Các giải pháp khác để kiềm chế lạm phát

Một phần của tài liệu Đề tài:TIỀN TỆ VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN II (Trang 27 - 29)

2.1 Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt

Mức cung tiền trong lưu thơng và dư nợ tín dụng tăng liên là nguyên nhân quan trọng gây lạm phát. Vì vậy chính phủ kiểm sốt chặt chẽ tổng phương tiện thanh tốn và tổng dư nợ tín dụng. Ngân hàng nhà nước, thông qua việc chủ động, linh hoạt sử dụng hợp lý các cơng cụ chính sách tiền tệ theo ngun tắc thị trường để thực hiện bằng được yêu cầu này. Điều cần nhấn mạnh là trong khi kiên quyết thắt chặt tiền tệ là tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá và xuất khẩu phát triển Đảm bảo ổn định tỷ giá đối ngoại của đồng tiền. Tăng cường kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt dộng cúa các ngân hàng thương mại để bảo đảm việc tuân thủ đúng các quy định về huy động, vốn, cho vay và chất lượng tín dụng

2.2 Cắt giảm đầu tư cơng và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụngngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách

Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, cắt bỏ các cơng trình đầu tư kém hiệu quả. Đồng thời, tạo điều kiện và tập trung vốn cho những cơng trình sắp hồn thành, những cơng trình đầu tư sản xuất hàng hố thuộc mọi thành phần kinh tế đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào sản xuất. Bất cứ sự thâm hụt ngân sách nhà nước nào cũng phải được bù đắp thông qua đi vay chứ không bằng con đường phát hành tiền. Khi tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước phải tránh gây tác động đến tỷ lệ lãi suất trong nước và giảm thiếu các chi phí đi vay. Trước mắt cần huy động tối đa nguồn lực trong nước rồi tính các giải pháp khác.

2.3 Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phụcnhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng và chất lượng nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng và chất lượng lương thực, thực phẩm

Hiện nay, tiềm năng tăng trưởng của nước ta còn rất lớn, phát triển sản xuất là giải pháp gốc, tạo hiệu quả nhiều mặt, vừa tăng nguồn cung cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lại không gây phản ứng phụ.

2.4 Bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhậpsiêu siêu

Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ. Đồng thời bảo đảm điều hành thị trường hàng hóa ở các vùng trong cả nước, giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu. Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, bảo đảm tốc độ xuất khẩu nhanh hơn nhập khẩu để làm lành mạnh hóa cán cân thương mại.

2.5 Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng

Hiện nay, tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị. Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Vì vậy phải rà sốt tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thơng, tiết kiệm năng lượng. Đây là giải pháp vừa có tác dụng giảm sức ép về cầu, giảm nhập siêu, vừa góp phần nâng cao hiệu quả của cả nền sản xuất xã hội.

2.6 Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luậtnhà nước về giá nhà nước về giá

Kiên quyết khơng để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm

2.7 Nghiên cứu về lạm phát

Mở rộng giao lưu, hợp tác và học tập kinh nghiệm chống lạm phát ở các nước trên thế giới. Tiếp thu các nghiên cứu, đề xuất của các cá nhân trong việc thực hiện các chính sách, biện pháp hạn chế và đẩy lùi lạm phát.

KẾT LUẬN

Tiền tệ trong nền kinh tế thị trường chiếm một vai trị vơ cùng quan trọng bởi tiền tệ là phương tiện khơng thể thiếu cho lưu thơng hàng hóa, thực hiện các quan hệ quốc tế và cho mục đích của người sử dụng chúng.

Tuy nhiên việc lưu thông tiền tệ đến mức lạm phát sẽ để lại hậu quả rất nặng nặng về nghiêm trọng, đặc biệt là với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Lạm phát làm cho việc phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập trong nền kinh tế qua giá cả đều khiến quá trình phân hóa giàu nghèo nghiêm trọng hơn. Lạm phát làm cho một nhóm này nhiều lợi nhuận trong khi nhóm khác bị thiệt hại nặng nề. Nhưng suy cho cùng, gánh nặng của lạm phát lại đè lên vai của người lao động, chính người lao động là người gánh chịu mọi hậu quả của lạm phát.

Tuy nhiên, lạm phát khơng hồn tồn tiêu cực. Nếu duy trì lạm phát ở mức độ vừa phải thì sẽ có lợi cho sự phát triển kinh tế, lạm phát đó khơng cịn là một căn bệnh nguy hiểm nữa mà nó lại trở thành một cơng cụ điều tiết kinh tế.

Với bản chất năng động và giàu thực tiễn, Việt Nam đã điều hành quá trình chống lạm phát một cách sáng tạo, không sa vào lý thuyết sách vở thuần tuý và giáo điều, mà sử dụng các giải pháp phù hợp với thực tế. Việt Nam vừa sử dụng cơng cụ của chính sách tài chính tiền tệ, vừa sử dụng các giải pháp phi tài chính tiền tệ, gắn chống lạm phát với tiềm lực mới của cơng cụơc đổi mới, gắn chống lạm phát với q trình đổi mới để hỗ trợ và làm điều kiện thúc đẩy lẫn nhau.

Từ đó tạo ra những kết quả ngồi dự kiến của nhiều nhà phân tích kinh tế của thế giới và trong nước,và kết quả khơi phục được lịng tin đối với đồng tiền Việt Nam và niềm tin đối với chính sách và năng lực điều hành nền kinh tế của Nhà nước, sự lãnh đạo kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề tài:TIỀN TỆ VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN II (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w