CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI
Trong thời buổi kinh tế hội nhập như hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong tiến trình tăng trưởng kinh tế đối với các quốc gia đang phát triển. Việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn từ quốc gia đầu tư thực sự có ý nghĩa thực tiễn và cấp bách trong bối cảnh thương mại hóa tồn cầu. Nghiên cứu kĩ lưỡng những vấn đề nêu trên cùng việc thực thi các biện pháp cần thiết để đạt lợi ích tối đa và thiệt hại tối thiểu là việc mà chính phủ của các quốc gia cùng người dân phải bắt tay nhau cùng thực hiện.
3.1 Đối với các quốc gia đang phát triển đang hàng ngày tiếp nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Thực trạng tại các quốc gia đang phát triển cho thấy: sự mất cân đối trong thu hút vốn FDI là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hạn chế kích thích tăng trưởng kinh tế. Từ việc mất cân đối trong đăng ký, triển khai dự án FDI đến mất cân đối trong thu hút FDI theo địa phương, theo ngành kinh tế và từ các nước đầu tư đã có những tác động tiêu cực không nhỏ đến nền kinh tế của các nước nhận đầu tư.
Những bất cập trong công tác thu hút FDI tại nhiều quốc gia đang phát triển chủ yếu là cơ sở hạ tầng yếu kém hạn chế khả năng hấp thụ vốn đầu tư, cơng tác thẩm định khả năng tài chính của nhà đầu tư cịn nhiều hạn chế, đặc biệt ở cơ quan cấp giấy phép ở các địa phương. Những nơi thu hút nhiều FDI thì phát triển nhanh nhưng kéo theo là sự quá tải về cơ sở hạ tầng, ơ nhiễm mơi trường, chi phí kinh doanh, giá cả các phương tiện phục vụ cho đời sống tăng nhanh. Trong khi đó, lợi nhuận mang lại cho các quốc gia đang phát triển từ FDI không tương xứng với giá trị của nguồn tài nguyên vĩnh viễn bị mất đi.
Do đó, các quốc gia nhận đầu tư cần có những giải pháp khả thi để nhanh chóng khắc phục tình trạng trên. Cụ thể là
Chương 3: Những giải pháp để giải quyết những hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Xây dựng chiến lược, mục tiêu thu hút vốn FDI dài hạn. Chính phủ các nước cần xác định một chiến lược thu hút lâu dài như đề ra lượng vốn cần thu hút đầu tư hàng năm, đồng thời, chuyển dịch mạnh việc thu hút vốn FDI sang các ngành thâm dụng lao động phổ thơng, các ngành có hàm lượng kỹ thuật và cơng nghệ; các ngành dịch vụ cao cấp...
Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng. Đồng bộ hóa việc phát triển cơ sở hạ tầng cùng phát huy lợi thế so sánh từ các dự án FDI trong việc phát triển kinh tế vùng sẽ làm cho nền kinh tế các quốc gia nhận đầu tư tăng trưởng nhanh trên một nền móng vững chắc.
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để nhanh chóng thích nghi với nền cơng nghệ tiên tiến của thế giới, đồng thời thu hút đầu tư các quy trình sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại.
Nâng cao tính thực thi pháp luật. Chính phủ các nước cần hồn thiện các điều luật về việc xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng như cương quyết trong việc thực thi pháp luật đối với các doanh nghiệp vi phạm. Đặc biệt các hành vi xử lý chất thải không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường, hành vi gian lận về thuế quan cần phải được xử lý nghiêm.
3.2 Đối với tổ chức, doanh nghiệp và người dân
3.2.1 Đối với tổ chức, doanh nghiệp
Các tổ chức, doanh nghiệp nhận đầu tư cần nhận thức rõ tầm quan trọng của FDI trong việc phát triển kinh tế của bản thân tổ chức, doanh nghiệp và sự tác động đến nền kinh tế của quốc gia. Doanh nghiệp phải ln đặt lợi ích của người dân, quốc gia lên hàng đầu; tránh tình trạng bị nguồn vốn đầu tư nước ngoài chi phối hoặc thao túng. Từ đó doanh nghiệp cần có những chiến lược cụ thể trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư và hành động để phát triển trong một môi trường bền vững
3.2.2 Đối với người dân
Người dân có bằng chứng chứng minh hành vi tiêu cực từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi như xử lý chất thải khơng đúng quy định gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mình,.v.v.. cần tố giác ngay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý. Trong trường hợp
Chương 3: Những giải pháp để giải quyết những hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngồi
khơng có bằng chứng cụ thể, người dân cũng phải trình báo cho các cơ quan điều tra để thu thập tài liệu làm rõ các hành vi của doanh nghiệp.
Dù là chính phủ, doanh nghiệp hay người dân thì việc nhận thức được vai trị của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đối với lợi ích của quốc gia là vơ cùng quan trọng, từ đó hành động đúng đắn để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI. Song với mục tiêu phát triển nhanh nhưng bền vững, các tổ chức hay cá nhân của mỗi quốc gia nhận đầu tư cũng cần có những giải pháp hợp lý để ngăn chặn tác động xấu từ nguồn vốn tưởng chừng như rất màu mỡ này.
Kết luận
KẾT LUẬN
Có thể thấy rằng FDI từ lâu đã trở thành nhân tố không thể thiếu trong nền kinh tế của một quốc gia. Có điều cần có cách nhìn khách quan hơn, tỉnh táo hơn, thận trọng hơn trong thu hút nguồn vốn này, vì ngồi những gì tốt đẹp mà nó đem lại cho tăng trưởng hàng năm thì nó cũng đang tìm ẩn những đe dọa làm tổn thương nền kinh tế, nhất là những nền kinh tế đang phát triển, đang hội nhập với những nền kinh tế đã qua nhiều kinh nghiệm trong sân chơi chung tồn cầu.
Nói đến những ảnh hưởng tiêu cực của FDI khơng có nghĩa là đưa ra lời kêu gọi tẩy chay dòng vốn này. Vấn đề ở chỗ các quốc gia cần nhận thức được một cách đầy đủ những gì mà nó mang tới, để từ đó, tận dụng những ưu điểm và sớm ngăn chặn những yếu điểm của FDI. Song song với nó chính là tăng cường nguồn vốn tích lũy nơi tại của nền kinh tế, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố nước ngoài.