Tháng 9/2010, qua thanh tra Ủy ban Chứng khoán nhà nước phát hiện cáo bạch mà Cơng ty Dược phẩm Viễn Đơng (mã chứng khốn DVD) nộp thực chất vẫn là phiên bản được thực hiện khi niêm yết cổ phiếu vào cuối năm 2009, thay vì bản mới, phục vụ cho đợt chào
bán. Do sai phạm này, Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã quyết định dừng đợt chào bán của Dược Viễn Đông trong khi yêu cầu doanh nghiệp giải trình các vấn đề liên quan. Lãnh đạo cơng ty sau đó đã tiến hành giải trình và cam kết tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thơng tin cung cấp. Đợt chào bán do đó được tiếp tục kể từ ngày 10/9/2010. Tuy nhiên, đến ngày 24/9/2010, Ủy ban Chứng khoán nhà nước tiếp tục nhận được đơn nặc danh với nội dung chi tiết hơn về việc giả mạo chữ ký trong Bản cáo bạch chào bán chứng khốn ra cơng chúng. Với căn cứ này, ngày 15/10/2010, Ủy ban Chứng khốn nhà nước quyết định thành lập đồn kiểm tra trực tiếp tại Dược Viễn Đông. Kết quả cho thấy doanh nghiệp mắc khá nhiều sai phạm về quản trị công ty, công bố thông tin cũng như nghi vấn về việc tạo doanh thu ảo. Sau khi phối hợp với cơ quan điều tra, đã phát hiện dấu hiệu giả mạo chữ ký trong bản cáo bạch chào bán cổ phiếu của Dược Viễn Đơng và u cầu Sở Giao dịch chứng khốn TP HCM cho dừng việc niêm yết bổ sung cổ phiếu mới tại HOSE. Đến cuối tháng 11/2011, Ủy ban Chứng khốn nhà nước tiếp tục có quyết định đình chỉ đợt chào bán của Dược Viễn Đơng và hồn trả tiền cho nhà đầu tư. Cổ phiếu DVD của doanh nghiệp cũng đã bị cơ quan điều tra và Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM cho hủy niêm yết (Tổng lượng cổ phiếu bị hủy niêm yết là 11,91 triệu cổ phiếu, tương đương 119,1 tỷ đồng). Sở Giao dịch chứng khốn TP HCM cũng cơng bố thông tin về việc Công ty Dược phẩm Viễn Đông được mở thủ tục phá sản sau khi một trong những chủ nợ của Dược Viễn Đông là Ngân hàng ANZ nộp đơn và được Tòa án nhân dân TP HCM chấp nhận ngày 5/8/2011. Ngày 30/9/2011, Cơng ty cổ phần Dược Viễn Đơng cũng đã có thơng báo chấm dứt hoạt động gửi tới Sở giao dịch chứng khoán TP HCM. Liên quan đến trách nhiệm của Ban lãnh đạo Dược Viễn Đông, vào cuối năm 2010, cựu Chủ tịch công ty kiêm Tổng Giám đốc - ông Lê Văn Dũng cùng một số cá nhân đã bị bắt và khởi tố về tội danh làm giá chứng khoán.
Kết luận.
Với tư cách là một trong những nội dung chính của quản trị cơng ty, kiểm sốt giao dịch có khả năng tư lợi được nhắc đến như một yêu cầu tất yếu trong việc nâng cao giá trị và năng lực hoạt động của công ty. Việc nghiên cứu về kiểm sốt giao dịch có khả năng tư lợi trong hoạt động chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam rất có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.
Trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục tăng cường kiểm soát, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi thực hiện các giao dịch tư lợi trên thị trường chứng khốn tập trung, từ đó giúp đảm bảo lợi ích giữa các cổ đơng góp vốn trong cơng ty và lợi ích của khách hàng, nhà đầu tư, chủ nợ và các chủ thể khác liên quan đến công ty phát hành chứng khoán.
Tài liệu tham khảo
1. LongMan – Dictionary of Business English.
2. Giáo trình Thị trường chứng khốn, Trường Đại học Tài chính – Kế tốn (1998), NXB Tài chính, Tr.8.
3. Lê Thị Thu Thủy (2017), Giáo trình Pháp luật về thị trường chứng khốn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Luật chứng khoán năm 2019.
5. Bộ luật Hình sự năm 2015.
6. Luật doanh nghiệp năm 2020.
7. Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán:
8. Nghị định 156/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
9. Black’s Law Dictionary Second Pocket Edition (2001), West Publishing CO, USA.
10. Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (2004), OECD.
11. John H. Farrar and Professor Susan Watson (2012), Self dealing, fair dealing and related party transactions – History, Policy and Reform.
12. Nguyễn Như Phát (2008), Giáo trình Luật kinh tế, NXB Cơng an Nhân Dân
13. Nguyễn Thanh Lý (2014), Kiểm sốt các giao dịch có khả năng tư lợi trong cơng ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Tr. 14.
14. Nguyễn Thanh Lý (2017), kiểm sốt giao dịch có khả năng tư lợi trong công ty đại chúng theo pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Tr. 40.