1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã khảo sát được Thực trạng việc khai thác và sử dụng bài tập Vật lý nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thơng nói chung và chương “Động học chất điểm” Vật lí 10 cơ bản nói riêng ở trường của tác giả. Từ đó rút ra được các nguyên nhân.
- Trên cơ sở nghiên cứu chi tiết nội dung chương “Động học chất điểm”, Vật lý 10 cơ bản, đề tài đã khai thác được hệ thống bài tập vật lý theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh gồm 22 bài tập, sau mỗi bài có định hướng những kỹ năng học sinh sẽ được rèn luyện, định hướng giải bài tập và gợi ý sử dụng bài tập.
- Đề xuất được các giải pháp sử dụng bài tập vật lí theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh như: sử dụng bài tập vật lí bồi dưỡng năng lực tự học cho HS trong quá trình lên lớp; trong quá trình tự học ở nhà và trong khâu tự kiểm tra, đánh giá.
- Từ kết quả áp dụng trong quá trình giảng dạy của năm học vừa qua, tơi nhận thấy có tính khả thi và hiệu quả trong việc khai thác và sử dụng bài tập vật lí nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý chương “Động học chất điểm” Vật lý 10 - cơ bản.
- Với những kết quả thu được, đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã chỉ ra một khả năng và triển vọng trong việc khai thác, xây dựng và sử dụng bài tập vật lí nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông. Hy vọng sáng kiến kinh nghiệm này có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong dạy học vật lý và việc sử dụng bài tập nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh.
2. Kiến nghị, đề xuất.
Để nâng cao hiệu quả của việc khai thác và sử dụng bài tập Vật lí nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học tích cực nói chung và dạy chương “Động học chất điểm” Vật lý 10 cơ bản nói riêng, tơi có một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với các cấp quản lý giáo dục .
- Quan tâm hơn nữa đối với việc tăng cường cơ sở vật chất trường học, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học.
- Cần tạo điều kiện, khuyến khích, động viên về vật chất lẫn tinh thần để các giáo viên chuyên tâm đầu tư tạo ra những tiến dạy học có chất lượng.
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc khai thác và sử dụng bài tập để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, xem việc tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là một nhiệm vụ cấp thiết.
- Xác định rõ mức độ thích hợp khi lựa chọn khai thác và sử dụng bài tập Vật lý trong tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh để tránh quá sức đi đến chủ nghĩa hình thức.
- Nên rèn luyện dần cho học sinh những kỹ năng học tập tương ứng với các phương pháp dạy học tích cực, để khi tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh các em có thể có đủ khả năng thực hiện những hoạt động học tập của mình.
- Đổi mới cách kiểm tra đánh giá: Tăng cường các câu hỏi liên hệ thực tế, những bài tập tình huống gần gũi với đời sống HS. Những câu hỏi, bài tập tạo cơ hội cho HS thể hiện khả năng vận dụng sáng tạo, giảm bớt những câu hỏi tái hiện, ghi nhớ máy móc. Hình thức bài kiểm tra có thể phối hợp vừa trắc nghiệm, vừa tự luận.
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS & THPT TRUNG HÓA
.......................................................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ...... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ....
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH
.......................................................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ...... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ... .......................................................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ...... .................................................................................................................................. ..................................................................................................................................
.................................................................................................................................. ... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ...