Sự vận dụng sáng tạo và hiệu quả vốn tục ngữ, ca dao Thái

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số đặc điểm thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại từ năm 1945 đến nay potx (Trang 103 - 133)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.Sự vận dụng sáng tạo và hiệu quả vốn tục ngữ, ca dao Thái

Ca dao, dân ca, tục ngữ Việt Nam nói chung và ca dao, tục ngữ Thái nói riêng có giá trị về nhiều mặt. Vì đƣợc đúc kết từ đời sống cộng đồng của dân tộc nên nó thể hiện rõ nét lời ăn, tiếng nói, cách cảm cách nghĩ và trí tuệ của nhân dân. Vì vậy, việc tìm hiểu sự ảnh hƣởng của ca dao, tục ngữ Thái trong thơ ca Thái hiện đại là một trong những phƣơng thức để tìm ra bản sắc văn hoá dân tộc Thái trong thơ ca Thái hiện đại.

Bên cạnh truyện thơ, các nhà thơ Thái hiện đại cũng chú ý đến việc vận dụng tục ngữ Thái để tăng tính hàm súc cho câu thơ.

Phần lớn các nhà thơ Thái nhƣ Cầm Biêu, Lò Văn Cậy, Vƣơng Trung, La Quán Miên đều vận dụng tục ngữ trong sáng tác của mình....Trong đó, Lƣơng Quy Nhân là nhà thơ sử dụng nhiều và có hiệu quả tục ngữ dân gian vào trong thơ hiện đại.

Theo quan niệm của ngƣời Thái, đất là tài sản vô giá của con ngƣời. Có đất, con ngƣời sẽ sinh tồn, vì vậy, tục ngữ Thái có câu:

Còn đất còn ruộng Còn ngƣời còn của

Từ quan niệm của dân gian: có đất, sẽ có ruộng, có ruộng sẽ có gạo, nhà thơ Thái hiện đại đã vừa rút ngắn vừa mở rộng tƣ tƣởng ấy và diễn đạt bằng một hình ảnh thơ rất độc đáo:

Đất mở mắt, thành gạo Đất quỳ gối, thành nhà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 103 Hoặc cũng xuất phát từ quan niệm của ngƣời Thái là rất coi trọng ruộng lúa và sông suối, vì đây là nơi cung cấp lƣơng thực, thức ăn cho con ngƣời

(theo phong tục tập quán trồng lúa làm lƣơng thực và đánh bắt cá làm thức ăn) nên ngƣời Thái có câu tục ngữ :

Đƣợc nắm xôi ngon chớ quên ruộng Đƣợc khúc cá bùi chớ quên suối

Nhà thơ Thái hiện đại đã vận dụng câu tục ngữ ấy và diễn đạt theo cách của riêng mình: Đƣợc lúa chớ quên ruộng.

Đƣợc cá chớ quên nơm

(Ơn Đảng- Lƣơng Quy Nhân)

Hoặc để góp phần tô đậm bản sắc dân tộc cho thơ, Lƣơng Quy Nhân đã không ngần ngại sử dụng gần nhƣ nguyên vẹn một câu tục ngữ Thái để tăng hiệu quả nghệ thuật cho thơ mình.

Ví dụ, tục ngữ Thái có câu:

Cá sấy không trở lại đẻ Gà sấy không trở lại gáy”

Thì khi nói đến sự hồi sinh của con ngƣời nhờ có ánh sáng của cách mạng, nhà thơ viết:

Bây giờ thì dƣờng nhƣ Cá sấy khô biết đẻ Gà sấy khô biết gáy...

(Gọi cả nhà ăn cơm)

Trong Biên giới lòng ngƣời, nhà thơ Lƣơng Quy Nhân sử dụng rất nhiều tục ngữ Thái trong một bài thơ:

- Chúi cổ, luồn rào, miệng ngậm lửa. - Than hồng dấu trong nẹp áo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 104

- Trƣớc mặt cƣời, múa dao sau lƣng.

Hay La Quán Miên cũng viết:

Ngoài miệng- đừng bôi mỡ Trong bụng- đừng giấu chông

(Ngôi nhà sàn của tôi)

Có thể nhận thấy cách diễn đạt của Lƣơng Quy Nhân và La Quán Miên đều đƣợc lấy trong câu tục ngữ quen thuộc của ngƣời Thái:

- Lời nói ở đầu lƣỡi, đắng ngọt ở đấy cả.

