1. Cộng hòa liên bang Đức
Tại Tọa đàm giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm của CHLB Đức về xây dựng Chính phủ điện tử, GS.TS Wilfried Bernhardt cho biết, Đức là một nhà nước liên bang nên không có chính quyền điện tử thống nhất. Tuy nhiên đã có rất nhiều nỗ lực trong chính phủ, cơ quan quản lý hành chính, giới khoa học và trong các doanh nghiệp làm cho sự không thống nhất này này không trở nên quá lớn và bảo đảm áp dụng Chính phủ điện tử hiệu quả nhất, hiệu lực nhất và thân thiện với người dân nhất, theo nguyên tắc thực hành tốt nhất.
Năm 2013, Luật Chính phủ điện tử của Liên bang có hiệu lực. Ngoài các quy định pháp luật của Đức về Chính phủ điện tử, còn có nhiều quy định của Liên minh châu Âu áp dụng cho các cơ quan quản lý và người dân, ví dụ như Nghị định eIADS (Nghị định EU số 910/2014 về nhận dạng điện tử và “dịch vụ tin tưởng” đối với các giao dịch điện tử trong thị trường nội khối).
Hiện nay, việc truy nhập lấy thông tin của cơ quan hành chính cũng như của các bộ là việc đương nhiên đối với người dân ở Đức. Ở tất cả các bang, thông tin được cung cấp thông qua các Cổng thông tin điện tử. Ngoài việc truy cập thông tin, người dân và doanh nghiệp cịn nợp đơn điện tử đến các cơ quan quản lý nhà nước và nhận được các quyết định về đơn, cũng dưới dạng điện tử…
2. Vương quốc Anh
Chính phủ điện tử bắt đầu được đưa ra bàn luận ở Anh từ năm 2010. Vào năm 2009, tại Anh có khoảng 350 trang mạng của các cơ quan tổ chức khác nhau thuộc chính phủ. Mỗi trang mạng này lại cung cấp một nội dung thông tin khác nhau. Do đó, khi bắt đầu triển khai Chính phủ điện tử, các nhà quản lý tại nước này nghĩ tới việc tạo ra một nền tảng duy nhất về dịch vụ công trực tuyến.
Kết quả là các dữ liệu mà chính phủ có được sau đó được chia sẻ công khai trên 1 trang web - data.gov.uk. Hiện có khoảng gần 800 bộ dữ liệu được tập hợp trên nền tảng này với hơn 1 tỷ giao dịch mỗi năm. Đó là nơi mà doanh nghiệp và người dân có thể tiếp
cận và truy vấn dữ liệu khi cần thiết. Và mức độ an toàn đối với các tài liệu mật và các thông tin liên quan đến bí mật đời tư cũng được đảm bảo bằng những quy định cụ thể.
Để đơn giản các quy định về chia sẻ dữ liệu, mới đây Anh quốc đã công bố “Quy định chung về bảo vệ dữ liệu”, đề cập đến 6 điểm bao gồm các lý do, cơ sở cho phép chia sẻ dữ liệu. Luật này áp dụng cho cả cơ quan Chính phủ và khu vực tư nhân, đặt nguyên tắc “đồng thuận” lên hàng đầu.
3. Cộng hịa Pháp
Để thúc đẩy mơi trường Chính phủ điện tử, xã hợi số, Pháp đã ban hành Luật Cợng hịa số.
Pháp xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống liên kết định danh quốc gia cho phép kết nối giữa các dịch vụ công trực tuyến với 1 lần đăng nhập duy nhất (France Connect). Với việc triển khai France Connect - hệ thống đăng nhập liên thông dựa trên sự liên thông giữa các dịch vụ công thông qua một định danh đã được kiểm định, công dân Pháp chỉ cần đăng nhập hệ thống này để có thể sử dụng tất cả các dịch vụ công trực tuyến do các cơ quan nhà nước cung cấp.
4. Cộng hòa Estonia
Để xây dựng Chính phủ điện tử, Estonia đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, như: Luật về thông tin công cộng, Luật về chữ ký số, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân... Đồng thời Estonia xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia để cung cấp đến 99% các dịch vụ thiết yếu cho người dân (1.500 dịch vụ trực tuyến) và thiết lập các hệ thống quản lý đăng ký công dân, hệ thống xác thực thông qua mã số công dân điện tử eID do Bộ Nội vụ quản lý, xác thực thông qua số điện thoại (MobileID). Đến nay, 99% công dân Estonia được cấp 1 mã số định danh duy nhất (eID) và 1 thẻ căn cước điện tử kèm chữ ký số để thực hiện giao dịch với các cơ quan nhà nước.
Về vấn đề bầu cử, Estonia đã đưa khái niệm bỏ phiếu điện tử lên một bước nữa bằng cách cho phép công dân có thẻ e-ID hoặc mã ngân hàng điện tử bỏ phiếu trực tuyến từ bất kỳ máy tính nào kết nối Internet. Người dùng thẻ e-ID có thể dùng để bỏ phiếu trực tuyến rất dễ dàng. Đến thời điểm bầu cử, công dân truy cập mạng và dùng mã PIN đầu của e-ID để xác thực danh tính. Hệ thống truy cập tuổi của người đó từ cơ sở dữ liệu dân cư (qua X-Road) để xác nhận người đó có đủ tuổi tham gia bầu cử hay không. Hệ thống cũng biết về địa chỉ thường trú để cung cấp thông tin bầu cử của quận/huyện tương ứng. Khi nhập xong thông tin lựa chọn cho phiếu bầu, cơng dân chỉ cần nhập mã PIN cịn lại để ký xác nhận "giao dịch".
