Báo cáo của khuyến nông viên xã gửi lên cơ quan khuyến nông cấp trên về đại thể gồm các phần sau:
1. Mốc thời gian và tình huống
- Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc cơng việc (hay cịn gọi là khoảng thời gian giữa 2 kỳ báo cáo)
- Nhận sự tham gia và biện pháp triển khai thực hiện - Điều kiện nơi làm việc (trụ sở, hiện trường triển khai) - Cơ sở vật chất và phương tiện hỗ trợ
- Các tổ chức khuyến nông ở địa phương tham gia.
2. Tiến độ thực hiện
- Mơ tả cơng việc hoặc chương trình khuyến nơng hiện đang được triển khai hoặc đã hồn thành.
- So sánh những cơng việc theo kế hoạch với cơng việc hiện đang làm hoặc đã được hồn thành về các chỉ tiêu: thời gian, số lượng, chất lượng, nguồn nhân lực, vật lực đã huy động… - Phân tích những tình huống khó khăn, thuận lợi đã gặp phải trong quá trình thực hiện
- Những sự giúp đỡ cần thiết đã nhận được từ chính quyền địa phương, cơ quan khuyến nông cấp trên, nông dân,.. và vai trị của những sự giúp đỡ đó.
3. Các kiến nghị
Phần này mơ tả ngắn gọn các thay đổi sẽ được thực hiện trong thời gian tới và dự kiến công việc sẽ được bổ sung thêm. Nó cũng gồm các khuyến cáo mà ta thấy rằng nếu làm được sẽ có tác dụng cải tiến được, thúc đẩy được công việc trong thời gian tới. Dd: tăng số quy mô hộ tham gia, tăng cường tập huấn, hội thảo đầu bờ hoặc tham quan chéo,…
4. Báo cáo thống kê
Báo cáo thống kê từng tháng, từng quý, từng vụ trong đó nêu rõ những việc đã làm được, nguyên nhân và dự kiến giải pháp khắc phục, loại này thường là báo cáo tiến độ sản xuất các ngành trồng trọt, chăn ni, phịng trừ sâu bệnh, dịch hại, số lớp tập huấn, số người tham quan, số mơ hình được thực hiện,….
5. Báo cáo thống kê hàng năm
Trên cơ sở của các báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng vụ mà ta tổng hợp lại thành báo cáo năm. Loại báo cáo này nên được xây dựng từ các biểu mẫu thống nhất từ các báo cáo hàng tháng để dễ tổng hợp.