- Sông sâu vẫn đo đƣợc đáy, lòng ngƣời không đo đƣợc. - Nhím cắm gai ngoài da, ngƣời cắm gai trong bụng.

Nhà thơ Thái hiện đại đã mƣợn ý tứ từ những câu tục ngữ trong dân gia để nói đến sự “nông, sâu”, phức tạp của lòng ngƣời. Với cách nói hình ảnh nhƣ “Than hồng dấu trong nẹp áo” hay “Miệng- bôi mỡ”, “Bụng- vót chông” đã làm tăng tính hàm súc và ý nghĩa của câu thơ.

Cũng giống nhƣ thể loại tục ngữ, vốn cao dao- dân ca dân gian Thái cũng đƣợc các nhà thơ Thái hiện đại vận dụng khá phổ biến và hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để nhấn mạnh đến nguồn gốc cùng giống nòi và tính đoàn kết của cộng đồng ngƣời Thái, ca dao Thái có câu:

Ở khác bản nhƣng cùng chung một tỉnh Ở khác phƣờng nhƣng đều là một giống

Ở dƣới suối nƣớc chảy nhƣng đều chung một dòng

Từ ý tứ của câu ca dao trên, nhà thơ Thái hiện đại cũng phát huy vốn ca dao, dân ca giàu có của mình trong bài thơ “Nam Bắc một nhà” nhƣng trên tinh thần mở rộng hơn, hiện đại hơn khái niệm “giống nòi”.

Đôi ta dù khác bản nhƣng chung mƣờng, Dù khác phƣơng nhƣng cùng chung đất nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 105 Trong văn học dân gian Thái có rất nhiều câu ca ngợi đôi bàn tay khéo léo của ngƣời Thái, đặc biệt là ngƣời phụ nữ Thái, nhƣ:

Úp bàn tay nên hoa Ngửa bàn tay thành bông

Vƣơng Trung cũng ca ngợi đôi bàn tay khéo léo của ngƣời phụ nữ Thái hiện đại trong việc trồng lúa:

Ngửa bàn tay thành sao tua rua. Bay lấp lánh cánh đồng rộng rãi.

(Hội cấy thi)

Lò Cao Nhum cũng cảm nhận đƣợc sự tài hoa đến tài tình của ngƣời phụ nữ Thái Bàn tay: Bàn tay đan, Thành bông thành vải... Bàn tay vung, Ra trái ra cơm... Bàn tay xoè, Ánh bạc ánh vàng.

Còn trong dân ca Thái thì sự khéo léo của đôi bàn tay cũng đƣợc ca ngợi trên thủ pháp phóng đại, đôi bàn tay ngƣời phụ nữ nhƣ có phép lạ nhiệm màu:

Đụng vào khung cửu vải thành hoa. Tung nắm tấm thành ra đàn gà. Khua cái chầy hoa ra gạo trắng. Đụng vào cỏ thì cỏ chết nắng. Vuốt lên lúa, bụi lúa ra bông”

Sầm Nga Di cũng rất lãng mạn với cái nhìn dân gian về đôi bàn tay khéo léo: Khi em xoè tay trái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 106

Vải nhiều tấm quẳng ra Chân váy nở nhiều hoa... Em xoè bàn tay phải Gà tục tác đẻ trứng tròn” (Cổ tay tròn đuôi cá)

Ngoài ra, trong thơ Thái hiện đại còn bắt gặp nhiều câu ca dao, tục ngữ đƣợc vận dụng trong thơ, trong Nam Bắc một nhà (Cầm Biêu) có 5/ 14 câu thơ đƣợc lấy từ nguyên văn dân ca Thái, thậm chí bài Nhớ bản cũ của ông cũng đƣợc nâng cao từ dân ca Thái.

