Xuất những giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu (Mã Số 9) Tiểu Luận Điều Kiện, Quy Trình, Thủ Tục Bổ Nhiệm Công Chứng Viên (Trang 29 - 32)

2.1. Về trường hợp công chứng viên hướng dẫn tập sự

Để đảm bảo sự tương thích giữa Luật Cơng chứng với Luật Xử lý vi phạm hành chính. Luật Cơng chứng cần được sửa lại theo hướng sau: Công chứng viên bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề cơng chứng thì sau khi hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng.

2.2. Về trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên

Khoản 3 Điều 13 Luật Công chứng năm 2014 (Sửa đổi, bổ sung năm 2018) về “Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên” chỉ quy định không bổ nhiệm đối với trường hợp người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không đề cập đến trường hợp có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là chưa phù hợp với Bộ luật dân sự. Trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định phải có người giám hộ nên rõ ràng cần được quy định vào trường hợp không được bổ nhiệm cơng chứng viên.

Do đó, quy định khoản 3 Điều 13 Luật Công chứng năm 2014 (Sửa đổi, bổ sung năm 2018) cần được sửa đổi theo hướng sau: Không bổ nhiệm công chứng viên đối với người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

2.3. Về trường hợp miễn nhiệm công chứng viên

Sửa đổi điểm e khoản 2 Điều 15 Luật Công chứng năm 2014 (Sửa đổi, bổ sung năm 2018) cho phù hợp quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính (Sửa đổi, bổ sung năm 2020), cụ thể công chứng viên bị miễn nhiệm khi: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính lần đầu trong lĩnh vực cơng chứng mà cịn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc.

KẾT LUẬN

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nghề công chứng như hiện nay. Chất lượng, tiêu chuẩn, yêu cầu trình độ đối với hoạt động này cần được quan tâm hơn nữa trong thời gian tới. Tình hình tổ chức và hoạt động cơng chứng ở Việt Nam trong thời gian qua đã phát triển sôi động, tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên ngày một tăng lên, số lượng việc công chứng tăng qua từng năm. Mạng lưới quản lý công chứng cũng rất chặt chẽ, có nhiều ưu điểm nhưng cũng cịn nhiều hạn chế cần được khắc phục. Có thể thấy lĩnh vực công chứng viên ở Việt Nam hiện nay đang được phát triển và phổ biến hơn trước rất nhiều. Cho đến nay pháp luật đã quy định nguyên tắc bổ nhiệm công chứng viên nhưng vẫn chưa rõ ràng cụ thể nên nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động bổ nhiệm công chứng viên. Trong phạm vi của bài tiểu luận, với kiến thức hạn hẹp của mình chắc chắn chưa thể giải quyết được các vấn đề liên quan đến hoạt động công chứng và quản lý nhà nước về công chứng. Vì vậy sẽ cịn nhiều tồn tại, khiếm khuyết, sai sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. (Quốc hội 2014), Luật công chứng năm 2014 (Sửa đổi, bổ sung năm 2018), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội; tr 5, 11, 12, 14 – 19, 22 – 26.

2. (Quốc hội 2012), Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội; tr 22 – 25. 3. (Quốc hội 2014), Luật nhà ở năm 2014, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội; tr 13.

4. (Quốc hội 2013), Luật đất đai năm 2013 (Sửa đổi, bổ sung năm 2018), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội; tr 13.

5. (Bộ tư pháp 2015), Thông tư số 04/2015/TT-BTP ngày 15/04/2015 về “Hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng”, Hà Nội; tr 18, 19.

Một phần của tài liệu (Mã Số 9) Tiểu Luận Điều Kiện, Quy Trình, Thủ Tục Bổ Nhiệm Công Chứng Viên (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w