chung về cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM
1.1.3. Rủi ro của NHTM
1.1.3.1. Khái niệm
Có nhiều cách tiếp cận rủi ro tùy thuộc vào một số các yếu tố cơ bản như bối cảnh, những ứng dụng đặc thù, cách tiếp cận rủi ro về mặt định tính hay định lượng. Một cách chung nhất, rủi ro thường có 2 thuộc tính cơ bản: sự bất định và nguy cơ gánh chịu hậu quả bất lợi. Theo cách tiếp cận rủi ro trong bối cảnh của NHTM, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có thể được hiểu là các tác động tiềm năng có tính tiêu cực đến tài sản hoặc giá trị của ngân hàng phát sinh từ một vài tiến trình hiện tại hoặc sự kiện tương lai. Như vậy, để mơ hình hóa hay đo lường các rủi ro thì rủi ro được hiểu là sự biến động tiềm ẩn của kết quả (rủi ro là mức độ bất định của kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM). Số lượng các kết quả có thể có càng lớn, sai lệch giữa các kết quả có thể có càng cao thì rủi ro càng lớn.
1.1.3.2. Các loại rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng
Tùy theo cách tiếp cận mà rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có thể được xem xét dưới các góc độ khác nhau. Các nghiên cứu trước đây đều thống nhất về các rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng bao gồm: Rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro ngoại hối, rủi ro vỡ nợ, rủi ro quốc gia, rủi ro công nghệ và hoạt động, rủi ro ngoại bảng, rủi ro khác…(Timothy W. Koch và S. Scott MacDonald, 2014).
a. Rủi ro lãi suất là rủi ro phát sinh khi lãi suất thay đổi làm giảm lợi nhuận
hay giá trị của ngân hàng. Như vậy, rủi ro lãi suất là sự kết hợp đồng thời của 2 nhân tố sau: biến động bất định lãi suất và nguy cơ sụt giảm lợi nhuận hoặc giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu do những biến động đó. Lãi suất biến động (tăng hoặc giảm) và lợi nhuận của NHTM giảm do chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào giảm (NII/NIM...) hoặc/và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu giảm. Rủi ro lãi suất có 3 biểu hiện hay cịn được gọi là 3 dạng là: rủi ro tái tài trợ; rủi ro tái đầu tư; rủi ro giá trị thị trường.
b. Rủi ro thị trường là những rủi ro phát sinh do việc mua, bán các tài sản và
thất về thu nhập hay vốn của NHTM. Rủi ro thị trường gia tăng khi NH có xu hướng kinh doanh (trading/dealing) các tài sản và nợ hơn là đầu tư dài hạn; tài trợ vốn hoặc phòng ngừa rủi ro. Rủi ro thị trường có liên quan chặt chẽ với những rủi ro về lãi suất; về cổ tức; về tỷ giá; ..
c. Rủi ro tín dụng là rủi ro mà các dòng tiền (cash flows) được hẹn trả theo
hợp đồng (tiền lãi, tiền gốc hoặc cả hai) từ các khoản cho vay và các chứng khoán đầu tư sẽ khơng được hồn trả đầy đủ, đúng hạn. Rủi ro tín dụng cịn có thể định nghĩa khác: Rủi ro mà một khoản cho vay hoặc tài sản có (assets) trở nên khơng thể thu hồi hoặc bị trì hỗn ngồi mong muốn. Rủi ro tín dụng có tác động rất quan trọng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Có thể nói rủi ro tín dụng là biểu hiện tập trung nhất của sự đánh đổi lợi nhuận – rủi ro (Return-Risk trade-off). Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng tốt là nhân tố quan trọng quyết định thành công của ngân hàng. Ngược lại, thất bại của các NHTM thường bắt nguồn từ những vấn đề về tín dụng.
d. Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không thể đáp ứng các dịng
tiền ra với mức chi phí hợp lý và quy mơ phù hợp khi NHTM có nhu cầu. Trong điều kiện hiện nay khi thị trường tiền tệ phát triển cao cũng như các thị trường vốn hoạt động tốt, khả năng thanh khoản của các chứng khoán đầu tư sẽ ngày càng dễ dàng hơn, … việc tạo ra các dòng tiền bằng cách huy động vốn ngắn hạn hoặc bằng cách bán các tài sản để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản không phải là một vấn đề không thể giải quyết. Vấn đề thực sự là chi phí: hoặc phải trả một chi phí lãi cao cho các khoản vốn huy động hoặc phải bán các tài sản với giá thấp tức phải gánh chịu một khoản lỗ. Vì vậy, bản chất của rủi ro thanh khoản chính là việc ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản với mức chi phí cao vượt quá khả năng chịu đựng của ngân hàng, dẫn đến giảm khả năng sinh lời hoặc nguy hiểm hơn dẫn đến khả năng vỡ nợ.
