Đào tạo luật

Một phần của tài liệu BÁO cáo học PHẦN LUẬT SO SÁNH hệ THỐNG PHÁP LUẬT VƯƠNG QUỐC ANH các THÀNH PHẦN CHỦ yếu của PHÁP LUẬT nước ANH (Trang 50 - 53)

4. NGHỀ LUẬT VÀ ĐÀO TẠO LUẬT Ở NƯỚC ANH

4.2. Đào tạo luật

4.2.1 Đào tạo cử nhân Luật

Các thí sinh muốn thi vào khoa luật ở bất kỳ một trường đại học nào ở Anh thường phải là những học sinh xuất sắc và có điểm thi đầu vào đạt mức “A”. Để lấy bằng cử nhân luật, người học phải theo học ba năm tại khoa luật. Người học sẽ được cung cấp những kiến thức khoa học pháp lý cơ bản, đây là những kiến thức mà bất cứ người hành nghề luật nào cũng cần có trước khi có thể hành nghề.

Ở bậc đào tạo cử nhân luật, sinh viên phải học một số môn học bắt buộc để được miễn Phần I trong kỳ thi nghề nghiệp do Hội luật gia tổ chức. Những môn học bắt buộc gồm: Hệ thống pháp luật Anh, luật đất đai, luật hình sự, luật hợp đồng, luật bồi thường trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, luật hiến pháp, luật hành chính, luật thương mại, luật cơng lý và ủy thác. Ngồi ra, sinh viên cịn phải tham dự một số mơn

GVHD: Ths. Nguyễn Anh Thư 47 Nhóm 06

học tự chọn trong chương trình giảng dạy của trường. Các khoa luật thuộc các trường đại học ở Anh có tồn quyền trong việc thiết kế chương trình giảng dạy và chế độ thi cử trong khuôn khổ quy chế của các hiệp hội nghề nghiệp của các cơ quan đảm bảo chất lượng giảng dạy.

Các môn học được tiến hành giảng dạy dưới dạng thuyết trình, thảo luận và phụ đạo. Tùy thuộc vào quy mô mỗi trường mà mỗi lớp học có thể có từ 50 đến 200 sinh viên và số lượng sinh viên trong mỗi lớp sẽ thu hẹp lại đối với giờ thảo luận.

Mỗi sinh viên sẽ học từ bốn đến năm môn học trong một năm và kết thúc mỗi môn sinh viên đều phải viết bài luận để đánh giá kết quả học tập mơn học đó và cuối năm phải thi hết mơn dưới hình thức thi viết (có thể là giải quyết tình huống hoặc tranh luận về một nhận định nào đó).

Trong thời gian học tại trường, sinh viên ln được khuyến khích tham gia vào các buổi thảo luận và diễn án. Tại các buổi diễn án, thường có một giáo sư luật hoặc một người đang hành nghề luật ở địa phương đóng vai trị chủ tọa và sinh viên được chia ra làm hai nhóm để cạnh tranh với nhau thông qua việc đưa ra lập luận đối với vấn đề pháp lý được đặt ra trong tình huống giả định.

Sau khi có bằng cử nhân luật, tốt nghiệp sinh có thể quyết định lựa chọn để trở thành luật sư tư vấn hay luật sư tranh tụng. Tùy thuộc vào quyết định đó sẽ phải theo học những khóa học khác nhau để hành nghề luật sư.

4.2.2 Đào tạo nghề Luật

Ở Anh, đào tạo nghề luật tiếp nhận cả người có bằng cử nhân luật và người khơng có bằng cử nhân luật nhưng phải có một bằng đại học khác. Những người khơng có bằng cử nhân luật nhưng đã có một bằng đại học chỉ có thể học nghề sau khi đã tham dự khóa học kéo dài một năm để vượt qua kỳ thi sát hạch nghề nghiệp phổ thông (Common Professional Examination – CPE) hoặc học để lấy bằng diplom (Graduate Diploma in Law) về luật.

Ngày nay, khi nói đến đào tạo nghề luật ở Anh được hiểu là nói đến việc đào tạo luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng và đào tạo thẩm phán.

a) Đào tạo Luật sư tư vấn

Đào tạo luật sư tư vấn được đảm nhiệm bởi một số cơ sở đào tạo được Hội luật gia chấp thuận mở lớp dạy hành nghề luật. Hội luật gia có quyền giám sát việc tổ chức các khóa học của các cơ sở này và có quyền đưa ra ý kiến của mình.

