Gắn kết chặt chẽ giữa quá trình đào tạo với bồi dưỡng và sử dụng NNL

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC LÀ QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ DÀI HẠN CHỨ KHÔNG PHẢI CHI PHÍ (Trang 26 - 29)

2.3.1 .Những ưu điểm

3.4 Gắn kết chặt chẽ giữa quá trình đào tạo với bồi dưỡng và sử dụng NNL

NNL chất lượng cao

Đảng ta khẳng định: “Xây dựng chiến lược phát triển NNL cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung cho giải pháp đào tạo, đào tạo lại NNL trong các nhà trường”. Điều này đặt ra yêu cầu rất cao đối với NNL chất lượng cao. Vì vậy, các cơ sở đào tạo phải ln coi trọng quản lý tốt chất lượng “sản phẩm đầu ra” thơng qua các hình thức đánh giá năng lực thực hành của học viên trong quá trình đào tạo, phúc tra kết quả đào tạo, kết quả tốt nghiệp… thay cho cách quản lý “sản phẩm đầu vào” như hiện nay.

Các cơ sở đào tạo cũng cần trang bị cho học viên, nghiên cứu sinh các kỹ năng cần thiết như: giao tiếp, nghiên cứu tài liệu nước ngồi, sử dụng cơng nghệ thơng tin, sự sáng tạo, thích nghi, nắm bắt được xu thế phát triển của xã hội… nhằm đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng, đáp ứng yêu cầu đang đặt ra. Việc lựa chọn nguồn đi đào tạo, bồi dưỡng không chỉ đặt lên hàng đầu tiêu chí về nhận thức mà cịn phải rất coi trọng đến các vấn đề ngoại ngữ, tin học, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực lãnh đạo, quản lý.

Đặc biệt, các cơ sở đào tạo cần phải dân chủ, công khai các tiêu chí, hướng đi học và sử dụng cán bộ để làm tăng tính tích cực, chủ động cho cả người học và đơn vị sử dụng. Trong sử dụng nhân lực, không quá phụ thuộc vào vấn đề bằng cấp mà coi trọng đến hiệu quả công việc. Để đạt được, cần thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ này trong các hoạt động thực tiễn, sau đó mới bố trí, sử dụng theo đúng năng lực, trình độ nhằm phát huy vai trò, thế mạnh của họ theo chuyên ngành đào tạo, khắc phục được tình trạng lãng phí hoặc chảy máu “chất xám” ở một số nơi hiện nay.

KẾT LUẬN

Nguồn lực con người đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Chúng ta phải tập trung khai thác và phát huy triệt để nguồn nhân lực hiện có. Hiện nay khoa học và công nghệ ngày càng phát triển như vũ bão, nhưng cho dù khoa học và cơng nghệ có phát triển như thế nào đi chăng nữa, chúng ta cũng khơng thể phủ nhận vai trị ngày càng trở nên quan trọng trong tổ chức. Con người được đào tạo, phát triển với đầy đủ trình độ kiến thức và kỹ năng cần thiết sẽ là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của bất kỳ một tổ chức nào.

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự tồn tại và phát triển của nguồn nhân lực và hiểu được đào tạo – phát triển là cách tốt nhất để có thể sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đó.Thời gian qua nước ta đã, đang và chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhan lực nhằm có được một đội ngũ lao động có đủ trình độ chun mơn, kỹ năng tay nghề cần thiết đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc và sự phát triển vững chắc trong môi trường kinh tế đầy cạnh tranh hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu. (2000). Kinh tế lao động. NXB Lao

động

2.Lê Thanh Tâm; Ngô Kim Thanh (2003). Giáo trình quản trị doanh

nghiệp. NXB Lao động xã hội.

3.Lưu Thị Hương (2005). Giáo trình tài chính doanh nghiệp.NXB thống kê.

4.Ngơ Hồng Thy (2004). Đào tạo nguồn nhân lực. NXB Trẻ.

5.Trang thông tin và truyền thông (2020) Phát triển nguồn nhân lực: Mối quan tâm hàng đầu trong chuyển đổi số.

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC LÀ QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ DÀI HẠN CHỨ KHÔNG PHẢI CHI PHÍ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)