Hình 2.2: Mô hình tích hợp hệ thống
Thiết bị GPS gắn với tài sản trên xe chuyển tài sản, trong quá trình vận chuyển liên tục gửi thông tin vị trí về trung tâm thông qua internet, tin nhắn.
Hệ thống quản lý giao vận được cài đặt tại trung tâm xử lý nhận dữ liệu vị trí của thiết bị để phân tích, xử lý phát hiện ra các dấu hiệu bất thường, báo cho quản trị viên các dấu hiệu đó để kịp thởi xử lý
5.2 Thiết bị định vị giám sát
Thiết bị GPS đã được sử dụng phổ biến ở các nước châu Âu, Mỹ, Nhật từ 15 năm nay. Xe nào cũng được lắp đặt hệ thống định vị để dẫn đường và để điều hành taxi. GPS thậm chí còn là “người” chỉ lối cho những khách du lịch lái xe từ nước này sang nước khác. Tại Việt Nam các thiết bị GPS đã dùng trong lĩnh vực định vị xe đã xuất hiện được khoảng 5 năm nhưng hiện mới chỉ có một số rất ít doanh nghiệp lớn kinh doanh
37
dịch vụ vận tải tiên phong đưa ứng dụng vào thực tế để theo dõi, nângcao năng lực quản lý các phương tiện vận tải mọi lúc, mọi nơi .cho doanh nghiệp mình. Lý do là các đơn vị cung cấp giải pháp GPS Việt Nam đã rất nỗ lực khi đầu tư xây dựng và hoàn thiện giải pháp cho các dịch vụ của mình, đã mất rất nhiều thời gian và nhiều chi phí vì giải pháp GPS là giải pháp tích hợp nhiều công nghệ cao, luôn đòi hỏi nhà sản xuất phải am hiểu công nghệ và phải chuyên sâu nhiều lĩnh vực tích hợp. Cũng vì lẽ đó, chi phí đầu tư cho việc phát triển một giải pháp GPS hoàn chỉnh rất cao.
Trong năm 2011, khi Nghị định 91 có hiệu lực vào tháng 7 tới thì đây sẽ là cú hích cho GPS vì các doanh nghiệp vận tải phải giám sát thời gian lái xe và hành trình của xe.Theo Nghị định 91/2009/NĐ-CP của Chính Phủ, kể từ ngày 1/7/2011, xe ô tô chở khách chạy với cự ly từ 500 km trở lên và xe kéo container cũng bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Vì thế, các doanh nghiệp sẽ quan tâm nhiều hơn và bắt đầu đầu tư vào dịch vụ định vị GPS.
5.3 Modem GSM
GSM (Global System for Mobile Communications) là hệ thống thông tin di động số sử dụng phương pháp đa truy nhập phân chia theo thời gian. Mạng thông tin di động GSM là một trong những mạng thông tin di động thế hệ 2G mà hiện nay đã có trên thế giới. Các hệ thống GSM hoạt động trên 2 băng tần là 900MHz và 1800MHz
- Hệ thống làm việc ở băng tần 900MHz được gọi là GSM900 - Hệ thống làm việc ở băng tần 1800MHz được gọi là GSM1800
38
Các ký hiệu:
OSS : Phân hệ khai thác và hỗ trợ BTS : Trạm vô tuyến gốc
AUC : Trung tâm nhận thực MS : Trạm di động
HLR : Bộ ghi định vị thường trú ISDN : Mạng số liên kết đa dịch vụ
MSC : Tổng đài di động PSTN (Public Switched Telephone Network):
BSS : Phân hệ trạm gốc Mạng chuyển mạch điện thoại công cộng
BSC : Bộ điều khiển trạm gốc PSPDN : Mạng chuyển mạch gói công cộng
OMC : Trung tâm khai thác và bảo dưỡng CSPDN (Circuit Switched Public Data Network):
SS : Phân hệ chuyển mạch Mạng số liệu chuyển mạch kênh công cộng
VLR : Bộ ghi định vị tạm trú PLMN : Mạng di động mặt đất công cộng
EIR : Thanh ghi nhận dạng thiết bị
Hình 2.3: Mô hình hệ thống thông tin di động GSM
Mạng thông tin di động công cộng mặt đất PLMN (Public Land Mobile Network) theo chuẩn GSM được chia thành 4 phân hệ chính sau:
Trạm di động MS (Mobile Station)
Phân hệ trạm gốc BSS (Base Station Subsystem)
Phân hệ chuyển mạch SS (Switching Subsystem)
Phân hệ khai thác và hỗ trợ (Operation and Support Subsystem)
Trạm di động (MS - Mobile Station)
Trạm di động (MS) bao gồm thiết bị trạm di động ME (Mobile Equipment) và một khối nhỏ gọi là mođun nhận dạng thuê bao (SIM-Subscriber Identity Module). Đó là một khối vật lý tách riêng, chẳng hạn là một IC Card hoặc còn gọi là card thông minh. SIM cùng với thiết bị trạm (ME-Mobile Equipment) hợp thành trạm di động MS. SIM cung cấp khả năng di động cá nhân, vì thế người sử dụng có thể lắp SIM vào bất cứ máy điện thoại di động GSM nào truy nhập vào dịch vụ đã đăng ký. Mỗi điện thoại di động được phân biệt bởi một số nhận dạng điện thoại di động IMEI (International Mobile Equipment Identity). Card SIM chứa một số nhận dạng thuê bao di động IMSI (International Subcriber Identity) để hệ thống nhận dạng thuê bao, một mật mã để xác thực và các thông tin khác. IMEI và IMSI hoàn toàn độc lập với nhau để đảm bảo tính di
39
động cá nhân. Card SIM có thể chống việc sử dụng trái phép bằng mật khẩu hoặc số nhận dạng cá nhân (PIN).
