Minh họa qua thực tiễn

Một phần của tài liệu Thuyết trình luật đấu thầu (Trang 26 - 34)

Tình huống :

Dự án của đơn vị A là chủ đầu tư đã được phê

duyệt kế hoạch đấu thầu trong tháng 02/2014. Tính đến hết ngày 30/6/2014

Dự án đã tổ chức lựa chọn nhà thầu được 03 gói thầu với tiến độ thực hiện như sau:

+) Gói thầu số 1 và 2 đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. +) Gói thầu số 3 đã phê duyệt hồ sơ mời thầu và đăng thông báo mời thầu đấu thầu rộng rãi trên Báo Đấu thầu nhưng chưa phát hành hồ sơ mời thầu.

Vấn đề đặt ra: Chủ đầu tư A

sẽ thực hiện chuyển tiếp như thế nào đối với 03 gói thầu nêu trên để bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật đấu

 

Đối với Gói thầu số 1 và 2: Chủ đầu tư A đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

Theo quy định tại NĐ số 63/2014/NĐ-CP (Điều 129 Khoản 1), đối với hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành trước ngày 01/7/2014 thì thực hiện theo quy định của LĐT2005 sửa đổi bổ sung 2009 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Như vậy, do Gói thầu số 1 và 2 đã phát hành hồ sơ mời quan tâm hoặc hồ sơ mời sơ tuyển; hồ sơ mời thầu trước ngày 01/7/2014 (ngày có hiệu lực của LĐT 2013) nên việc tổ chức lựa chọn nhà thầu, ký kết và quản lý hợp đồng thực hiện theo các quy định “cũ”.

 

Đối với Gói thầu số 3: đã phê duyệt hồ sơ mời thầu và đăng thông báo mời thầu trên Báo Đấu thầu nhưng chưa phát hành hồ sơ mời thầu

 Theo Khoản 1 Điều 129 NĐsố 63/2014/NĐ-CP, đối với những gói thầu đã phê duyệt kế hoạch đấu thầu nhưng đến ngày 01/7/2014 chưa phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, nếu không phù hợp với LĐT năm 2013 thì phải phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đấu thầu.

 Hồ sơ mời thầu chỉ được phát hành khi: kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, hồ sơ mời thầu được phê duyệt, thông báo mời thầu được đăng tải theo quy định của LĐT 2013 và đáp ứng các điều kiện khác quy định tại Khoản 1 Điều 7 LĐT2013.

 Theo đó, chủ đầu tư phải rà sốt lại kế hoạch đấu thầu đã phê duyệt bao gồm nội dung chính là nguồn vốn, hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu, hình thức hợp đồng để xem xét có nội dung nào khơng phù hợp với quy định của luật mới hay không. Đây là những quy định có sự thay đổi so với quy định của LĐT 2005, cụ thể như sau:

 

Thứ nhất, về nguồn vốn, LĐT2013 (Điều 4 Khoản 44) có quy định rõ hơn về khái niệm vốn nhà nước so với LĐT2005, do đó cần xác định lại Dự án của Chủ đầu tư A có thuộc phạm vi điều chỉnh của LĐT2013 hay khơng, từ đó trình người có thẩm quyền quyết định việc lựa chọn áp dụng LĐT2013.

Thứ hai, đối với hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu, có nhiều nội dung

được sửa đổi, bổ sung so với quy định trong Luật Đấu thầu năm 2005

Thứ ba là hình thức hợp đồng, LĐT2013 bỏ quy định về hình thức hợp đồng theo

tỷ lệ phần trăm và tách hình thức hợp đồng theo đơn giá thành 2 loại hợp đồng là hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh; đồng thời quy định rõ các trường hợp bắt buộc áp dụng loại hợp đồng trọn gói.

 

 Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Chủ đầu tư A rà soát lại kế hoạch đấu thầu đã phê duyệt thấy có nội

dung khơng phù hợp với quy định của LĐT2013 thì cần trình người có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đấu thầu đảm bảo tuân thủ quy định trong LĐT2013.

 Quyết định điều chỉnh này là cơ sở pháp lý để Chủ đầu tư A phê duyệt điều chỉnh hồ sơ mời thầu và gia hạn thời điểm đóng thầu đảm bảo phù hợp với quy định của LĐT2013.

 Nếu rà soát mà thấy các nội dung trong kế hoạch đấu thầu đã phê duyệt khơng có nội dung khơng phù hợp với LĐT2013 thì thực hiện ngay quá trình đấu thầu rộng rãi theo quy định.

Luật Đấu thầu 2013 là một trong các đạo luật có nhiều tiến bộ nhất tại Việt Nam hiện nay, khi lần đầu tiên các quy định về đấu thầu ở nhiều lĩnh vực khác được quy về một mối thống nhất.

Quy trình tổ chức đấu thầu đã được “mẫu hóa”, được các nhà đầu tư và chuyên gia tư vấn đánh giá rất cao, điều này sẽ không gây lúng túng cho các bên liên quan khi tham gia đấu thầu, khách quan hơn trong quá trình triển khai thực hiện; nâng cao được tính minh bạch trong cơng tác đấu thầu, tạo dựng niềm tin cho nhà thầu ngoại khi đầu tư vào Việt Nam tăng.

Như vậy, Luật Đấu thầu 2013 đã cơ bản giải quyết được những bất cập của hệ thống pháp luật về đấu thầu trước đó, tiệm cận với những thơng lệ quốc tế, đưa công tác tổ chức đấu thầu đạt hiệu quả cao, hạn chế những rủi ro có khả năng xảy ra trong các dự án quy mô lớn và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia.

Một phần của tài liệu Thuyết trình luật đấu thầu (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(34 trang)