Miễn nhiệm công chứng viên

Một phần của tài liệu (Mã Số 9a) Tiểu Luận Điều Kiện, Quy Trình, Thủ Tục Bổ Nhiệm Công Chứng Viên (Trang 28)

1. Hạn chế bất cập

1.3. Miễn nhiệm công chứng viên

Điểm e khoản 2 Điều 15 Luật Công chứng năm 2014 quy định:

“Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề cơng chứng mà cịn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc”.

Căn cứ vào quy định này thì phải được hiểu rằng công chứng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hai lần mà cịn tiếp tục vi phạm thì bị miễn nhiệm công chứng viên. Đây là quy định chưa phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể khoản 1 Điều 7 quy định thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính của Luật Xử lý vi phạm hành chính: “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà khơng tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính”. Do đó, sẽ là khơng phù hợp nếu một công chứng viên vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính vào năm 2015, đến năm 2017 công chứng viên này cũng bị bị xử phạt phạt VPHC trong hoạt động hành nghề của mình và năm 2018 cũng chính người này tiếp tục vi phạm cũng trong lĩnh vực cơng chứng thì bị miễn nhiệm cơng chứng viên nếu xét theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 15 Luật Công chứng.

Một phần của tài liệu (Mã Số 9a) Tiểu Luận Điều Kiện, Quy Trình, Thủ Tục Bổ Nhiệm Công Chứng Viên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)