Đặc điểm sinh lý vận động viên (lứa tuổi 6– 8)

Một phần của tài liệu NGHIEN CUU MOT SO (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Đặc điểm tâm sinh lý vận động viên (lứa tuổi –8 tuổi)

1.5.2. Đặc điểm sinh lý vận động viên (lứa tuổi 6– 8)

Trong huấn luyện thể thao giai đoạn này cần phải đặc biệt chú ý đến sự phù hợp giữa lượng vận động tập luyện và thi đấu với mức độ phát triển tâm sinh lý của các em, lượng vận động cực đại không đảm bảo phát triển các phản ứng thích nghi cần thiết cho sự phát triển thể thao. Ngược lại lượng vận động quá sức có thể làm cạn kiệt khả năng dự trữ của cơ thể dẫn đến những hiện tượng rối loạn bệnh lý.

Đối với VĐV Aerobic giai đoạn này tập luyện nóng vội, rút ngắn giai đoạn. Sử dụng những bài tập chun mơn hạn hẹp cũng có thể gây nên những ảnh hưởng xấu. Vì vậy những bài tập phát triển tồn diện, với số lượng vận động tối ưu phải được ưu tiên trong quá trình huấn luyện. Ở các VĐV Aerobic q trình chấn thương diễn ra khơng đáng kể tuy nhiên cần phải được khởi động kỹ và đủ để phòng tránh chấn thương và đảm bảo phát huy hết chức năng dự trữ.

Trạng thái ổn định giai đoạn này ngắn hơn người lớn. Quá trình mệt mỏi của VĐV lứa tuổi này cũng phụ thuộc vào đặc điểm của lứa tuổi. Lứa tuổi còn ảnh hưởng tới cả tính chất của q trình hồi phục sau vận động. Sau các bài tập yếm khí thời gian ngắn sự phục hồi khả năng vận động, chức năng sinh lý, dinh dưỡng ở độ thanh thiếu niên nhanh hơn so với người lớn. Điển hình như trong hoạt động cơng suất tối đa thì các em hồi phục nhanh hơn người lớn. Điều này thể hiện đặc biệt rõ sau các bài tập lặp lại tăng cường công suất hoặc rút ngắn thời gian nghỉ giữa quãng.

20

Xương của các em nhỏ ít chất khống, nhiều chất sụn. Xương chi trên, chi dưới, xương hông và xương sống đang trong thời kỳ cốt hóa nên xương cịn mềm, dễ bị cong vẹo và biến dạng. Các xương ở cổ tay tiếp xúc nhau bằng những mặt khớp, các xương nhỏ ở cổ tay cũng vậy. Thành phần nước và các chất hữu cơ trong tổ chức xương nhiều, các muối vơ cơ (Ca,P) ít, các chất liên kết xương tương đối kém. Thành phần xương tăng theo lứa tuổi và dần dần thay đổi, tính vững chắc tăng lên và độ dẻo giảm đi. Do vậy, trong huấn luyện cần phải tạo tư thế đúng, chú ý giữ động tác lúc đứng, ngồi, đi và chú ý đến vị trí cơ thể thay đổi, phịng ngừa cong vẹo cột sống.

Cần chú ý đến lượng vận động tập luyện, nếu sử dụng lượng vận động quá lớn sẽ làm xương cốt hóa sớm, ảnh hưởng đến chiều cao của cơ thể.

1.5.2.2. Đặc điểm cơ bắp

Cơ bắp của các em nhỏ chưa phát triển đầy đủ, cơ mềm, protit, mỡ, các chất dịch thể và vơ cơ tương đối ít.

Trong cơ bắp các em nhỏ chứa nhiều nước nên các em không làm việc được lâu. Hệ cơ phát triển song song với sự phát triển của não. Cơ của em phát triển không đồng đều: các cơ lớn như cơ đùi, cơ ngực, cơ cánh tay trước phát triển trước. Các cơ nhỏ như cơ bàn tay,cơ ngón tay phát triển chậm.

Tất cả đặc điểm phát triển cơ bắp không cân bằng, ảnh hưởng đến tập luyện kỹ thuật chính xác và nhịp điệu. Tính đàn hồi của các cơ ở các em lớn hơn người lớn nên biên độ lớn và duỗi cơ lớn ngược lại sức mạnh cơ bản của các em kém do mặt cách ngang của sợi cơ còn nhỏ. Trong sợi cơ của các em tỷ lệ cơ màu xẩm (myolobin) nhiều hơn người lớn nên khả năng cung cấp oxy tương đối mạnh nên có lợi cho sự hồi phục.