Về phương diện giáo dục, Trường học điện tử (e-school) là một cơ sở dữ liệu và ứng dụng để lưu trữ thông tin liên quan đến việc học tập, nghiên cứu trong các trường học. Vì vậy, phụ huynh có thể xem thơng tin liên quan đến con mình nhưng khơng được xem thơng tin người khác và giáo viên có thể truy cập thông tin về các lớp học mà họ dạy. Truy cập chỉ giới hạn ở trường mà học sinh hoặc giáo viên theo học.
Những lợi thế mà hệ thống trường điện tử mang lại bao gồm sự tham gia chặt chẽ hơn của phụ huynh vào trải nghiệm học tập của con cái họ và quản trị nhà trường, và đưa thông tin về trường học cho phụ huynh và học sinh. Hệ thống đã được phát triển theo cách cung cấp thông tin về trường học trên Internet đồng thời đảm bảo tất cả thông tin được bảo mật an toàn cao.
Ngoài ra, Estonia là quốc gia đầu tiên mở dịch vụ điện tử cho những người không có quốc tịch nước này bằng cách cấp một danh tính số xuyên quốc gia được gọi là công dân điện tử (e- Residency). Với dịch vụ này, tất cả mọi người trên thế giới đều có thể trở thành công dân điện tử của Estonia và mở một công ty kinh doanh tại Estonia chỉ trong
vịng vài phút. Họ khơng cần phải thực sự có mặt ở Estonia và cũng không cần hoàn thành bất cứ thủ tục hành chính nào khác.
Estonia là quốc gia đầu tiên trên thế giới cung cấp dịch vụ "Công dân điện tử": hộ chiếu điện tử cho phép bất kỳ doanh nhân nào cũng được quyền sử dụng các dịch vụ của Estonia. Với sáng kiến này, Estonia đang phá vỡ mối quan hệ mật thiết lâu đời giữa lãnh thổ vật chất và qùn cơng dân.
Chương trình này đóng vai trị là bệ phóng cho các công ty muốn kinh doanh tại Liên minh Châu Âu (EU) và hưởng lợi từ thị trường duy nhất của EU. Ước tính đến năm 2025, số công dân điện tử tại Estonia sẽ mang về 1,8 tỷ Euro cho quốc gia Baltic này.
Tính đến nay, hơn 28.000 người đã nộp đơn đăng ký trở thành "công dân điện tử" Estonia, hầu hết đến từ các quốc gia láng giềng như Phần Lan, Nga, Ukraine, Italy. Phần lớn trong số đó là các doanh nhân đang tìm kiếm mơi trường phù hợp để phát triển lâu dài tại quốc gia nhỏ bé này.
5. Thái Lan
Thái Lan:
Chính phủ Thái Lan đã ra mắt một ứng dụng di động “tất cả trong một” - “Tang Raat” cung cấp dịch vụ công và hoạt động như một kênh trực tuyến để tiếp nhận các phản ánh và đề xuất của người dân.
Ứng dụng được tích hợp với chức năng "dịch vụ một cửa" – giải quyết tất cả dịch vụ công của quốc gia, đồng thời cho phép người dân liên hệ trực tiếp với trung tâm khiếu nại tại các tỉnh thành của họ hoặc đường dây nóng 1111 của trung tâm để khiếu nại.
Theo Anucha Nakasai, Bợ trưởng trực tḥc Văn phịng Thủ tướng Thái Lan, phát triển ứng dụng di động này là một phần nằm trong chiến lược quốc gia 20 năm (2018 - 2037) nhằm cung cấp cho người dân Thái Lan các dịch vụ thiết yếu của chính phủ thông qua dịch vụ một cửa.
Trong khi đó, tướng Akanit Muensawat, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Nhà nước Thái Lan cho biết việc ra mắt ứng dụng dịch vụ công (DVC) "tất cả trong một" thể hiện cam kết của chính phủ trong việc cải thiện các dịch vụ và giúp người dân có thể tiếp cận mợt cách dễ dàng hơn.
Ơng cũng nhấn mạnh thêm rằng, việc cung cấp toàn diện và liền mạch tất cả các DVC cho người dân giống như một phương thức hiện thực hóa tham vọng chính phủ số của Thái Lan để sẵn sàng cho một thế giới hậu đại dịch và những thách thức trong tương lai.
Để hỗ trợ bệnh nhân COVID-19 có điều kiện chăm sóc và điều trị nhanh hơn, Bợ Y tế Thái Lan đã cung cấp hình thức chẩn đoán và điều trị trực tuyến thông qua các ứng dụng di động như “Good Doctor Technology” và “Mordee”. 2 ứng dụng này không chỉ hướng dẫn người dân về cách phòng ngừa và điều trị COVID 19 mà còn mở rộng phạm vi tư vấn đối với bất cứ vấn đề sức khỏe, bệnh tật nào mà người dân có thể mắc phải. Bằng cách này, Cơ quan Y tế của Thái Lan có thể tiếp cận nhiều người hơn trong thời gian ngắn hơn, đi kèm với chi phí nhỏ và hiệu quả hơn. Điều đáng nói ở đây là, dịch vụ y tế tḥc loại hình dịch vụ cơng trong lĩnh vực sự nghiệp nhưng đã bắt đầu được cung ứng trực tuyến như những dịch vụ hành chính công khác; qua đó cho thấy triển vọng tích hợp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau qua ứng dụng trên thiết bị cầm tay.