e. Rủi ro ngoại bảng (rủi ro hoạt động ngoại bảng) là rủi ro phát sinh từ các
hoạt động ngoại bảng liên quan đến các tài sản hoặc các khoản nợ bất thường (Contingnent assets or liabilities). Các tài sản hoặc nợ bất thường là khái niệm để chỉ các tài sản hoặc nợ không xuất hiện trừ phi một sự kiện nhất định nào đó xảy ra. Hoạt động ngoại bảng (Off-balance-sheet activities) là những hoạt động thuộc một trong hai trường hợp sau:
- Những hoạt động tạo ra thu nhập và/hoặc chi phí mà khơng tạo ra một tài sản/nợ trong hiện tại cũng như tương lai (chẳng hạn, mơi giới, thanh tốn, ủy thác..).
- Những hoạt động không tạo ra các tài sản hoặc Nợ trong hiện tại nhưng có thể tạo ra các tài sản hoặc nợ trong tương lai. Ví dụ như bảo lãnh; cam kết cho vay; ...
f. Rủi ro hoạt động và công nghệ
Rủi ro hoạt động là những tổn thất do hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp từ những sai lệch bên trong về quy trình, về con người và các hệ thống hoặc từ các sự kiện bên ngoài. Một số nghiên cứu xem rủi ro danh tiếng (reputational risk) và rủi ro chiến lược (strategic risk) như là một phần của rủi ro hoạt động.
Rủi ro công nghệ là rủi ro phát sinh khi việc đầu tư công nghệ không mang lại sự tiết kiệm chi phí như dự liệu. Mục đích chủ yếu của đầu tư cơng nghệ là cắt giảm chi phí hoạt động, gia tăng lợi nhuận, giành thị trường mới thông qua khai thác tốt nhất lợi thế quy mô lớn (economies of scale) và lợi thế danh mục dịch vụ đa dạng (economies of scope).
g. Rủi ro ngoại hối là rủi ro mà sự thay đổi về tỷ giá và lãi suất ngoại tệ có
thể tác động bất lợi đến giá trị các tài sản và nợ bằng ngoại tệ của ngân hàng hoặc gây nên sự tổn thất về lợi nhuận. Các biểu hiện của rủi ro ngoại hối:
(i) Rủi ro tỷ giá (Foreign Currency Risk) là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá tương ứng với một trạng thái ngoại tệ nhất định. Trường hợp trạng thái ngoại tệ trường (net long asset position in foreign currency) là trường hợp mà giá trị tài sản bằng ngoại tệ lớn hơn giá trị nợ bằng ngoại tệ theo một đồng tiền nào đó. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ gặp rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ giảm giá so với bản tệ. Trạng thái ngoại tệ đoản (net short asset position in foreign currency) là trường hợp ngược lại khi giá trị tài sản bằng ngoại tệ nhỏ hơn giá trị nợ bằng ngoại tệ. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi ngoại tệ tăng giá so với bản tệ
(ii) Rủi ro lãi suất ngoại tệ (Foreign Interest Rate Risk) là một dạng của rủi ro lãi suất khi lãi suất ngoại tệ thay đổi làm giảm lợi nhuận của ngân hàng trong điều kiện kỳ hạn của tài sản và nợ bằng ngoại tệ khác nhau. Đương nhiên, rủi ro lãi suất ngoại tệ cũng bao gồm 3 dạng: Rủi ro tái đầu tư, rủi ro tái tài trợ, rủi ro giá trị thị trường
h. Rủi ro vỡ nợ là rủi ro mà một NHTM không đủ vốn (chủ sở hữu) để bù
đắp sự sụt giảm đột ngột trong giá trị tài sản so với giá trị nợ. Về khía cạnh kỹ thuật, rủi ro vỡ nợ là tình trạng vốn của ngân hàng dần đến 0 hoặc âm do những thiệt hại gây ra bởi một hay nhiều hơn các rủi ro đã đề cập. Chẳng hạn, rủi ro tín dụng lớn dẫn đến khơng thu hồi được các khoản cho vay làm sụt giảm giá trị tài sản hoặc rủi ro thị trường làm ngân hàng bị lỗ dẫn đến sụt giảm giá trị vốn chủ sở hữu hoặc rủi ro lãi suất làm ngân hàng bị lỗ hoặc sụt giảm giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu…
Như vậy, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng được hiểu là khả năng mang đến tổn thất cho ngân hàng. Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro là không thể tránh khỏi và rất đa dạng, một số loại rủi ro chủ yếu bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động…