Cần có kế hoạch phát triển sức mạnh các cơ nhỏ, các cơ duỗi của cơ thể. Không nên dùng các bài tập về sức mạnh quá lớn. Không nên cho tập nhiều về

21

kỹ thuật chuyên môn, cần nắm vững nhiều kỹ thuật vận động và các kỹ thuật phát triển toàn diện.

1.5.2.3. Đặc điểm khớp xương

Diện khớp của các em nhỏ tương đối dày, đầu các khớp còn nhiều sụn, các cơ bao khớp nhỏ và dài nên phạm vi hoạt động của bao khớp lớn hơn người trưởng thành, song độ vững chắc của khớp tương đối yếu, rất dễ bị trật khớp khi bị lực tác dụng từ bên ngoài. Trong huấn luyện cần chú ý đến hệ thống dây chằng, khơng nên để dãn dây chằng, nó sẽ để lại những dị dạng ở khớp và làm hạn chế những vận động sau này.

1.5.2.4. Đặc điểm hệ thống tim mạch

Đặc điểm hệ thống tim nạch lứa tuổi này chưa hồn thiện: Những sợi cơ tim đàn hồi ít, van tim phát triển kém, dung tích và thể tích của tim nhỏ, nhịp tim nhanh hơn người lớn. Cùng với sự lớn lên của cơ thể theo lứa tuổi, sự điều tiết hệ tim mạch của hệ thống thần kinh thực vật (giao cảm) càng ngày hoàn thiện, nhịp tim giảm chậm dần đến lứa tuổi thanh niên thì ổn định.

1.5.2.5. Đặc điểm hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn là hệ thống rất nhạy cảm đối với sự tác động của mơi trường vì nó có khả năng thích ứng với mơi trường. Trong khi huấn luyện cho các em cần lưu ý:

Ổn định khả năng hấp thụ oxy phát triển tương đối phù hợp với lứa tuổi.

Không nên sử dụng lượng vận động quá lớn, cần sắp xếp hợp lý các bài tập tránh cho tim mạch chịu đựng trạng thái nín thở.

Cần có những bài tập với lượng vận động vừa phải, nâng cao từ từ đối với những em có cường độ vận động và lượng vận động đều thấp dưới yêu cầu.

22 1.5.2.6. Đặc điểm hệ hô hấp

Lồng ngực của các em nhỏ cịn hẹp, lực cơ hơ hấp tương đối yếu, thở nơng, dung tích sống nhỏ, song sự trao đổi chất lại mạnh, nhu cầu oxy tương đối nhiều. Do vậy tần số hô hấp nhanh, khả năng thở sâu của các em tăng theo lứa tuổi, nhịp thở giảm theo lứa tuổi. Các em nhỏ chủ yếu dựa vào nhịp thở để tăng lượng khơng khí phổi, thở sâu rất ít do ho hấp cịn yếu, chức năng điều tiết chưa hồn thiện. Do đó trong huấn luyện cần lưu ý:

- Các bài tập phát triển khả năng hiếu khí được sử dụng nhiều, khơng nên

tập các bài tập kéo dài, cường độ lớn.

- Tăng cường hướng dãn cho các em cách thở nhịp nhàng, phải có ý thức

thở sâu.

- Giữ vệ sinh khí quản.

1.5.2.7. Đặc điểm hệ thần kinh và não bộ

Ở tuổi nhỏ hệ thống thần kinh được phát triển không ngừng theo sự lớn lên của trẻ em. Trong q trình tăng trưởng đó, trọng lượng não trẻ nhỏ tăng rất nhanh, 15 tuổi đã gần bằng người lớn. Não là 1 bộ phận phát triển sớm nên các em đã có thể học và nắm vững những kỹ thuật chính xác. Thời kỳ nhi đồng, việc xây dựng phản xạ có điêu kiện là dựa vào các hình tượng trực quan. Tuổi càng nhỏ thì sự thăng bằng về hưng phấn và ức chế càng kém, tính linh hoạt thần kinh của các em mặc dù cao nhưng dễ khuếch tán, động tác thừa nhiều, sức chú ý tập trung kém, dễ mệt mỏi do đó trong huấn luyện cần phải lưu ý điều này.

Nội dung cần sinh động, cần có hình thức trò chơi và thi đấu, tránh các động tác đơn điệu, sắp xếp hợp lý các khoảng nghỉ giữa quãng, đừng để các em hưng phấn quá mức, hứng thú quá cao, trao đổi chất mãnh liệt dễ đưa đến mệt mỏi. Chú ý hình thức huấn luyện bằng hình tượng trực quan với lứa tuổi nhỏ.[5],[6],[19],[20]

23

Một phần của tài liệu NGHIEN CUU MOT SO (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)