trường hợp chỉ là yếu do chưa đảm bảo sự chặt chẽ; khi đó, nếu có sự yêu cầu về việc cung cấp đầy đủ lí lẽ để khẳng định sự hợp lí của kết luận, người nói chứng minh được thì lập luận ban đầu chỉ là yếu. Trong phạm vi của luận án này, chúng tơi chưa có điều kiện để trình bày đầy đủ về bước chuyển “từ lập luận yếu đến lập luận sai” nên chúng tôi tạm chấp nhận những lập luận
cịn thiếu sót tại diễn đàn Quốc hội sẽ là yếu hoặc sai (yếu/ sai) và gọi chung là những lập luận chưa thuyết phục.
định, nhận thức qua nguồn tin phiếm chỉ…), các dẫn chứng đưa ra chỉ là nhỏ lẻ, lí lẽ cá nhân… Các kiểu LLCTP được trình bày cụ thể về các tình huống thường sử dụng, sơ đồ lập luận khái quát (27 sơ đồ: sơ đồ LLCTP do viện đến cảm xúc, LLCTP kiểu thiên lệch, LLCTP do mơ hồ về ngôn ngữ…).
3.4.Nhận xét về việc sử dụng lập luận trong hội thoại tranh luận trên diễn đàn Quốc hội (qua phiên chất vấn)
3.4.1.Nhận xét về việc sử dụng lập luận qua hành vi chất vấn, trả lời chất vấn, điềuhành
Các ĐB đã thu thập thông tin liên quan đến vấn đề tranh luận: nguồn tin; độ tin cậy, tính xác đáng của thơng tin; tính cập nhật của thông tin; đánh giá thông tin liên quan đến vấn đề tranh luận từ nhiều khía cạnh (yếu tố biện minh, phản bác, hạn định cho kết luận). Các ĐB đã xây dựng các câu chất vấn thể hiện tính phản biện tốt, câu hỏi có “tính vấn đề”, có tầm quan trọng tạo khơng khí tranh luận và hiệu quả chất vấn. Tuy nhiên, vẫn còn những câu hỏi/ chất vấn đơn thuần là “tìm kiếm thơng tin”, khơng có sức nặng tạo ra tính phản biện trong phiên chất vấn. Với vai trị là người giám sát, ĐB có thể tìm hiểu thông tin để đưa ra những nhận định, giả thuyết cho vấn đề đặt ra, trước khi tham gia tranh luận đối với những nội dung thơng tin có thể tự tìm hiểu. Q trình thu thập, nắm bắt thơng tin địi hỏi cần nhiều thời gian, nhiều khi là cả một quá trình. Vì vậy, tăng cường đội ngũ đại biểu chuyên trách là cần thiết. Khi có được các lí lẽ phù hợp, chặt chẽ, “không thể chối cãi”; sử dụng các dạng câu hỏi đóng có tính chất vấn cao thể hiện tinh thần quy trách nhiệm: có… khơng?;
nên… hay khơng nên?... sẽ tạo nên sự sắc sảo trong câu chất vấn. Nội
dung đích thực của những tham thoại chất vấn có vai trò định hướng hành vi trả lời. Hành vi trả lời cần quan yếu, đầy đủ, có quan điểm rõ ràng và được trình bày một cách thuyết phục.
Đối với hành vi điều hành, sự linh hoạt, nhìn nhận khách quan, nắm chắc mọi vấn đề, quy trình thủ tục, sự nhạy bén khi đánh giá chất lượng các tranh luận, sự tương tác, vận động hội thoại là những yếu tố giúp cho người điều hành có những tác động phù hợp để tạo nên phiên tranh luận hiệu quả.
3.4.2.Nhận xét về việc sử dụng lập luận trong tương tác hội thoại tranh luận
Kết quả nghiên cứu từ những phiên chất vấn cho thấy lượt tương tác trong hội thoại tranh luận tại các phiên họp toàn thể chưa nhiều. Mơ hình tranh luận thường khơng đầy đủ và thiếu giai đoạn rút lại của những tham thoại không phù hợp. Cần khuyến khích sự tham gia của những bên hỗ trợ cho hai tham thoại chính.
Đối với những lượt tranh luận chưa thuyết phục thể hiện bước chuyển khơng hợp lí của hội thoại; cần có phương pháp phản biện
phù hợp. Từ sự tường minh hóa các tiền đề ngầm ẩn trong các kiểu LLCTP; phương pháp phản biện đối với các LLCTP thường gặp được phân tích dựa trên cơ sở mơ hình LL của S.Toulmin. Qua việc tường minh hóa các yếu tố dữ kiện, yếu tố hạn định và yếu tố phản bác (tiềm năng) trong các LL theo các sơ đồ LLCTP, luận án đã đưa ra hệ thống các câu hỏi phản biện cơ bản cho mỗi dạng LLCTP (24 sơ đồ/ lược đồ phản biện).
