Mọi tổ chức thực hiện hoạt động ngân hàng đều phải thực hiện dự trữ bắt buộc Trả lời:

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài thảo luận buổi 2 chương 2 địa vị pháp lý của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 25 - 26)

- Nhận định sai.

- CSPL: Điều 25 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.

- Theo Điều 25 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn. Tuy nhiên có trường hợp ngoại lệ NHNNVN được bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngồi theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ. Vậy câu nhận định này sai.

12) NHNN cho NSNN vay khi ngân sách bị thiếu hụt do bội chi.Trả lời: Trả lời:

Nhận định sai

Cơ sở pháp lý: Theo Điều 26 Luật NHNN 2010; Khoản 1, Điều 4, Luật NSNN 2015 và Khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP.

Theo Điều 26 Luật NHNN 2010, NHNN chỉ tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước. Phân biệt thiếu hụt tạm thời và bội chi:

Thiếu hụt tạm thời: Chỉ diễn ra tại một thời điểm trong năm ngân sách mà tại thời điểm đó nhà nước cần tiền chi nhưng khơng có tiền để chi

Bội chi: ngân sách thiếu hụt khi kết thúc năm ngân sách, nếu cho vay sẽ dẫn tới lạm phát (tự sản xuất ra tiền cho thị trường nhiều hơn; CSPL Khoản 1, Điều 4, Luật NSNN 2015 và Khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP).

13) Mọi tổ chức thực hiện hoạt động ngân hàng đều phải thực hiện dự trữ bắt buộc.Trả lời: Trả lời:

Nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: Điều 3 Thông tư 30/2019/TT-NHNN

Theo Điều 3 Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định rõ ba nhóm các tổ chức tín dụng khơng thực hiện dự trữ bắt buộc.

Thứ nhất, các tổ chức tín dụng được kiểm sốt đặc biệt. Thời gian khơng thực hiện dự trữ

bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước quyết định đặt vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt đến hết tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm sốt đặc biệt.

Thứ hai, tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động. Thời gian không thực hiện dự trữ

bắt buộc đến hết tháng tổ chức tín dụng khai trương hoạt động; tổ chức tín dụng thơng báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về ngày khai trương hoạt động trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày khai trương hoạt động.

Thứ ba, tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. Thời gian không thực hiện

dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc quyết định mở thủ tục phá sản, thu hồi Giấy phép có hiệu lực; tổ chức tín dụng có quyết định mở thủ tục phá sản gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định này.

Đặc biệt, tổ chức tín dụng hỗ trợ quy định tại khoản 40 Điều 4 Luật Các tổ chức tín

dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ

chức tín dụng đó quy định tại khoản 1 Điều 6 Thơng tư này đối với tất cả các loại tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc theo phương án phục hồi đã được phê duyệt theo quy định tại khoản 7 Điều 148đ Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài thảo luận buổi 2 chương 2 địa vị pháp lý của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(27 trang)
w