Mạng phân phối nội dung (Content Delivery Network CDN)

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHI PHÍ CHO VIỆC CẢI THIỆN TÍNH SẴN SÀNG CHO ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN đám MÂY (Trang 38 - 42)

- Cơ sở dữ liệu (Databases), là một bộ sản phẩm cơ sở dữ liệu được

1.7. Mạng phân phối nội dung (Content Delivery Network CDN)

Mạng phân phối nội dung (Content Delivery Network - CDN): là một mạng

lưới máy chủ (caching server), được bố trí phân tán theo khu vực địa lý, với nhiệm vụ chính là phân phối nội dung tĩnh tới người dùng nhanh nhất có thể (Hình 1.12).

Hình 1.12. Hình ảnh mơ tả các phần của mạng phân phối nội dung.

- Point of Presence (PoP)

- Đây là một điểm địa lý riêng lẻ chứa nhiều caching server, chẳng hạn như Singapore hay HongKong .

- Nhiều PoP này kết hợp lại sẽ tạo thành CDN, nếu đủ lớn thì sẽ trở thành CDN tồn cầu.

- Caching server

- Là một máy chủ hoặc dịch vụ mạng chuyên dụng hoạt động như một máy chủ gốc lưu các trang Web hoặc nội dung Internet khác. Bằng cách đặt thông tin được yêu cầu trước đó vào bộ nhớ tạm thời hoặc bộ đệm (cache), máy chủ bộ đệm vừa tăng tốc độ truy cập vào dữ liệu vừa giảm nhu cầu về băng thơng.

- SSD/HDD + RAM.

- Trong mỗi caching server thì dữ liệu được lưu trữ trong ổ cứng và RAM.

CloudFlare là một công ty cung cấp nhiều dịch vụ cho website như DNS, CDN, SPDY, Firewall chống tấn công DDoS, Spam, chứng chỉ SSL,...

Luồng hoạt động sau khi chuyển qua CloudFlare: Khi nhận request

accommerce.cf từ trình duyệt của người dùng, CloudFlare DNS sẽ phân tích và điều hướng, để dữ liệu tĩnh thì được lấy thì caching server gần nhất với user, cịn dữ liệu động thì lấy từ origin server, ta có thể hiểu đơn giản là vậy (Hình 1.13).

Hình 1.13. Hình ảnh mô tả luồng hoạt động của mạng phân phối nội dung trên cloudflare.

1.8. GitLab

GitLab là một trang web dựa trên DevOps mã nguồn mở và là một phần mềm có chức năng và nhiệm vụ quản lý phiên bản mã nguồn, cung cấp một trình quản lý Git-repository. Trình quản lý này có các tiện ích như wiki, theo dõi sự kiện xảy ra và tích hợp liên tục. Bên cạnh đó là khả năng triển khai các tính năng pipeline và sử dụng license mã nguồn mở được phát triển bởi GitLab Inc.

- GitLab là open core: Đây là một ưu thế cạnh tranh dành cho GitLab khi các đối thủ của phần mềm này chủ yếu là các closed-source. GitLab Community Edition là mã nguồn mở hoàn chỉnh và phiên bản Enterprise Edition là open core (độc quyền).

- Truy cập vào mã nguồn: Điểm vượt trội của open core là ta có thể xem và sửa đổi source code của GitLab Community Edition và Enterprise Edition khi nào ta muốn. Điều này không thể thực hiện đối với phần mềm closed-source. Có thể là trên Server hoặc bằng cách giả lập kho lưu trữ của GitLab, ta có thể thêm các tính năng và thực hiện các tùy chỉnh. GitLab khuyên ta nên cố gắng hợp nhất các thay đổi trở lại source code chính để những người khác có thể hưởng lợi từ những thay đổi và những thay đổi này vẫn để duy trì và cập nhật.

- Tính khả thi lâu dài (Viable long term): Chính vì sự uy tín của GitLab, nên đã tạo ra một cộng đồng vững chắc với hàng trăm nghìn tổ chức, cá nhân sử dụng và đóng góp cho phần mềm. Việc có nhiều người cùng xây dựng giúp GitLab có khả năng sử dụng lâu dài hơn vì sẽ khơng đáng tin cậy nếu chỉ có duy nhất một cơng ty hỗ trợ cho phần mềm.

- Cộng đồng phát triển: Bởi những ý kiến đóng góp, xây dựng cùng sự phản hồi tích của của người dùng, GitLab đang ngày một xây dựng những phiên bản tốt nhất từ ý kiến của các khách hàng để đem đến cho họ những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Điều này góp phần tạo nên các tính năng mà các tổ chức thực sự cần, chẳng hạn như quản lý người dùng thật dễ dàng nhưng không hề kém phần mạnh mẽ.

- Phiên bản ổn định mới mỗi tháng:GitLab phát hành phiên bản ổn định mới mỗi tháng, đầy đủ các cải tiến, tính năng và bản sửa lỗi. Điều này khiến cho GitLab phát triển rất nhanh và luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng theo cách cực kỳ nhanh chóng.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHI PHÍ CHO VIỆC CẢI THIỆN TÍNH SẴN SÀNG CHO ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN đám MÂY (Trang 38 - 42)