Trạm di động ở GSM thực hiện hai chức năng:
Thiết bị vật lý để giao tiếp giữa thuê bao di động với mạng qua đường vô tuyến.
Đăng ký thuê bao, ở chức năng thứ hai này mỗi thuê bao phải có một thẻ gọi là SIM card. Trừ một số trường hợp đặc biệt như gọi cấp cứu… thuê bao chỉ có thể truy nhập vào hệ thống khi cắm thẻ này vào máy.
Phân hệ trạm gốc (BSS - Base Station Subsystem)
BSS giao diện trực tiếp với các trạm di động MS bằng thiết bị BTS thông qua giao diện vô tuyến. Mặt khác BSS thực hiện giao diện với các tổng đài ở phân hệ chuyển mạch SS. Tóm lại, BSS thực hiện đấu nối các MS với tổng đài và nhờ vậy đấu nối những người sử dụng các trạm di động với những người sử dụng viễn thông khác. BSS cũng phải được điều khiển, do đó nó được đấu nối với phân hệ vận hành và bảo dưỡng OSS. Phân hệ trạm gốc BSS bao gồm:
TRAU (Transcoding and Rate Adapter Unit): Bộ chuyển đổi mã và phối hợp tốc độ.
BSC (Base Station Controler): Bộ điều khiển trạm gốc.
BTS (Base Transceiver Station): Trạm thu phát gốc.
Phân hệ chuyển mạch (SS - Switching Subsystem)
Phân hệ chuyển mạch bao gồm các khối chức năng sau:
Trung tâm chuyển mạch nghiệp vụ di động MSC
Thanh ghi định vị thường trú HLR
Thanh ghi định vị tạm trú VLR
Trung tâm nhận thực AuC
Thanh ghi nhận dạng thiết bị EIR
Phân hệ chuyển mạch (SS) bao gồm các chức năng chuyển mạch chính của mạng GSM cũng như các cơ sở dữ liệu cần thiết cho số liệu thuê bao và quản lý di động của thuê bao. Chức năng chính của SS là quản lý thông tin giữa những người sử dụng mạng GSM với nhau và với mạng khác.
40
5.4 Phần mềm GIS
Là tập hợp các câu lệnh,chỉ thị nhằm điều khiển phần cứngcủa máy tính thực hiện một nhiệm vụ xác định, phần mềm hệ thống thông tin địa lý có thể là mộthoặc tổ hợp các phần mềm máy tính. Phần mềm được sử dụng trong kỹ thuật GISphải bao gồm các tính năng cơ bản sau:
Nhập và kiểm tra dữ liệu (Data input): Bao gồm tất cả cáckhía cạnh về biến đổi dữliệu đã ở dạng bản đồ,tronglĩnh vực quan sát vào một dạng số tương thích. Ðây là giai đoạn rất quan trọng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý.
Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu (Geographic database):Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu đềcập đến phương pháp kết nối thông tin vị trí (topology) và thông tin thuộc tính (attributes) của các đối tượng địa lý (điểm, đường đại diện cho các đối tượng trên bề mặt trái đất). Hai thông tinnày được tổ chức và liên hệ qua các thao tác trên máy tính và sao cho chúng có thể lĩnh hội được bởi người sử dụng hệ thống.
Xuất dữ liệu (Display and reporting): Dữ liệu đưa ra là các báo cáo kết quả quá trình phân tích tới người sử dụng,có thể bao gồm các dạng: bản đồ (MAP), bảng biểu (TABLE),biểu đồ,lưu đồ (FIGURE) được thể hiện trên máy tính, máy in,máy vẽ...