Đối với mỗi ngƣời dân tộc Thái nói chung và nhà thơ Thái hiện đại nói riêng thì những giá trị văn hoá truyền thống của cha ông nhƣ ca dao, dân ca, tục ngữ...là “gia phả”,gia tài”, là tài sản vô giá, không “bạc vàng nào sánh nổi” của tộc ngƣời. Nói nhƣ La Quán Miên, mỗi lần tiếp xúc với những giá trị truyền thống ấy, “hồn” ngƣời lại về với “tổ tiên” từ thủa cha ông xây bản, lập mƣờng. Chính vì vậy, trong thơ Thái hiện đại, các nhà thơ rất chú ý vận dụng linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả những câu ca dao, tục ngữ vào trong thơ.

Việc vận dụng nguyên vẹn hoặc một phần ý tƣởng của những câu tục ngữ, ca dao, dân ca trong văn học dân gian Thái vào trong thơ Thái hiện đại- một mặt, nó tái hiện một cách sinh động cách tƣ duy, diễn đạt, phong tục, tập quán hay quan niệm của ngƣời Thái về lao động, quan hệ xã hội, giao tiếp ứng xử ...của con ngƣời, mặt khác, làm tăng tính hàm súc, biểu cảm cho thơ, làm cho thơ Thái hiện đại gần gũi, dễ hiểu, dễ đi vào lòng ngƣời và tạo nên bản sắc dân tộc đậm đà cho thơ Thái hiện đại.

3.3. Một số đặc điểm của ngôn ngữ, hình ảnh trong thơ ca Thái hiện đại

Đƣợc sinh ra và lớn lên từ những miền quê giàu truyền thống văn hoá, các nhà thơ Thái hiện đại nhƣ Cầm Biêu, Lƣơng Quy Nhân, Hoàng Nó, Lò

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 107 Văn Cậy, Vƣơng Trung, Lò Vũ Vân, La Quán Miên, Lò Cao Nhum ... là ngƣời con của bản mƣờng, đƣợc nuôi dƣỡng và bồi đắp “Từ giọt máu hồng mẹ đẻ ra. Cùng một bầu sữa mẹ nuôi sống ”. Hơn ai hết, các nhà thơ dân tộc Thái luôn ý thức việc giữ gìn những bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Vì vậy, phần lớn sáng tác của họ mang đậm cách nghĩ, cách cảm của ngƣời Thái thông qua việc đƣa lời ăn, tiếng nói hàng ngày, cách so sánh ví von độc đáo...làm cho ngôn ngữ thơ Thái hiện đại vừa mộc mạc, giản dị vừa giàu sức biểu cảm, nhiều nhạc điệu, hình ảnh sinh động, giàu chất liên tƣởng, so sánh... Nhƣ đã biết, phần lớn các nhà thơ Thái hiện đại sáng tác thơ bằng tiếng dân tộc mình sau đó dịch sang tiếng phổ thông. Chính vì vậy, các tác phẩm thể hiện rất rõ những cách diễn đạt, tƣ duy của ngƣời Thái. Trong thơ Thái hiện đại, cả trƣớc và sau giai đoạn 1975, một đặc điểm nổi bật là thơ có ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu, nhƣ tính cách chân thành, giản dị của ngƣời dân tộc Thái:

Làm phúc không mong đền công Làm ơn không mong trả lãi Trồng cây ven đƣờng Cả mình hƣởng bóng râm

(Làm phúc- Cầm Biêu)

Đọc Hạt tình của Lò Văn Cậy thì cũng dễ dàng nhận ra tính cách khảng khái, thẳng thắn của ngƣời Thái qua những từ ngữ rất mộc mạc:

Chuyện mẹ đi xin muối Đến cầu thang nhổ bọt Tốc cả váy lên hông Đớp gan mày thì có!

Đổi đầu mày thì có.

Nhà thơ với cách sử dụng những động từ gây ấn tƣợng mạnh nhƣ “tốc”, “đớp”... đã thể hiện tính cách bộc trực thẳng thắn và cƣơng quyết của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 108 ngƣời Thái trƣớc quân xâm lƣợc, dù đói khát, đặc biệt là “đói muối” cũng không chịu luồn cúi trƣớc kẻ thù. Cũng với ngôn ngữ thơ mộc mạc nhƣ lời ăn tiếng nói hàng ngày ấy, La Quán Miên cho ngƣời đọc thấy cách thể hiện tình cảm rất riêng của ngƣời Thái:

Bụng ta thƣơng mày lắm... Cái máy bay thằng Mỹ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ném bom xuống, bom to nhƣ cái chum Bản nhà sàn của ta ăn lửa...