3.5.Tiểu kết
Vận dụng hướng tiếp cận bối cảnh hội thoại tranh luận, chương 3 đã thu được kết quả như sau:
Bên cạnh các LL sắc sảo, cịn tồn tại một số LLCTP trong diễn ngơn tranh luận tại Nghị trường QH. Các LLCTP này có thể thuộc về các nhóm: LLCTP do “khơng quan yếu”, LLCTP trong q trình suy luận; LLCTP về ngơn ngữ. Có thể khái qt thành 20 dạng LL (/ tranh luận) chưa thuyết phục tương ứng với 27 mơ hình.
Câu hỏi chất vấn tại Nghị trường thể hiện mức độ tác thể yếu gồm: 1, câu hỏi mở (khơng có giả thuyết nào từ phía người nói về câu trả lời) với mục đích chính là để tìm hiểu thơng tin; 2, câu hỏi đóng (người nói đã có những giả thuyết về câu trả lời) thiếu sự tranh luận của các lượt lời kế tiếp. Ngồi mục đích là trao đổi, xác tín thơng tin, các câu hỏi cịn được sử dụng với các mục đích: chất vấn để truy trách nhiệm; hỏi để yêu cầu cam kết hành động tương lai. Có những trường hợp LL trong các câu hỏi là LLCTP như: hỏi để chia sẻ, thấu hiểu; hỏi dựa trên chứng cứ vụn vặt, câu hỏi chung chung, câu hỏi không thuộc trách nhiệm của người được hỏi…
Phương pháp hỏi cũng được khảo sát, đánh giá với 4 kiểu mơ hình khác nhau. Thực tế bối cảnh hội thoại tranh luận là “chất vấn”, nên đặt ra vấn đề cần nâng cao mức độ phản biện hơn nữa bằng cách thay đổi, điều chỉnh kiểu hội thoại tranh luận.
Trên cơ sở tường minh hóa yếu tố phản bác, hạn định từ sơ đồ LL khái quát theo mơ hình S. Toulmin, chương 3 đã đưa ra cách thức phản biện đối với 27 mơ hình LLCTP (qua 24 kiểu lược đồ phản biện).
Xét về sự tương tác hội thoại, qua một số phiên chất vấn, mơ hình hội thoại phản ánh lượt tương tác cịn đơn giản (mơ hình A- A’). Mặt khác, trong mơ hình của những hội thoại có tính tranh biện cao cịn thiếu sự rút lại cam kết (của bên đưa ra đối chất) hay sự “chấp thuận” của bên được đối chất. Sự tham gia của những bên hỗ trợ còn hạn chế. Người điều hành các phiên họp QH có vai trị quan trọng đối với sự vận động, tương tác hội thoại tranh luận. Qua một số phiên chất vấn, về cơ bản, người điều hành QH đã thực hiện tốt sự điều phối luân phiên lượt lời và định hướng để thúc đẩy những tranh luận đầy đủ, quan yếu.
KẾT LUẬN
Vận dụng tích hợp các hướng nghiên cứu, luận án có được những kết quả cụ thể như sau:
1.Ngồi cấu trúc với 3 thành tố chính (luận cứ/ dữ kiện, lí lẽ, kết luận) lập luận cịn có thể phân tích với cấu trúc mở rộng 6 thành tố theo quan điểm của S.Toulmin. Cấu trúc lập luận theo sơ đồ S.Toulmin có vai trị gợi dẫn sự phản bác, ủng hộ khi lập luận trong tranh luận. Tiêu chuẩn của một lập luận tốt phụ thuộc vào các thuộc tính: tính hiệu lực, tính vững chắc, tính rõ ràng, tính đầy đủ, tính quan yếu, tính hợp lí, tính thuyết phục. Lập luận trong tranh luận cần chú ý đến 10 quy tắc của một tranh luận hợp lí và bước chuyển hợp lí của các dạng hội thoại. Vi phạm các tiêu chuẩn lập luận tốt, quy tắc tranh luận sẽ tạo ra các lập luận/ tranh luận chưa thuyết phục.
Thực tế thành phần đại biểu, mục đích, thời lượng, nguyên tắc hoạt động chất vấn tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam có những đặc thù riêng. Điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng tranh luận tại Nghị trường.
2. Lập luận trong các lượt lời trên diễn đàn Quốc hội qua những phiên chất vấn có hình thức tầng bậc về cấu trúc. Cách thức trình bày của lập luận có xu hướng phụ thuộc vào chức năng của diễn ngôn. Lập luận trong diễn ngôn hỏi/ chất vấn thường có kết luận đứng sau cịn lập luận trong diễn ngơn điều hành, trả lời thường có kết luận đứng trước. Đặc biệt, diễn ngơn hỏi/ chất vấn có sự xuất hiện của kiểu kết luận là một câu hỏi. Lập luận trong diễn ngơn chất vấn có xu hướng tồn tại dưới dạng lập luận phức.
