b. Cung cấp điện cho phụ tải tập trung 1. Thanh cái trạm biến áp phân xưởng. 2. Thanh cái tủ phân phối động lực
12 2 2 ĐC ĐC ĐC ĐC (a) (b) (a) (b)
(Hình 1-10a) là sơ đồ phân nhánh thường dùng trong các phân xưởng khơng quan trọng.
(Hình 1-10b) là sơ đồ máy biến áp - thanh cái. Máy biến áp cung cấp điện cho các thanh cái đặt dọc theo phân xưởng, từ các thanh cái đó có các đường dẫn đến các tủ phân phối động lực hoặc đến các phụ tải tập trung khác. Sơ đồ này thường dùng trong các phân xưởng có phụ tải phân bố đều và phân bố trên diện tích rộng. + Sơ đồ mạng chiếu sáng:
Mạng điện chiếu sáng trong xí nghiệp có thể chia làm hai loại: Mạng chiếu sáng làm việc và mạng chiếu sáng sự cố.
٭ Mạng chiếu sáng làm việc:
Là mạng cung cấp ánh sáng làm việc bình thường, bao gồm chiếu sáng chung và chiếu sáng cục bộ.
- Mạng chiếu sáng chung là mạng chiếu sáng đảm bảo cho toàn phân xưởng có độ rọi như nhau. Điện áp của mạng chiếu sáng chung thường là 220V.
- Mạng chiếu sáng cục bộ là hệ thống chiếu sáng riêng cho những nơi cần có độ rọi cao như các chi tiết gia công trên máy công cụ, lắp ráp, kiểm tra chất lượng sản phẩm... Điện áp cấp cho các đèn chiếu sáng cục bộ thường là 12V, 36V.
٭ Mạng chiếu sáng sự cố:
Là mạng cung cấp ánh sáng lúc xảy ra sự cố khi mạng điện chiếu sáng làm việc bị mất điện. Hệ thống chiếu sáng sự cố phải đảm bảo đủ ánh sáng cho công nhân sơ tán ra khỏi nơi nguy hiểm hoặc tiến hành thao tác xử lý sự cố. Nguồn cung cấp cho mạng sự cố phải lấy từ nguồn dự phòng, đó là nguồn lấy từ trạm biến áp khác đưa tới hoặc trong trường hợp cần thiết phải lấy từ bình ắc quy đặt sẵn từ trước.
a. Đường dây trên không
Theo cấp điện áp định mức và phạm vi sử dụng, người ta phân đường dây ra làm ba cấp như sau:
Cấp I: đường dây có Uđm = 35 220kV. Cấp II: đường dây có Uđm = 1 20kV.
Cấp III: đường dây có Uđm 1kV.
Những bộ phận cơ bản của đường dây trên không là: dây dẫn, cột, xà, sứ cách điện, tạ chống rung.
Hình 1-11. Đường dây dẫn điện trên không
+ Dây dẫn:
Có hai yêu cầu cơ bản sau: