1. GIỚI THIỆU VĂN HÓA CÁC NƯỚC TRUNG ĐÔNG
2.1. Ảnh hưởng đến chiến lược Marketing Mix (4P)
2.1.1 Sản phẩm
Yếu tố văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược sản phẩm khi quyết định kinh doanh sản phẩm này tại thị trường các nước Hồi giáo như Ai Cập và Ả Rập Xê Út. Bởi nét đặc trưng văn hóa nơi đây, từ khâu thiết kế mẫu mã, bao bì, đóng gói, kiểu dáng đến chất lượng của sản phẩm phải đặc biệt phù hợp. Chẳng hạn như trên sản phẩm phải có ngôn ngữ bằng tiếng Ả Rập bên cạnh tiếng Anh, hoặc phải đạt chứng nhận theo yêu cầu của hai đất nước này.
Trên thế giới hiện có khoảng 1,8 tỷ người Hồi giáo, chiếm khoảng 25% dân số thế giới. Với tốc độ tăng trưởng dân số Hồi giáo khoảng 2,9%/năm thì số lượng tín đồ Hồi giáo sẽ chiếm khoảng 30% dân số thế giới vào năm 2025. Các doanh nghiệp khi xâm nhập vào bất kỳ thị trường nào cũng phải nghiên cứu, xem xét phong tục, tập quán, văn hoá. Họ cần có những quyết định nhạy cảm phù hợp với sở thích và bản sắc của từng nước, từng dân tộc, từng nền văn hoá.
“Nhập gia tuỳ tục” chính là một nguyên tắc không thể thiếu.
Để thâm nhập được vào các thị trường, các nhà sản xuất và tư vấn marketing phải biết được những thói quen và sở thích của người tiêu dùng, những khác biệt về văn hoá, niềm tin và tín ngưỡng, mức độ về khả năng chi trả của họ.
Mỗi sản phẩm là thước đo văn hoá người tiêu dùng. Ví dụ, trường hợp của một công ty sản xuất thuốc tẩy giặt muốn ca ngợi tính hiệu quả đến kinh ngạc loại bột giặt của mình. Công ty trưng những biển quảng cáo thể hiện nội dung: ở bên trái là một đống quần áo bẩn; ở giữa là bột giặt mới và bên phải là
quần áo sạch và đã được là phẳng. Chiến dịch này đã nhanh chóng bị thất bại ở Trung Đông vì người dân ở đây có tập quán đọc từ phải sang trái. Như vậy, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp khi tung sản phẩm của mình ra thị trường phải biết bám sát tập quán tôn giáo của người tiêu dùng.
Cần tránh đưa ra thị trường những sản phẩm mà người dân nơi đây kiêng kỵ, ảnh hưởng đến sự tiêu thụ. Trường hợp quảng cáo nước hoa của Givenchy là một ví dụ. Nước hoa của Givenchy được giới thiệu bên cạnh người mẫu Almudena Fernandez mặc một chiếc váy trắng vừa khít, cổ khoét sâu hình chữ V. Nhưng khi quảng cáo tại các nước Trung Đông, hoạ sĩ đã "mặc" cho người mẫu thêm phần tay áo và tạo lại chiếc cổ hình chữ V đúng mực hơn. Ở những nước khu vực này, phụ nữ không để lộ cánh tay và chân trần.
Nhiều DN bán hàng sang các nước Hồi giáo ít khi nghiên cứu văn hóa của họ khi thiết kế bao bì sản phẩm. Họ chỉ nghĩ theo cái đẹp thông thường, nhưng vấn đề có phù hợp với văn hóa Hồi giáo và có được người tiêu dùng cuối cùng chấp nhận hay không thì lại là việc khác. Ví dụ người Hồi giáo rất thích màu xanh lá cây và màu đỏ. Khi họ mua hàng, điều quan tâm đầu tiên của họ là việc trên bao bì có chữ Ả rập hay không. Những sản phẩm có chữ Ả rập thường tạo ra sự thân thiện với người tiêu dùng Hồi giáo.
Ngoài ra, người Hồi giáo không thích có cả hình con vật nguyên vẹn trên bao bì, nó phải thiếu một bộ phận nào đó như mắt, mũi, vây, đuôi chẳng hạn. Con vật thiếu một bộ phận nghĩa là nó không còn linh hồn nữa. Đối với mọi nước Hồi giáo chỉ cần thiết kế một loại bao bì vì người Hồi giáo dù ở nước nào cũng đều nói được tiếng Ả rập. Hơn nữa, người Do thái cũng mua sản phẩm có dấu Halal, vì những sản phẩm này phù hợp với những nguyên tắc giết mổ, thực hành sản xuất,... về mặt tôn giáo đối với họ.
