Một số giải pháp tiếp tục đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam trong thờ

Một phần của tài liệu Nguyên tắc xây dựng và triển khai chính phủ điện tử (Trang 37 - 39)

5. Đánh giá triển khai chính phủ điện tử

7.2. Một số giải pháp tiếp tục đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam trong thờ

thời gian tới

Để xây dựng chính phủ điện tử, cần đánh giá đúng thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin cũng như hiểu rõ được các yếu tố nền tảng cho kinh tế số, từ đó thiết lập một chiến lược số phù hợp nhất với tình hình thực tế của đất nước. Vì vậy, cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, cần bố trí nhân sự thích hợp cho chức danh giám đốc cơng nghệ thơng tin của Chính phủ; giải quyết tốt tình trạng thiếu hụt nhân lực có trình độ cao về cơng nghệ thơng tin trong các cơ quan nhà nước.

Hai là, sớm hoàn thành xây dựng và đưa vào triển khai áp dụng Khung kiến trúc chính phủ điện tử cấp bộ, Khung kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh, thành phố phù hợp với Khung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0. Tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin của các bộ, ngành, địa phương theo hướng kết hợp giữa mơ hình tập trung và mơ hình phân tán dựa trên cơng nghệ điện tốn đám mây (cloud computing).

Ba là, sử dụng dữ liệu để hoạch định và thực thi chính sách, bởi chuyển đổi chính phủ số phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động sử dụng dữ liệu. Trong đó, khả năng thu thập, lưu trữ, phân tích và chia sẻ dữ liệu dựa trên ứng dụng công nghệ mới có ý nghĩa then chốt trong cải thiện cung ứng dịch vụ. Thiết lập hệ thống tiêu chuẩn liên quan đến các cơng nghệ mới. Dữ

liệu sẵn có giúp tăng cường chất lượng quyết định chính sách, nâng cao hiệu quả và gia tăng lợi ích cho người dân; ưu tiên đầu tư xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia.

Bốn là, phải đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước dành cho xây dựng chính phủ điện tử. Huy động, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực và chú trọng cơng tác truyền thơng, nâng cao nhận thức của tồn xã hội trong xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số và nền kinh tế số. Chính phủ số tập trung vào nguyên tắc dịch vụ số phải là cách thức chủ yếu để cung cấp các dịch vụ. Để đạt được điều này, cần có kế hoạch chuyển đổi tồn bộ chuỗi cung cấp dịch vụ công thông qua việc thiết kế dịch vụ lấy người dùng làm trung tâm, để người dân và các doanh nghiệp được sử dụng các dịch vụ công số mà họ mong muốn; khai thác các cơng nghệ di động phổ biến; chuyển đổi tồn bộ các quy trình giao dịch sang kỹ thuật số; ra quyết định chính sách dựa trên dữ liệu hành chính thay vì văn bản hành chính; sử dụng nhất quán các dịch vụ dùng chung trong tồn bộ Chính phủ.

Năm là, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông, đảm bảo an ninh mạng, an tồn thơng tin số và bảo mật dữ liệu. Chính phủ số phải đi đôi với các nỗ lực tăng cường an ninh mạng và an tồn dữ liệu, bảo mật thơng tin cá nhân để người dùng tin tưởng vào các dịch vụ cơng số và thơng tin trực tuyến của Chính phủ. Đây là nội dung đặc biệt quan trọng, đòi hỏi sự hợp tác giữa các cơ quan trong nước và quốc tế nhằm đối phó với các nguy cơ nhằm vào các hệ thống thông tin của khu vực công ngày càng tăng.

Xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và phát triển bền vững là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần có quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, xây dựng và triển khai mơ hình lãnh đạo và quản trị mới, nhằm tận dụng sức mạnh và sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ số./.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc xây dựng và triển khai chính phủ điện tử (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)