Bụng ta thƣơng hung.

(Tiễn dặn ngƣời trai bản)

Từ việc sử dụng cách xƣng hô “ta- mày” và cách nói “bụng ta thƣơng”, cách diễn đạt “bản nhà sàn của ta ăn lửa” đã cho thấy việc đƣa ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày vào thơ tạo ấn tƣợng gần gũi, thân tình, dễ tiếp nhận đối với ngƣời đọc. Ngƣời Thái hay mƣợn “cái bụng” để nói lên tấm lòng, tình cảm, suy nghĩ, mong muốn....của mình “Nếu anh nhƣ bụng em. Muốn bên anh suốt đời...” (Sầm Nga Di) cho thấy cách diễn đạt tình cảm không thể lẫn vào đâu đƣợc của ngƣời Thái.

Trong thơ dân tộc Thái hiện đại, có rất nhiều những bài thơ có nhan đề ngắn gọn chỉ có từ một đến hai chữ, Lƣơng Quy Nhân có “Núi”, “Dốc”, “Gió”, “Sao”, “Đất”, “Nƣớc”, “Rừng”..., Cầm Biêu cũng có không ít những bài thơ có nhan đề nhƣ thế: “Bữa ăn”, “Bụi”, “Sách”, “Mới”, “Điện, Đèn, Đóm”...hoặc “Đông”, “Xuân”, “Khát”, “Biển”... của Lò Vũ Vân. Ngoài việc đơn giản, gọn nhẹ từ việc đặt nhan đề cho tác phẩm, họ cũng tinh giản tối đa những câu chữ để tạo sự dễ hiểu, dễ thuộc, dễ nhớ hoặc để diễn tả dụng ý của mình:

Sàn đầu bản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 109

Trăng. Vô tình.

Mặc sức sáng.

(Áo chồng- Lò Cao Nhum)

Ta cũng có thể tìm thấy ngôn ngữ diễn đạt, truyền tải ngắn gọn, mộc mạc, đơn giản ấy trong Vô đề”, “Hƣơng núi”, “Tự khúc” (Lò Vũ Vân), “Chỉ có một tình yêu”, “Đã đi là tới”, “Nhớ” (Lƣơng Quy Nhân)... hay “Nữ bây giờ”, “Ngƣời mẹ”...(Lò Văn Cậy)

Chính cách vận dụng những lời ăn tiếng nói hàng ngày vào trong thơ, cách sử dụng từ ngữ gắn gọn, dễ hiểu...đã tạo cho thơ Thái sự mộc mạc, giản dị, sự súc tích, ngắn gọn. Tuy không cầu kỳ, rƣờm rà nhƣng ngôn ngữ thơ Thái không quá đơn giản, mà ngƣợc lại, nhiều bài thơ, câu thơ có tính triết lý, trí tuệ sâu sắc:

Vì ngƣời đi bằng đầu, Chứ không phải bằng chân. Muốn chân khỏi vấp váp, Phải chững chạc cái đầu.

(Cái đầu, cái chân- Cầm Biêu)

Với cách diễn đạt“ngƣời đi bằng đầu” chứ “không phải bằng chân” nghe có vẻ mâu thuẫn, phi lý, ngƣợc đời nhƣng ngôn ngữ biểu hiện ở đây đã cho thấy sự “đi” này không phải là di chuyển vật lý đơn thuần mà là sự “đi” của con ngƣời trong “đƣờng đời”. Con ngƣời có vững vàng, cứng cáp, không bị “vấp váp” đều là do “cái đầu” tức là bản lĩnh, trí tuệ của con ngƣời quyết định.

Cũng cùng với cách nói ấy trong Chỉ cần một loại ngƣời, nhà thơ Thái hiện đại đã phát huy tối đa và hiệu quả sự mộc mạc của ngôn ngữ, đƣa ngôn ngữ thơ đến tính triết lý sâu sắc:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 110 Chỉ cần một loại ngƣời. Có một bộ óc sáng, Và một trái tim vàng, Trí óc có gân tay,

Bàn tay có nếp nhăn của não.

(Chỉ cần một loại ngƣời- Cầm Biêu)

Câu thơ “Trí óc có gân tay. Bàn tay có nếp nhăn của não” đã lột tả rõ nét và sâu sắc tƣ tƣởng của nhà thơ Cầm Biêu nói riêng và quan niệm của ngƣời Thái nói chung về giá trị của con ngƣời. Sức mạnh của con ngƣời chính là bộ óc và đôi bàn tay, lao động trí óc và lao động chân tay đƣợc kết hợp một cách hài hoà sẽ tạo hiệu quả rất lớn trong lao động. Khi một đôi bàn tay trí tuệ

“có nếp nhăn của não” cộng với một “trái tim” nhân hậu là khi con ngƣời trở thành “ngƣời” nhất.

Bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thƣờng và cách diễn đạt rất thẳng thắn, mộc mạc, trong thơ Thái hiện đại cũng có không ít bài thơ có giàu tính biểu cảm do thói quen “nói những lời có vần” của ngƣời dân tộc thiểu số nói chung và ngƣời Thái nói riêng:

Bạn lên thăm một tháng

Thăm chƣa hết 23 dân tộc anh em Bạn đến một tháng

Trèo chƣa hết cây thang nhà sàn lợp cỏ của tôi Bạn ở một tháng

Chƣa đếm hết hƣơu nai trong rừng Bạn chờ một tháng

Chƣa kịp thở nếm hƣơng thơm trong lành đất trời…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 111 Bài thơ nhƣ một lời mời, lời nhắn gửi đến các dân tộc anh em nhƣng đồng thời cũng là lời giới thiệu về sự trù phú, tƣơi đẹp, hấp dẫn của quê hƣơng ngƣời Thái. Cách sử dụng từ ngữ giàu sức biểu cảm, tạo hình đã thể hiện sự tinh tế, khéo léo, lãng mạn và bay bổng trong cách diễn đạt của ngƣời Thái.

Hoặc với những đề tài “không mấy chất thơ” nhƣ “cái chổi”, “ cái sọt rác”, Cầm Biêu cũng thổi vào đó cách diễn đạt mới mẻ, tinh tế:

Cái sọt rơm Cái sọt rác... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc nhọc nhằn không chút kêu ca Tròn nhiệm vụ, sọt rác nở hoa

(Cái sọt rác)

Ngoài tính hàm súc, tính biểu cảm thì ngôn ngữ thơ Thái còn rất giàu nhạc điệu do các nhà thơ tiếp thu ngôn ngữ truyện thơ và ảnh hƣởng của những làn điệu dân ca, đặc biệt là điệu “khắp”.

Gần nhau tay có hai tay” của Cầm Cƣờng giống nhƣ một lời dân ca trong thơ ca dân gian:

Gần nhau tay có hai tay Sức là hai sức, một ngày hai công Mƣa chín ngàn hạt mặc lòng, Mƣa chín ngàn trận đầy sông mặc trời… Đôi ta làm lấy lúa chung

Dệt lấy chăn, mùng, gối, áo, đủ đôi.

Lối hát đối đáp “khắp” đƣợc các nhà thơ sử dụng khá nhiều nhƣ một phƣơng thức hữu hiệu để bộc lộ tâm tình:

Nghiêng nghiêng bóng núi chiều tà Câu thơ em hát la đà bên khuông: “Ngƣời ơi ngƣời chớ hẹn xuông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 112

Để cho gió bẻ mất buồng cau non Dẫu cho rừng kiệt núi mòn

Câu thơ tình nặng sắc son lời nguyền”

(Câu hát ví mùa xuân-Lò Vũ Vân)

Hay Lò Cao Nhum- nhà thơ nổi tiếng với những sáng tác mang hơi thở cuộc sống hiện đại cũng không thể không vận dụng điệu “khắp” quen thuộc này:

Biết là sâu thẳm mênh mông

Tầm nhìn của núi, tầm trông của trời Tầm lao thuyền của biển khơi

Cũng từ sỏi đá này thôi kết thành...

(Sỏi đá- Lò Cao Nhum)

Mặc dù còn có những câu thơ “chƣa mấy chất thơ” do thói quen đƣa

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số đặc điểm thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại từ năm 1945 đến nay potx (Trang 103 - 133)