Biến đổi dữ liệu (Data transformation): Biến đổi dữliệu gồm hai lớp điều hành nhằm mục đích khắc phục lỗi từ dữliệuvà cập nhật chúng.Biến đổi dữ liệu có thể được thực hiện trên dữ liệu không gian và thông tin thuộc tính một cách tách biệt hoặc tổng hợp cả hai.
Tương tác với người dùng (Query input):Giao tiếp với người dùng là yếu tố quan trọng nhất của bất kỳ hệ thốngthông tin nào.Các giao diện người dùng ở một hệ thống tin được thiết kế phụ thuộcvào mục đích của ứng dụng đó.
Các phần mềm tiêu chuẩn và sử dụng phổ biến hiện nay trong khu vựcChâuÁ làARC/INFO,MAPINFO,ILWIS,WINGIS,SPANS, IDRISIW,...Hiện nay có rất nhiều phần mềm máy tính chuyên biệt cho GIS,bao gồm các phần mềm như sau:
Phầnmềm dùng cho lưu trữ,xử lýsố liệu thông tin địa lý: ACR/INFO, SPAN, ERDAS-Imagine, ILWIS, MGE/MICROSTATION, IDRISIW, IDRISI, WINGIS
Phần mềm dùng cho lưu trữ, xử lý và quản lý các thông tin địa lý: ER- MAPPER, ATLASGIS, ARCVIEW, MAPINFO,..
Tuỳ theo yêu cầu và khả năng ứng dụng trong công việc cũng như khả năng kinh phí của đơn vị, việc lưu chọn một phần mềm máy tính sẽ khác nhau.
41
Xin giới thiệu một số phần mềm phổ biến được sử dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam.
5.4.1 Phần mềm của hãng ERSI
ArcView là phần mềm thương mại của ERSI về hệ thống thông tin địa lí (GIS). Các chức năng cơ bản của ArcView GIS bao gồm:
Hiển thị các lớp bản đồ dạng vector
Tạo và thay đổi cơ sở dữ liệu của các đối tượng địa lí trong bản đồ
Tạo các biểu đồ đơn giản dựa trên thuộc tính của các đối tượng trên bản đồ
Chuẩn bị các bản in ra giấy
Các đoạn chương trình phục vụ cho việc tự động hóa các thao tác trong ArcView
Hình 2.4 : Chương trình ArcView GIS
Ngoài ra ArcView GIS còn hỗ trợ chức năng lập trình thông qua ngôn ngữ lập trình Avenue, được tích hợp sẵn trong phần mềm. ArcView GIS cũng có khả năng cho phép lập trình liên kết với các ngôn ngữ khác như VB, VC++.
ArcEditor là phần mềm GIS chạy trên Desktop dùng để chỉnh sửa và quản lý dữ liệu địa lý. ArcEditor là một phần mềm trong bộ những sản phẩm GIS, nó bao gồm các tinh năng của ArcView và thêm vào đó là một số các công cụ chỉnh sửa, biên tập. ArcEditor hỗ trợ cho người biên tập cá nhân hoặc cho nhiều người cùng hợp tác biên tập. Bộ công cụ mở rộng của ArcEditor không những cho phép nhập hoặc xóa những dữ liệu đơn giản mà còn cả những thiết kế và phiên bản phức tạp.
Dùng các công cụ CAD để tạo và chỉnh sửa các đặc tính GIS
Tạo ra các CSDL địa lý thông minh
Mô hình hóa dòng chẩy công việc của nhóm và nhiều người biên tập
Xây dựng và giữ được tính toàn vẹn của không gian bao gồm các quan hệ hình học topo giữa các đặc tính địa lý
Quản lý và mở rộng mạng lưới hình học
Làm tăng năng suất biên tập
Quản lý môi trường thiết kế đa người dùng với versioning
42
Ngừng kết nối CSDL và công tác chỉnh sửa
ArcInfo là phần mềm GIS đầy đủ nhất. ArcInfo bao gồm tất cả các chức năng của ArcView lẫn ArcEditor, các tính năng cao cấp trong xử lý dữ liệu không gian và khả năng chuyển đổi dữ liệu. Người dùng GIS chuyên nghiệp sử dụng ArcInfo để thực hiện toàn bộ các mảng công việc như xây dựng dữ liệu, mô hình hóa, phân tích, hiển thị bản đồ trên màn hình máy tính và xuất bản bản đồ ra các phương tiện khác nhau. ArcInfo còn cung cấp tất cả các chức năng tạo và quản lý một hệ GIS thông minh. Với chức năng này, người dùng có thể truy nhập dễ dàng thông qua giao diện đơn giản đã được mô hình một cách tùy biến và mở rộng hoặc thông qua các script và các ứng dụng khác.
5.4.2 MapInfo
MapInfo là phần mềm biên tập bản đồ do công ty MapInfo (nay là Pitney Bowes) sản xuất với nhiều tính năng, tuy nhiên, điểm vượt trội của MapInfo so với các phần mềm khác (MicroStation là điển hình) là khả năng biên tập bản đồ chuyên đề rất tốt với công cụ create thematic map. MapInfo được xây dựng chủ yếu để xử lý các số liệu bản đồ có sẵn, các số liệu thuộc tính của bản đồ, vì vậy, ta thấy khả năng số hoá và thành lập bản đồ gốc không được hỗ trợ nhiều.
Những đặc điểm chính của MapInfo gồm: - Chạy trên các hệ điều hành: UNIX, Windows.
- Hỗ trợ các thiết bị: Bàn số, máy quét ảnh, chuột, các máy vẽ.
- Các chức năng chính: Tạo vùng đệm, phân tích bản đồ, phân tích mạng. - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: dBase, cơ sở dữ liệu bên trong.
- Cấu trúc dữ liệu: Non-topological Vector, dữ liệu thuộc tính, dữ liệu bảng biểu. , - Đơn giản, dễ sử dụng
- Phù hợp với mô hình quy mô nhỏ
- Khả năng tạo lập bản đồ chuyên đề mạnh và phong phú (hơn hẳn các phần mềm GIS khác)
- Khả năng giàn trang in và in rất thuận lợi
- Khả năng giao tiếp với các phần mềm GIS khác tốt
- Cấu trúc format file mở hỗ trợ cho việc phát triển các ứng dụng chuyên sâu. - Khả năng xây dựng dữ liệu bản đồ số
- Khả năng kết nối với các phần mềm khác rất tốt, thông qua việc hỗ trợ việc mở và lưu file với phần mở rộng rất đa dạng. Có công cụ chuyển đổi giữa các định dạng
file(Universal Translator).
Tại Việt Nam MapInfo là phần mềm bản đồ đang được sử dụng rất rộng rãi trên thị trường. Một điểm mạnh của MapInfo là khả năng hiển thị, giàn trang in rất tiện lợi và đây là một trong những ưu thế của MapInfo so với các phần mềm GIS khác. Giải pháp
43
desktop của MapInfo tương đối nhỏ gọn nên MapInfo đang được chiếm ưu thế lớn ở Việt Nam, nhất là đối với những nơi tiếp cận GIS sớm, quy mô nhỏ. Ngoài các giải pháp Desktop, MapInfo còn có các giải pháp mạng, Web. Tuy nhiên cũng như các giải pháp mạng và Web của các hãng khác hiện đang ít được sử dụng trên thị trường Việt Nam, vì trên thực tế thị trường này cũng mới làm quen với chúng. Cho đến thời điểm này MapInfo đã phát triển phiên bản 10.5 với khả năng xây dựng mô hình 3 chiều, kết nối cơ sở dữ liệu đa dạng và mạnh hơn như Oracle, Infomix, DB2, Sysbase, Microsoft Access và SQL.
Trong hệ thống giao vận ngân hàng mà chúng tôi xây dụng sử dụng công cụ lập trình bản đồ MapInfo vì có những ưu điểm và thuận lợi như sau:
- Đơn giản dễ lập trình
- Nhiều thao tác trên bản đồ như phóng to, thu nhỏ, di chuyển, chồng xếp bản đồ đã được tích hợp sẵn trên công cụ
- Cơ sở dữ liệu MapInfo đã có sẵn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hiện đang được sử dụng, cập nhật và khai thác ở các phần mềm như: Quản lý chi nhánh, quản lý ATM tập trung.
6. Kết luận
Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại ở đây là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đòi hỏi việc vận chuyển tiền giữa Hội sở chính tới các chi nhánh đòi hỏi phải tuyệt đối an hạn chế tối đa rủi ro phát sinh trong quá trình giao vận. Hiện tại BIDV đã thực hiện một Trung tâm tiếp quỹ tập trung nhằm mục đích chuyển tiền cho các chi nhánh và các ATM thí điểm tại Hà Nội sắp tới sẽ tổ chức TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Do đó việc áp dụng phần mềm quản lý, kiểm soát việc giao vận hàng hóa có giá trị là một nhu cầu không thể thiếu.
Về phần công nghệ, hiện tại các thiết bị GPS trên thị trường Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu trên, các phần mềm ứng dụng, lập trình GIS cũng sẵn sàng. Cơ sở dữ liệu bản đồ về các tuyến đường, địa điểm ở các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… trong thời gian qua cũng được xây dựng khá hoàn thiện.
Như vậy việc xây dựng một hệ thống giám sát quá trình giao vận hàng hóa giá trị cho Ngân hàng là một nhu cầu cấp thiết và mong muốn đối với các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Đầu tư và Phát triển nói riêng.Cùng với sự phát