Người Hồi giáo mua sản phẩm dựa trên 2 nguyên tắc, một là phải có dấu Halal, hai là ngôn ngữ phải thân thiện (phải có tiếng Ảrập). Hiện HCA (HALAL
CERTIFICATION AGENCY) đang chứng nhận sản phẩm theo hai chương trình, một là in logo trực tiếp trên bao bì sản phẩm, hai là phát hành logo miễn phí cho các siêu thị, nhà hàng, khách sạn trong đó có bán sản phẩm Halal hoặc có dịch vụ Halal.
Người Hồi giáo chỉ ăn, sử dụng những gì được chứng thực Halal theo luật Shariah, đây là yêu cầu bắt buộc phải có từ rất lâu của người Hồi giáo. Vì thế, nền công nghiệp Halal rất rộng lớn, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trên thế giới, như sản phẩm bánh kẹo, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm từ sữa, bánh mỳ, thực phẩm hữu cơ, thảo dược, mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp, dược phẩm, nước hoa...
Hiện nay thị trường các nước Hồi giáo đang được xem là một trong những thị trường đầy tiềm năng và rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) trên thế giới. Các nước Hồi giáo yêu cầu bắt buộc đối với DN phải có chứng nhận Halal (quy định của Luật Hồi giáo) đối với các sản phẩm xuất nhập khẩu vào đất nước họ.
Chứng nhận sản phẩm Halal có nghĩa là sản phẩm được xác nhận không có các thành phần Haram và đảm bảo sự tinh khiết trong quá trình sản xuất. Dấu
chứng nhận này được cấp cho 1 sản phẩm cụ thể hay nhiều sản phẩm cụ thể trong 1 doanh nghiệp.
Tuy nhiên, những yêu cầu rất khắt khe. Trong đó, chọn nguyên liệu là thách thức lớn nhất cho sản xuất sản phẩm Halal của các doanh nghiệp. Nhiều nước trên thế giới đưa ra quy định cấm hàm lượng cồn trong sản phẩm, chỉ có Malaysia chấp nhận ở mức dưới 0,05%, Indonesia chấp nhận ở mức 0,03%, nhưng không được cho trực tiếp vào sản phẩm mà chỉ chấp nhận hàm lượng cồn này phát sinh ra trong quá trình lên men. Ngay cả những nhà cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất cũng phải cam kết những nguyên liệu cung cấp là Halal.
Cộng đồng người Hồi giáo có những phòng thí nghiệm đặc biệt để phân tích và nghiên cứu xem các thành phần trong sản phẩm có Haram hay không, nếu có thì sản phẩm đó sẽ bị toàn bộ cộng đồng Hồi giáo tẩy chay.
Chế độ ăn uống của các tín đồ Hồi Giáo đã được qui định một cách chặt chẽ trong kinh Koran:
- Tuyệt đối cấm uống rượu, dù là rượu nhẹ. Ngay cả trong trường hợp bị bệnh cũng không được uống thuốc có pha rượu. Do luật cấm nghiêm ngặt này nên hầu hết các tiệm bán rượu của người ngoại quốc trong các nước Hồi Giáo thường bị các tín đồ cực đoan đốt phá bình địa.
- Tuyệt đối cấm ăn thịt heo. - Cấm ăn huyết của mọi sinh vật.
- Cấm ăn thịt các súc vật đã chết một cách tự nhiên.
- Các tín đồ chỉ được ăn thịt được sản xuất theo đúng luật Hồi Giáo gọi là HALAL MEAT: Người giết súc vật phải giết nó khi còn đang sống và khi giết nó phải cầu nguyện nhân danh Chúa. Sau khi xẻ
thịt súc vật phải rửa thịt cho sạch máu. Tại Mỹ và Canada, các tiệm bán thịt theo luật Hồi Giáo đều có treo bảng với hàng chữ HALAL Meat.
Nắm bắt được phong tục ăn uống của Đạo Hồi, thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng KFC đã xâm nhập và thành công tại thị trường này khi thành phần thịt trong món ăn được chứng nhận HALAL.
Hình ảnh dưới đây là minh họa cho sản phẩm Coca-Cola khi bán ở các nước Hồi giáo thì phải in ngôn ngữ Ả Rập trên bao bì.
Tóm lại, Mỗi quốc gia khi tung sản phẩm vào thị trường Ai Cập và Ả Rập Xê-Út nói riêng và thị trường Trung Đông nói chung, cần hết sức chú trọng đến các yếu tố về tôn giáo, một đặc trưng của nền văn hóa tại các quốc gia này. Trên đây là những ví dụ minh họa chỉ rõ sự ảnh hưởng của yếu tố văn đến chiến lược sản phẩm cả doanh nghiệp. Những hà khắc về đạo luật tạo nhiều thách thức và vô hình chung tạo nên một rào cản đối với các quốc gia muốn mở rộng mạng lới sản phẩm của mình trên thị trường Trung Đông.
Vì vậy, mỗi doanh nghiệp ở khắp nơi trên thế giới cần nghiên cứu kỹ để đưa ra những sản phẩm phù hợp và chất lượng nhất ở những quốc gia này.
2.1.2. Giá cả:
Giá sản phẩm luôn là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào khi bước vào kinh doanh cũng phải để tâm. Trước hết, giá cả liên quan trực tiếp đến doanh thu, đến lợi nhuận của công ty. Kế đến, giá sản phẩm quyết định mạnh mẽ vào quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Giá sản phẩm phụ thuộc và chịu sự tác động của nhiều yếu tố từ nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất, lao động đến quan hệ cung cầu, xu hướng tiêu dùng, chính sách kinh tế… Định giá sản phẩm còn tác động đến định vị sản phẩm trên thị trường. Giá cả biến động trong suốt vòng đời sản phẩm và trở thành đặc trưng quan trọng trong việc hoạch định chiến lược marketing.
Về cơ bản, chiến lược định giá là sự lựa chọn mức giá bán sản phẩm trên thị trường. Việc này dựa trên những phân tích đầy đủ quan hệ cung – cầu, mức chi trả của khách hàng mục tiêu. Định giá tương quan chặt chẽ với chiến lược định vị của doanh nghiệp. Chiến lược định giá gần như là là một bộ phận không tách rời chiến lược marketing. Cùng sản phẩm, phân phối, chiêu thị, chiến lược định giá giúp doanh nghiệp tạo một định vị phù hợp cho sự phát triển lâu dài của công ty.
Giá – yếu tố biến thiên
Để xây dựng chiến lược giá, hãy cùng phân tích các yếu tố tác động đến giá cả. Chiến lược định giá bị tác động trực tiếp bởi chính sản phẩm. Đó là giá cả của nguyên vật liệu, thù lao lao động, lợi nhuận biên. Thông thường, các doanh nghiệp dựa trên sản phẩm đảm bảo mức giá bán bù đắp chi phí sản xuất và mực lợi nhuận kỳ vọng.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên sản phẩm, doanh nghiệp có thể chịu nhiều rủ ro khi giá nguyên vật liệu biến động, khách hàng không chấp nhận giá, không đạt sản lượng kỳ vọng.
Khi định giá dựa vào khách hàng, doanh nghiệp phải xác định được khách hàng mục tiêu, hành vị tiêu dùng cũng như mức chi trả của họ. Song chính khách hàng lại chịu sự chi phối của các yếu tố liên quan đến kinh tế và đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, việc xác định đúng phân khúc khách hàng mục tiêu và
thuộc tính của nó là một việc cực kỳ khó với các sản phẩm mới chưa từng hiện diện trên thị trường.
Chẳng hạn nước mía vỉa hè bán với mức giá 2000 đông/ly. Nhưng khi nước mía được đưa vào quy trình ép một lần với thông điệp “siêu sạch”, nó sẽ có giá 8000 đồng/ly. Rõ ràng, cách định giá của nước mía siêu sạch có tính đến sức chi trả của khách hàng và các yếu tố tác động đến khách hàng như ý thức về vệ sinh thực phẩm, xu hướng tiêu dùng hiện đại.
Muôn hình vạn trạng
Xét về cơ sở định giá dựa vào đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ có những phân tích về sản phẩm, mục tiêu marketing ngắn hạn hay dài hạn của họ và đối thủ cạnh tranh.
Trên cơ sở đó, chiện giá mang tính đối trọng hình thành. Ví dụ như trường hợp định giá nước tăng lực Number One thấp hơn Red Bull để phù hợp với nhóm khách hàng phổ thông.
Chiến lược giá còn có thể xuất phát từ yếu tố kinh tế. Lạm phát, xu hương tiêu dùng, chính sách quản lý.. Đều là nững cơ sở quan trọng để định giá sản phẩm.
Trường hợp điển hình khi việc đội mũ bảo hiểm dựa trên cơ sở tự nguyện, giá bán mũ bảo hiểm cao vì ít người mua và chỉ bán cho đối tượng có ý thức tự bảo vệ. Khi việc đội mũ trở thành bắt buộc, giá mũ bảo hiểm giảm vì quy mô thị trường lớn, mức độ cạnh tranh cao. Đó là lý do vì sao mũ bao hiểm từ vài trăm ngàn đồng/một cái đã giảm xuống chưa đến một trăm nghìn một/một cái.
Hoặc một ví dụ khác là từ đầu năm 2008, chinh phủ đã ra chủ trương kích cầu tiêu dùng với sự ủng hộ của hàng loạt doanh nghiệp. Ngay lập tức, các
mặt hàng thi nhau giảm giá khoảng 30-40% so với lúc trước, mạnh nhất là mặt hàng điện tử tiêu dùng.
Chiến lược giá còn biến động theo thời gian, theo vòng đời sản phẩm. Một sản phẩm mới hiện diện trên thị trường có tính đột phá thường được định giá cao. Bởi lẽ, nhà sản xuất nhắm vào đối tượng sẵn sàng mở hầu bao để được làm người tiên phong.
Khi sản phẩm bước qua giai đoạn bão hòa, giá cả có xu hướng giảm để có thêm khách hàng và đối đầu với các sản phẩm thay thế khác. iPhone của Apple cũng áp dụng chiến lược giá hớt váng cho đối tượng tiên phong khi ra mắt sản phẩm với mức giá 599 đô la Mỹ. iPhone nhanh chóng trở về mức giá 399 đô la Mỹ chỉ sau ba tháng.
Cùng thuộc công ty thời trang An Phước, dây truyền sản xuất và quy trình quả lý chất lượng giống nhau, nhưng giá một chiếc áo sơ-mi hiệu An Phước chỉ bằng một nửa so với hiệu Pierre Cardin. Tất cả chỉ vì sự khác biệt về giá trị thương hiệu.
Nguyên tắc định giá
Chiến lược giá là sự kết hợp của các phân tích trên và xoay quanh hai khía cạnh: Giá cả và giá trị. Giá cả đại diện cho chi phí tạo nên sản phẩm (góc độ người bán). Giá trị là sự chấp nhận từ người mua và rất khó đánh giá vì mức độ thỏa mãn tiêu dùng thay đổi theo thời gian và mang tính cá biệt.
Thách thức lớn nhất của chiến lược định giá là giá cả và giá trị phải gặp nhau và có tính bền vững. Có như thế, doanh nghiệp và người tiêu dùng mới có cơ hội tương tác lâu dài.
Để có thể xây dựng một chiến lượng giá phù hợp, doanh nghiệp cần:
Chiến lược giá phải phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty. Đây là yêu cầu bất biến của việc định giá.
Phân tích khách hàng đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế phải được thực hiện nghiêm túc và khách quan nhất.
Cập nhật biến động thị trường, sức cạnh tranh để có chiến lược giá phù hợp.
Liên tục đo lường biến động doanh số, sức mua, mức độ chi trả, thỏa mãn của khách hàng sau mỗi đợt điều chính giá để có chiến lược phù hợp.
2.1.3. Phân phối.
Bên cạnh chiến lược sản phẩm và giá cả, Phân phối là một chiến lược quan trọng tiếp theo đối với các doanh nghiệp muốn đầu tư kinh doanh tại thị trường Hồi Giáo này. Cùng với nền kinh tế tự do hội nhập, thị trường bán lẻ rộng lớn, thì cách để phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng phải chịu ảnh hưởng ít nhiều những thách thức từ yếu tố văn hóa Hồi giáo ở địa phương.
Khi làm marketing cho khách hàng là doanh nghiệp, bạn sẽ phát hiện ra là họ có cả một quy trình mua hàng giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Điều này thường giải thích lý do tại sao khi mua hàng, các doanh nghiệp thường chú trọng tới yếu tố logic trong khi đó người tiêu dùng thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố cảm xúc.
Thực tế, chi phí bán hàng cho khách hàng là doanh nghiệp (B2B) cao hơn nhiều so với người tiêu dùng (B2C). Cách giải thích đơn giản nhất là những giao
dịch trong thị trường B2B phải trải qua quá trình đánh giá nhu cầu, tìm hiểu thông tin, phân tích và ra quyết định.
Marketing cho khách hàng là doanh nghiệp
Khi marketing cho khách hàng là doanh nghiệp, bạn cần tập trung vào tính logic của sản phẩm bằng cách chú trọng hơn vào đặc điểm chức năng. Yếu tố cảm xúc trong quá trình ra quyết định thường không đóng vai trò quan trọng. Bạn cũng cần phải nắm rõ bộ phận thu mua gồm những ai và vai trò của họ ở