GVHD: Ths. Nguyễn Anh Thư 48 Nhóm 06

Sau khi có bằng cử nhân luật, các cử nhân có thể tham dự khóa học thực hành luật kéo dài một năm ở một cơ sở đào tạo được cấp phép. Khóa học này chủ yếu dạy về kỹ năng hành nghề luật sư. Và sau khi học viên hồn thành khóa học này, học viên phải cam kết thực tập hai năm tại một công ty của một luật sư tư vấn. Khi thời gian học việc này kết thúc, thực tập sinh sẽ được Tòa án tối cao ở England và xứ Wales thừa nhận đủ tư cách của một luật sư tư vấn.

Trong thời hạn hợp đồng thực tập này, các học viên phải tham dự khóa dạy nghề dưới dạng lớp đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, đề học một số môn học mà Hội luật gia cho rằng cần phải học cho tới khi các học viên có đủ những kinh nghiệm tối thiểu để làm việc trong các công ty luật.

Đối với những người có bằng cử nhân luật thuộc các lĩnh vực khác không phải là luật do một trường đại học của Anh cấp hoặc những người có bằng cử nhân luật từ một trường đjai học nào ddos ở nước ngồi được nước Anh thừa nhận, cũng có thể tham dự khóa học thực hành luật mà khơng cần có bằng cử nhân luật của nước Anh, với điều kiện họ phải có bằng diplom về luật. Đây là tấm bằng chứng tỏ người có bằng đã qua kỳ thi sát hạch nghề nghiệp phổ thông (CPE).

b) Đào tạo Luật sư tranh tụng

Đoàn luật sư là cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho các tổ chức có nhu cầu mở lớp dạy nghề luật sư tranh tụng. Một khi đã được phép mở lớp đào tạo luật sư tranh tụng, cơ sở dạy nghề sẽ chịu sự thanh tra định kỳ hàng năm của Hội đồng chuyên gia do Đoàn luật sư tuyển chọn.

Việc đào tạo luật sư tranh tụng gồm hai giai đoạn: Giai đoạn một, các cử nhân luật phải tham dự khóa đào tạo nghề một năm, Giai đoạn hai, Tốt nghiệp xong sẽ phải thực tập một năm dưới sự giám sát của một luật sư tranh tụng.

Tương tự như trường hợp đào tạo luật sư tư vấn, những người có bằng cử nhân nhưng khơng phải là cử nhân luật của nước Anh cũng có thể học nghề luật sư tranh tụng bằng cách vượt qua kỳ thi sát hạch nghề nghiệp phổ thơng (CPE), sau đó tham dự khóa học nghề nói trên.

- Phần lớn luật sư ở Anh là luật sư tư vấn. Theo các con số thống kê, tới cuối

thập kỷ thứ 9 của thế kỉ XX, Anh quốc có khoảng 65.000 luật sư tư vấn trong khi đó chỉ khoảng 8.000 luật sư tranh tụng.

GVHD: Ths. Nguyễn Anh Thư 49 Nhóm 06

TÀI LIỆU THAM KHẢO

❖ Danh mục sách, báo, tạp chí

1. Micheal Bogdan: Luật so sánh, Nxb. Hà Nội, 2002.

2. Montesquieu: Tinh thần pháp luật, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006.

3. Phan Trung Hiền: Lý luận về nhà nước và pháp luật, quyển 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016.

4. Thái Vĩnh Thắng: Tìm hiểu hệ thống pháp luật anglo - saxon (common law), tạp chí Luật học, số 6, 2003.

5. The Scotland Act 1998: The Northen Ireland Act 1998, the Government of Wales Act 1998.

6. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nxb. CAND, Hà Nội, 2003.

7. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình luật so sánh, Nxb CAND, Hà Nội, 2017.

❖ Danh mục trang thông tin điện tử

8. Historic UK: “The Constitution of the United Kingdom”, https://www.historic- uk.com/HistoryUK/HistoryofBritain/British-Constitution/ , [truy cập ngày 18/9/2022]. 9. Mai Hoài Anh - Nguyễn Thị Ngọc Loan: “Nội dung, phương thức lãnh đạo của các đảng cầm quyền ở Vương quốc Anh và một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo với Việt Nam”, Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương, http://hdll.vn/vi/thong-tin-ly-luan/noi-dung-phuong-thuc-lanh-dao-cua-cac-dang-cam- quyen-o-vuong-quoc-anh-va-mot-so-kinh-nghiem-co-y-nghia-tham-khao-voi-viet- nam.html, [truy cập ngày 18/9/2022].

10. Nguyễn Văn Nam: “Án lệ và hệ thống tịa án nước Anh”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208939, 2003, [truy cập ngày 20/9/2022].

Một phần của tài liệu BÁO cáo học PHẦN LUẬT SO SÁNH hệ THỐNG PHÁP LUẬT VƯƠNG QUỐC ANH các THÀNH PHẦN CHỦ yếu của PHÁP LUẬT nước ANH (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)