Luận cứ được trình bày theo 4 kiểu khn và được xây dựng từ những dạng chất liệu điển hình cho bối cảnh tranh luận.
Thành phần chỉ dẫn lập luận xuất hiện ở hầu khắp các đại lập luận. Đáng chú ý là các kết tử nghịch hướng với chức năng dẫn dắt các luận cứ nghịch hướng đã tạo nên góc nhìn đa diện trong lập luận. Ngoài ra, sử dụng các kết tử liệt kê là đặc tính nổi bật của lập luận trong các lượt lời trên diễn đàn QH. Các tác tử lập luận có tác dụng tăng cường sức mạnh cho lí lẽ được sử dụng hạn chế. Thay vào đó, tác tử tình thái lại được sử dụng nhiều (đặc biệt là các tác tử tình thái thể hiện nhận thức về lượng ước chừng, tác tử tình thái thể hiện hành vi cam kết yếu…). Việc sử dụng tác tử tình thái này trong những trường hợp cụ thể đã làm giảm sức mạnh cam kết của người nói đối với hành vi ở lời, khiến lập luận mất đi tính sắc sảo. Luận án đã xác định thang độ mạnh yếu của các nhóm tác tử tình thái gắn với các loại hành vi ngơn ngữ trong lập luận. Ngồi ra, tính mạch lạc trong diễn ngơn lập luận cũng có vai trị quan trọng tạo nên hiệu quả lập luận.
Lí lẽ trong diễn ngơn lập luận được sử dụng đa dạng, có thể khái quát thành bốn nhóm chính (lí lẽ theo giá trị, lí lẽ theo quan hệ nhân quả, lí lẽ so sánh theo thang độ, lí lẽ theo phương pháp chất vấn). Lí lẽ theo quan hệ nhân quả có xu hướng được sử dụng nhiều hơn cả. Các lí lẽ kết hợp thành chuỗi tạo nên những lập luận chặt chẽ. Mỗi dạng lí lẽ sử dụng được khái quát thành các sơ đồ chung. Các sơ đồ này là cơ sở cho quá trình tiếp nhận và tạo lập lập luận.
3.Sự vận động hội thoại tranh luận tại Nghị trường QH Việt Nam được khảo sát qua sự tương tác các lượt lời, phản ánh các giai đoạn tranh luận (với 8 kiểu mơ hình tranh luận). Nhìn chung, hội thoại tranh luận vẫn cịn những phiên chưa thể hiện được sự năng động, kết quả cuối cùng vẫn chủ yếu dừng lại ở dạng hội thoại tìm kiếm, cung cấp thơng tin. Hệ quả là còn tồn tại những trường hợp chưa giải quyết thấu triệt sự khác biệt ý kiến.
Bên cạnh các lập luận/ tranh luận tốt, sắc sảo, còn tồn tại những lập luận/ tranh luận chưa thuyết phục ảnh hưởng đến chất lượng hội thoại. Những tranh luận tốt thường có đặc điểm là: ngơn ngữ diễn đạt trong sáng, mạch lạc; câu hỏi chất vấn tốt thường có hình thức tồn tại ở dạng câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở nhưng đã hàm ẩn giả thuyết của người hỏi, sử dụng phương pháp lập luận thể hiện mục đích tranh luận rõ ràng, sử dụng kết hợp nhiều kiểu lí lẽ (chuỗi lí lẽ), sử dụng các tác tử lập luận có tác dụng tăng cường sức mạnh lí lẽ, tác tử tình thái phủ định kết hợp với lí lẽ logic phù hợp, các biểu thức ẩn dụ tri nhận. Tranh luận chưa thuyết phục là do viện đến cảm xúc, tấn cơng cá nhân, dựa vào hồn cảnh… không phù hợp.
Các lập luận chưa thuyết phục này được khái quát thành 27 mơ hình. Luận án đã xác định hệ thống các câu hỏi tranh biện gắn liền với các lập luận chưa thuyết phục đặt trong bối cảnh, ngữ cảnh hội thoại (đối với lập luận chưa thuyết phục do viện đến cảm xúc, cần chất vấn về tính quan yếu, tính phổ quát, tính chắc chắn…).
Mặc dù đã có được một số kết quả nghiên cứu ở trên, nhưng luận án cịn có những hạn chế là chưa tiến hành tìm hiểu được mối quan hệ giữa tác tử tình thái cuối câu, trật tự từ, cấu trúc câu và lập luận, đặc điểm lập luận tại Nghị trường Quốc hội từ góc độ tu từ học. Ngồi ra, để lập luận hiệu quả trong bối cảnh tại Nghị trường cũng cần tính đến sự tác động đối với người nghe thứ ba (có thể tìm hiểu đặc điểm ngơn ngữ hướng đến khán/ thính giả, kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ của khán/ thính giả). Điều đó đặt ra vấn đề sử dụng lập luận khơng chỉ đúng, hợp lí mà cịn phải đạt đến trình độ nghệ thuật.